Kiến trúc đình xứ Đoài, theo lối về dân gian Kiến trúc đình xứ Đoài, theo lối về dân gian Trong tứ xứ của kinh thành Thăng Long xưa với xứ Đông – xứ Đoài – xứ Sơn Nam – xứ Kinh Bắc, nhắc riêng đến nghệ thuật trang trí kiến trúc, những dấu ấn còn lưu lại rõ nét nhất, chính là chuỗi các đình cổ xứ Đoài, nay cũng đã trải qua từ 3 đến 5 thế kỷ tồn tại. Điểm chung dễ nhận từ các đình làng cổ là sự bề thế. Ngôi đình khi được dựng lên, ngoài công năng vốn dĩ là nơi lo việc làng, nơi hội họp, vui chơi, thờ tự… còn là không gian thể hiện bộ mặt, độ giàu sang, phú quý của con dân nơi ngôi đình tọa lạc. Bởi thế, đình làng càng to, đẹp, càng nhiều chi tiết trang trí, càng cổ xưa… như dấu chỉ chứng minh làng ấy phát đạt, vinh hoa tứ bề. Rồng tai to, với biểu cảm đáng yêu, thể hiện trên mảng chạm ở đình làng Chu Quyến. Vẻ bề thế của cột đình Chu Quyến, còn gọi đình Chàng, ca dao có câu: “To như cột đình Chàng”. Mảng chạm gia đình rồng với bố mẹ, con cái quây quần đùa vui, thể hiện khát vọng sống yên Hương Canh. Cổng đình So, mệnh danh là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, “đẹp đình So – to đình Cấn”. Rồng mẹ, rồng con trong nét chạm hình đao lửa, nghệ thuật trang trí đặc trưng thời Lê Trung Hưng. Gắn bó và phục vụ mục đích cộng đồng, làng xã, nên nét đẹp đình làng ăn sâu vào đời sống cư dân bản địa, mọi chuyện hệ trọng của làng đều gắn với mái đình. Hình ảnh đẹp của đình đi vào cả ca dao, dân ca: “Đẹp đình So, to đình Cấn”, hay “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”… Tìm về không gian cổ kính những ngôi đình đã qua hàng trăm năm, còn là dịp khám phá nét đẹp thuần khiết, tiêu biểu cho từng thời kỳ trong trang trí kiến trúc người Việt cổ. Đình làng xứ Đoài có kiểu kiến trúc phổ biến với gian – chái (ba, năm hoặc bảy gian hai chái…) có khi là tổ hợp kiến trúc liền kề, tọa lạc trên khu đất rộng, địa thế đẹp nhất làng, có cây xanh bao phủ, và được bố cục theo thứ tự với hồ (thường là bán nguyệt), nghi môn, tả vu – hữu vu, nhà tiền tế, đại đình, hậu cung… Trong đó, đại đình đặc biệt hơn cả, ngoài yếu tố hội họp, tâm linh, đây là kiến trúc lưu giữ những nét đặc sắc nhất về trang trí mỹ thuật trên gỗ lúc ngôi đình được xây dựng, thể hiện qua những mảng chạm trên các cấu kiện kiến trúc đầu dư, nghé, bảy, hậu bảy, ván nong, cửa võng… của đình làng. Tòa đại đình bề thế của đình làng Tường Phiêu. Nét chạm trang trí hình vị tiên múa ở tàu đao đình Tường Phiêu Mảng chạm trang trí trên cấu kiện kiến trúc đình Tường Phiêu với hình ảnh của hổ, nghê, rồng đồng hiện. Mảng chạm ở vì nóc đình Tây Đằng (thời Mạc), với hình ảnh hoa văn lá đề ảnh hưởng từ mỹ thuật thời Trần. Rồng với nét uy phong, thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc đặc trưng của thời Mạc. Nghi môn và đại đình ở Tây Đằng – một trong sáu đình làng cổ còn lại từ thời Mạc (1527 – 1683). Trong kiến trúc đình làng, rồng là linh vật không thể thiếu. Mỗi thời kỳ, rồng mang tạo hình, cảm xúc, diện mạo hoàn toàn khác biệt. Rồng chốn đình làng được thể hiện gần gũi, thân quen và duyên dáng. Kỹ thuật chạm khắc, trang trí đình làng phát triển rực rỡ dưới thời Lê, Trung, Hưng, đề tài đa dạng, tính dân gian dễ nhận qua hình tượng linh thú, hoạt cảnh đời thường, khát vọng của người nông dân với thời cuộc. Mỗi mảng chạm, thể hiện ở đó một câu chuyện, hay gửi gắm những khát vọng, ước mong của người xưa. Những mảng chạm thú với nghê, rồng, hổ, ngựa, phượng hoàng… cho đến các hoạt cảnh đấu vật, đi chợ, đi săn, chèo thuyền… hình ảnh tiên thánh… đều đại diện cho các phong cách trang trí tiêu biểu, khởi đầu từ thời Mạc, tiếp biến dưới thời Lê, Trung, Hưng, Nguyễn… Ở mỗi thời kỳ, hình tượng dân gian trong trang trí kiến trúc đình làng được biến đổi, không chỉ thể hiện ở đó tài nghệ của người tác tạo, mà còn gửi gắm những tư tưởng, khát vọng, thông điệp cuộc đời về sự thái bình, ấm no, vui vầy, hạnh phúc. Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Đình Nguồn: .elledecoration.vn Trong tứ xứ của kinh thành Thăng Long xưa với xứ Đông – xứ Đoài – xứ Sơn Nam – xứ Kinh Bắc, nhắc riêng đến nghệ thuật trang trí kiến trúc, những dấu ấn còn lưu lại rõ nét nhất, chính là chuỗi các đình cổ xứ Đoài, nay cũng đã trải qua từ 3 đến 5 thế kỷ tồn tại. Điểm chung dễ nhận từ các đình làng cổ là sự bề thế. Ngôi đình khi được dựng lên, ngoài công năng vốn dĩ là nơi lo việc làng, nơi hội họp, vui chơi, thờ tự… còn là không gian thể hiện bộ mặt, độ giàu sang, phú quý của con dân nơi ngôi đình tọa lạc. Bởi thế, đình làng càng to, đẹp, càng nhiều chi tiết trang trí, càng cổ xưa… như dấu chỉ chứng minh làng ấy phát đạt, vinh hoa tứ bề. Rồng tai to, với biểu cảm đáng yêu, thể hiện trên mảng chạm ở đình làng Chu Quyến. Vẻ bề thế của cột đình Chu Quyến, còn gọi đình Chàng, ca dao có câu: “To như cột đình Chàng”. Mảng chạm gia đình rồng với bố mẹ, con cái quây quần đùa vui, thể hiện khát vọng sống yên Hương Canh. Cổng đình So, mệnh danh là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, “đẹp đình So – to đình Cấn”. Rồng mẹ, rồng con trong nét chạm hình đao lửa, nghệ thuật trang trí đặc trưng thời Lê Trung Hưng. Gắn bó và phục vụ mục đích cộng đồng, làng xã, nên nét đẹp đình làng ăn sâu vào đời sống cư dân bản địa, mọi chuyện hệ trọng của làng đều gắn với mái đình. Hình ảnh đẹp của đình đi vào cả ca dao, dân ca: “Đẹp đình So, to đình Cấn”, hay “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”… Tìm về không gian cổ kính những ngôi đình đã qua hàng trăm năm, còn là dịp khám phá nét đẹp thuần khiết, tiêu biểu cho từng thời kỳ trong trang trí kiến trúc người Việt cổ.Đình làng xứ Đoài có kiểu kiến trúc phổ biến với gian – chái (ba, năm hoặc bảy gian hai chái…) có khi là tổ hợp kiến trúc liền kề, tọa lạc trên khu đất rộng, địa thế đẹp nhất làng, có cây xanh bao phủ, và được bố cục theo thứ tự với hồ (thường là bán nguyệt), nghi môn, tả vu – hữu vu, nhà tiền tế, đại đình, hậu cung… Trong đó, đại đình đặc biệt hơn cả, ngoài yếu tố hội họp, tâm linh, đây là kiến trúc lưu giữ những nét đặc sắc nhất về trang trí mỹ thuật trên gỗ lúc ngôi đình được xây dựng, thể hiện qua những mảng chạm trên các cấu kiện kiến trúc đầu dư, nghé, bảy, hậu bảy, ván nong, cửa võng… của đình làng. Tòa đại đình bề thế của đình làng Tường Phiêu. Nét chạm trang trí hình vị tiên múa ở tàu đao đình Tường Phiêu Mảng chạm trang trí trên cấu kiện kiến trúc đình Tường Phiêu với hình ảnh của hổ, nghê, rồng đồng hiện. Mảng chạm ở vì nóc đình Tây Đằng (thời Mạc), với hình ảnh hoa văn lá đề ảnh hưởng từ mỹ thuật thời Trần. Rồng với nét uy phong, thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc đặc trưng của thời Mạc. Nghi môn và đại đình ở Tây Đằng – một trong sáu đình làng cổ còn lại từ thời Mạc (1527 – 1683). Trong kiến trúc đình làng, rồng là linh vật không thể thiếu. Mỗi thời kỳ, rồng mang tạo hình, cảm xúc, diện mạo hoàn toàn khác biệt. Rồng chốn đình làng được thể hiện gần gũi, thân quen và duyên dáng. Kỹ thuật chạm khắc, trang trí đình làng phát triển rực rỡ dưới thời Lê, Trung, Hưng, đề tài đa dạng, tính dân gian dễ nhận qua hình tượng linh thú, hoạt cảnh đời thường, khát vọng của người nông dân với thời cuộc. Mỗi mảng chạm, thể hiện ở đó một câu chuyện, hay gửi gắm những khát vọng, ước mong của người xưa. Những mảng chạm thú với nghê, rồng, hổ, ngựa, phượng hoàng… cho đến các hoạt cảnh đấu vật, đi chợ, đi săn, chèo thuyền… hình ảnh tiên thánh… đều đại diện cho các phong cách trang trí tiêu biểu, khởi đầu từ thời Mạc, tiếp biến dưới thời Lê, Trung, Hưng, Nguyễn… Ở mỗi thời kỳ, hình tượng dân gian trong trang trí kiến trúc đình làng được biến đổi, không chỉ thể hiện ở đó tài nghệ của người tác tạo, mà còn gửi gắm những tư tưởng, khát vọng, thông điệp cuộc đời về sự thái bình, ấm no, vui vầy, hạnh phúc. Thực hiện chuyên đề: Nguyễn ĐìnhNguồn: .elledecoration.vn Trở về đầu trang Kiến trúc điêu khắc đình xứ Đoài 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10