Đình Nam Viêm thuộc thôn Nam Viêm, phường Nam Viêm, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, thờ phụng danh tướng Tuế Tĩnh thời Hùng Vương thứ 18, Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát, Trương Lẫy, Trương Lừng và Ngọc Minh Công chúa.
Theo cuốn ngọc phả hiện còn lưu ở đình Nam Viêm viết năm . Hồng
Phúc thứ nhất(1572) do Hàn lâm lễ viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn
và các tài liệu khác như bài vị, sắc phong hiện còn. thì đình Nam Viêm thờ Tuế
Tĩnh - một tướng lĩnh của vua Hùng đã có công đánh giặc Thục giữ gìn đất nước
và thân mẫu của Tuệ Tĩnh là Nàng A và các vị Trương Hống, Trương Hát, Trương Lẫy,
Trương Lừng đã có công giúp Triệu Việt Vương đánh đuổi giặc Lương giải phóng đất
nước ở thế kỷ VI. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Minh công
chúa.
Về niên đại xây dựng đình: Đình Nam Viêm hiện nay không còn
tư liệu này ghi rõ niên đại. Vì vậy, chỉ có thể căn cứ vào kiểu dáng kiến trúc,
một số mảng chạm khác và lời truyền của nhân dân địa phương mà đoán định rằng
đình Nam Viêm được xây dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ18, chùa Nam Viêm được xây dựng
khoảng thế kỷ 20.
Dù trải qua 2 thời đại xây dựng khác nhau nhưng đây là hai
thời kỳ phát triển cao của nghệ thuật xây dựng đình chùa Việt Nam.
Đình Nam Viêm nằm ở bìa làng Nam Viêm, phường Nam Viêm. đình
quay hướng Tây Nam, phía trước là một ao rộng xung quanh là khu dân cư bao bọc.
Đình Nam Viêm xưa kia có mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh gồm hai toà đại đình 5
gian hai dĩ thông với Hậu cung 3 gian).
Kết cấu bộ khung đình được chế tác bằng gỗ tứ tiến, các vì
kèo nóc kiểu chồng rường giá chiêng liên kết bằng các xà ngang, xã dọc và 6
hàng chân cột: cột cái, cột quân, cột hiên.
Đình Nam Viêm hiện chỉ còn lại một số bức chạm truyền thống
theo phong cách Hậu Lê, không còn được nguyên vẹn, được thể hiện trên các mảng
chạm khắc: đầu dư, kẻ chuyền, xà khám. Các bức chạm khắc tập trung vào chủ đề Rồng,
Phượng, Lân, hoa lá vân mây cách điệu mềm mại, tạo nên những đường nét tinh tế
phù hợp với kết cấu của bộ vì kèo.
Mặc dù không nhiều những những bức chạm khắc đều
được thực hiện với trình độ kỹ thuật điêu luyện, trí tưởng tượng phong phú
chúng ta thấy được sự khéo léo, tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân ở thế kỷ
XVIII.