Nghệ thuật kiến trúc ở đình Cao Dương Nghệ thuật kiến trúc ở đình Cao Dương Đình Cao Dương ở thôn Cao Dương, xã Gia Khánh (Gia Lộc) là một ngôi đình làng cổ còn giữ được nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001. Đình Cao Dương vẫn giữ được hồn cốt kiến trúc của đình làng Bắc Bộ xưa Theo sách Gia Lộc văn hiến xuất bản năm 2007, đình Cao Dương được xây dựng vào khoảng thời Hậu Lê (thế kỷ 18), trùng tu lớn vào năm Duy Tân thứ 6 (1912). Ông Nguyễn Văn Bổng, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Cao Dương cho biết xưa kia các cụ cao niên trong làng thường đi lễ Phật tại một ngôi chùa ở xã Đại Sơn (Tứ Kỳ). Ở đây thờ Minh Không Thiền sư rất linh ứng nên các cụ đã xin rước chân nhang về làng Cao Dương thờ vọng và tôn ngài là Thành Hoàng làng.Nguyễn Minh Không quê Gia Viễn (Ninh Bình) là vị Thiền sư tài năng, có nhiều đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của thời Lý. Thiền sư được phong làm Quốc sư, chức vị cao nhất trong hệ thống tăng quan nhà Lý. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ việc Thiền sư Nguyễn Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông.Hiện kiến trúc của ngôi đình Cao Dương theo kiểu chữ đinh gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Mặt trước có hai tháp bút, 1 bình phong và 1 hồ bán nguyệt trồng sen. Trong xu thế ngày càng nhiều ngôi đình được tu bổ và làm biến dạng kiến trúc đình làng cổ thì đình Cao Dương vẫn giữ được hồn cốt kiến trúc của đình làng Bắc Bộ xưa.Gian đại bái với kết cấu khung đình vì theo kiểu “chồng rường” truyền thống kết hợp đấu sen và lá lật. Lòng nhà mở theo thức “thượng tứ, hạ ngũ”. Kiến trúc được trụ vững trên 8 cây cột cái, 16 cột quân gỗ lim. Cột được tạo dáng “đầu cán cân, chân cột cờ”. Cột cái đường kính 50 cm. Cột quân đường kính 33 cm. Hệ thống hoành vuông, xà bào soi “vỏ măng” trau chuốt, đẹp mắt. Bốn góc đao cong vút như cùng bay lên. Đáng chú ý nhất là nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật trong đình. Trên hệ thống gỗ lim vững chắc, các đầu dư, đầu bẩy, đại tự, hoành phi, câu đối vẫn còn nguyên nét chạm khắc họa tiết, hoa văn tứ linh, tứ quý, hoa dây, lá lật với nghệ thuật chạm bong cổ xưa sinh động ít thấy. Dưới bàn tay khéo léo, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng làm cho kiến trúc trở nên nhẹ đi, như bay bổng trong không gian. Trang trí điêu khắc ngoại thất của di tích còn khá nhiều di vật đất nung thời Hậu Lê trên mái đình như con kìm nóc, đầu đao long mã…Kiến trúc và mỹ thuật đình làng Cao Dương chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật với nhiều yếu tố thuần Việt, nguyên bản, đánh dấu đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam (thế kỷ 17-19).Ông Bổng cho biết thêm trước đây đình còn rất nhiều cổ vật có giá trị từ thế kỷ 19, gồm 3 câu đối máng, 1 câu đối phẳng, 3 bức đại tự, 2 bức cuốn thư, 1 cỗ kiệu bát cống, 2 cỗ ngai thờ đều bằng gỗ, 1 bát hương bằng đá… Nhưng trải qua năm tháng chiến tranh, những đồ có giá trị trong đình dần thất thoát. Đến nay chỉ còn một số đồ gỗ có giá trị như đôi câu đối và 2 đại tự; cửa võng, kiệu bát cống không còn đầy đủ…Cách mạng Tháng Tám 1945, đình Cao Dương còn là nơi tập trung quần chúng kéo về huyện Gia Lộc đấu tranh giành chính quyền. Năm 1946, tại đây diễn ra cuộc mít tinh lớn tổ chức bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Việt Nam thống nhất và là nơi tập hợp du kích. Năm 1958, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ IV cũng được tổ chức tại đây. Sau này, ngôi đình là nơi sơ tán của một số cơ quan trong tỉnh…Lễ hội truyền thống đình làng Cao Dương trước kia diễn ra nhiều ngày nhưng nay chỉ còn 2 ngày. Tối hôm trước ở đây có tổ chức giao lưu văn nghệ, hôm sau chính hội là ngày 12.11 (âm lịch). Ngoài nghi lễ truyền thống, phần hội có các trò chơi dân gian nhưng không còn được náo nhiệt như ngày trước.Theo thời gian, đình bị xuống cấp. Toàn bộ phần ngói bị xô lệch, hư hỏng, trời mưa là dột. Giai đoạn 2008-2010, từ nguồn kinh phí của Nhà nước và nhân dân, con em xa quê đóng góp, toàn bộ mái ngói đã được lợp lại. Hiện phần giáp ranh mái giữa hậu cung và đại bái vẫn bị nước mưa dột do một số cấu kiện gỗ bị mối mọt.Hiện nay, đình Cao Dương không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của làng. THẾ ANH Nguồn: Báo Hải Dương Đình Cao Dương ở thôn Cao Dương, xã Gia Khánh (Gia Lộc) là một ngôi đình làng cổ còn giữ được nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001. Đình Cao Dương vẫn giữ được hồn cốt kiến trúc của đình làng Bắc Bộ xưaTheo sách Gia Lộc văn hiến xuất bản năm 2007, đình Cao Dương được xây dựng vào khoảng thời Hậu Lê (thế kỷ 18), trùng tu lớn vào năm Duy Tân thứ 6 (1912). Ông Nguyễn Văn Bổng, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Cao Dương cho biết xưa kia các cụ cao niên trong làng thường đi lễ Phật tại một ngôi chùa ở xã Đại Sơn (Tứ Kỳ). Ở đây thờ Minh Không Thiền sư rất linh ứng nên các cụ đã xin rước chân nhang về làng Cao Dương thờ vọng và tôn ngài là Thành Hoàng làng.Nguyễn Minh Không quê Gia Viễn (Ninh Bình) là vị Thiền sư tài năng, có nhiều đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của thời Lý. Thiền sư được phong làm Quốc sư, chức vị cao nhất trong hệ thống tăng quan nhà Lý. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ việc Thiền sư Nguyễn Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông.Hiện kiến trúc của ngôi đình Cao Dương theo kiểu chữ đinh gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Mặt trước có hai tháp bút, 1 bình phong và 1 hồ bán nguyệt trồng sen. Trong xu thế ngày càng nhiều ngôi đình được tu bổ và làm biến dạng kiến trúc đình làng cổ thì đình Cao Dương vẫn giữ được hồn cốt kiến trúc của đình làng Bắc Bộ xưa.Gian đại bái với kết cấu khung đình vì theo kiểu “chồng rường” truyền thống kết hợp đấu sen và lá lật. Lòng nhà mở theo thức “thượng tứ, hạ ngũ”. Kiến trúc được trụ vững trên 8 cây cột cái, 16 cột quân gỗ lim. Cột được tạo dáng “đầu cán cân, chân cột cờ”. Cột cái đường kính 50 cm. Cột quân đường kính 33 cm. Hệ thống hoành vuông, xà bào soi “vỏ măng” trau chuốt, đẹp mắt. Bốn góc đao cong vút như cùng bay lên. Đáng chú ý nhất là nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật trong đình. Trên hệ thống gỗ lim vững chắc, các đầu dư, đầu bẩy, đại tự, hoành phi, câu đối vẫn còn nguyên nét chạm khắc họa tiết, hoa văn tứ linh, tứ quý, hoa dây, lá lật với nghệ thuật chạm bong cổ xưa sinh động ít thấy. Dưới bàn tay khéo léo, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng làm cho kiến trúc trở nên nhẹ đi, như bay bổng trong không gian. Trang trí điêu khắc ngoại thất của di tích còn khá nhiều di vật đất nung thời Hậu Lê trên mái đình như con kìm nóc, đầu đao long mã…Kiến trúc và mỹ thuật đình làng Cao Dương chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật với nhiều yếu tố thuần Việt, nguyên bản, đánh dấu đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam (thế kỷ 17-19).Ông Bổng cho biết thêm trước đây đình còn rất nhiều cổ vật có giá trị từ thế kỷ 19, gồm 3 câu đối máng, 1 câu đối phẳng, 3 bức đại tự, 2 bức cuốn thư, 1 cỗ kiệu bát cống, 2 cỗ ngai thờ đều bằng gỗ, 1 bát hương bằng đá… Nhưng trải qua năm tháng chiến tranh, những đồ có giá trị trong đình dần thất thoát. Đến nay chỉ còn một số đồ gỗ có giá trị như đôi câu đối và 2 đại tự; cửa võng, kiệu bát cống không còn đầy đủ…Cách mạng Tháng Tám 1945, đình Cao Dương còn là nơi tập trung quần chúng kéo về huyện Gia Lộc đấu tranh giành chính quyền. Năm 1946, tại đây diễn ra cuộc mít tinh lớn tổ chức bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Việt Nam thống nhất và là nơi tập hợp du kích. Năm 1958, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ IV cũng được tổ chức tại đây. Sau này, ngôi đình là nơi sơ tán của một số cơ quan trong tỉnh…Lễ hội truyền thống đình làng Cao Dương trước kia diễn ra nhiều ngày nhưng nay chỉ còn 2 ngày. Tối hôm trước ở đây có tổ chức giao lưu văn nghệ, hôm sau chính hội là ngày 12.11 (âm lịch). Ngoài nghi lễ truyền thống, phần hội có các trò chơi dân gian nhưng không còn được náo nhiệt như ngày trước.Theo thời gian, đình bị xuống cấp. Toàn bộ phần ngói bị xô lệch, hư hỏng, trời mưa là dột. Giai đoạn 2008-2010, từ nguồn kinh phí của Nhà nước và nhân dân, con em xa quê đóng góp, toàn bộ mái ngói đã được lợp lại. Hiện phần giáp ranh mái giữa hậu cung và đại bái vẫn bị nước mưa dột do một số cấu kiện gỗ bị mối mọt.Hiện nay, đình Cao Dương không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của làng.THẾ ANHNguồn: Báo Hải Dương Trở về đầu trang Đình Cao Dương thôn Cao Dương xã Gia Khánh huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10