Những mảng chạm linh thú trong đình làng Việt Những mảng chạm linh thú trong đình làng Việt Trong không gian làng cổ Việt, đình luôn là công trình kiến trúc vĩ đại – bề thế, vị trí đắc địa, đẹp nhất làng. Chi tiết trang trí kiến trúc cho đình cũng mang vẻ đẹp tương xứng, là nghệ thuật độc đáo chỉ có ở đình làng. Các mảng trang trí thường gửi gắm khát vọng, ước mong của con người bản địa, thông qua nhiều hình tượng khác biệt, trong đó linh thú là cụm đề tài được ưa thích sử dụng. Trong nền mỹ thuật Việt, đặc biệt ở nghệ thuật chạm khắc gỗ, đình làng cổ vùng Bắc bộ là kho tàng vô giá, nơi chứa đựng những mảng chạm miêu tả các đề tài gần gũi, đậm tính dân gian, vượt khỏi khuôn thước, quy tắc vốn dĩ khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Muông thú từ những giống loài hiền lành như chim, chuột, cá, sóc, cho đến gà, ngựa, trâu, mèo, hươu, nai; hung dữ hơn có hổ; qua cả những linh thú với nghê, rồng, phượng… đều hội tụ trong không gian kiến trúc đình làng. Mỗi ngôi đình, mỗi niên đại khác biệt mang điểm tương đồng với kiểu thức kiến trúc cổ thuần Việt nhưng có cách trang trí không đồng nhất, không lặp lại. Tất cả tạo nên bức tranh tổng thể sinh động khi so sánh và xâu chuỗi những mảng chạm tuyệt mỹ nơi các đình cổ mang niên đại sớm từ thời Mạc, qua đến cuối thời Lê trung hưng, thuộc thế kỷ 16 – 18. Mảng chạm gà chọi ở đình Hoàng Xá. Hình tượng hổ trong nét chạm trên kẻ bảy đình Nghiêm Xá. Đôi Nghê chầu với tư thế mạnh mẽ, oai vệ, hình tượng đặc trưng của thời kỳ Lê trung hưng. Đôi sóc vờn hoa trên kẻ trong hậu cung đình Phong Cốc, Quảng Ninh. Nét chạm đầy khoáng đạt, sống động như võ quan xung trận. Nghệ thuật trang trí chạm gỗ ở đình làng thể hiện tài nghệ tuyệt vời của những nghệ nhân điêu khắc vô danh trong dân gian Mảng chạm cảnh chọi gà ở đình làng Thượng Phú, Thanh Hóa. Nhìn trên kiểu thức trang trí kiến trúc mang đề tài linh thú ở đình làng, có thể thấy ở đó sự hòa hợp thú vị giữa hai yếu tố linh thiêng và trần tục, tất cả được phô diễn một cách tự do. Đó có thể là một hoạt cảnh kiêu hùng của tráng sĩ tay vung gươm, vững mình trên yên ngựa xông pha trận mạc (đình Hoàng Xá), như gửi gắm tinh thần quật cường, vẻ vang bất khuất của cư dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến đương thời với tiểu quốc Panduranga (nay là vùng Ninh Thuận – Bình Thuận), ứng với năm xây dựng đình 1694 (năm Chính Hòa thứ 15, thời Lê trung hưng). Long – Phụng sum vầy trong kiến trúc đình Ngọc Than. Mảng chạm tinh diệu với tứ linh Long – Nghê – Quy – Hạc từ thế kỷ 17 ở đình Hoàng Xá. Nét duyên dáng đầy biểu cảm của đôi nghê ở đình Phong Cốc, Quảng Ninh. Các mảng chạm của Đình làng Việt Nam sử dụng kỹ thuật chạm chìm, lộng, bong kênh thành các phân lớp lớn, tạo chiều sâu cho chủ thể, mang hiệu ứng thị giác đa chiều, hình ảnh sống động. Voi – Nghê – Rồng quần tụ, xứng là một kiệt tác điêu khắc hơn là tính trang trí thông thường nơi đình làng. Đình làng cũng là nơi diễn ra các lễ hội đầy vui nhộn sau mùa bội thu thường niên. Trong dịp lễ hội, những hoạt cảnh thú vị như thú chọi gà, hẳn quen thuộc từ xa xưa. Nét đẹp đậm yếu tố dân gian ấy cũng vì thế được đưa vào trang trí kiến trúc nơi đình làng. Mảng chạm gà chọi ở đình Hoàng Xá (Vân Đình, Hà Nội), đình Thượng Phú (Thanh Hóa)… là dẫn chứng. Nhìn cách nghệ nhân xưa thể hiện, chỉ vài nét chạm, những khối, mảng miếng của gà lộ rõ, dù tỷ lệ tạo hình không cân xứng, nhưng thấy rõ chủ ý không nhấn vào sự cân đối mà chỉ tập trung diễn tả thần thái, sự hân hoan, cả niềm tự hào, hãnh diện của chủ nhân con gà – hẳn phải được chăm kỹ lưỡng trước khi xung trận mùa hội vui. Từ những lớp ván nong, kẻ, bảy, xà nách, các bức cốn, đầu dư… qua tài nghệ của người thợ chạm vô danh nơi làng quê Bắc bộ, những nét chạm bay bổng biến thô mộc, giản đơn, khô cứng của gỗ trở thành linh thú đầy ảo diệu. Các mảng chạm những con thú quen gặp trong cuộc sống thể hiện sự tinh tế, khéo léo với tài nghệ đưa chất đời bình dị thành môn nghệ thuật độc đáo trong trang trí kiến trúc. Khi chuyển sang đề tài linh thú, những linh vật của cõi trên, của chốn cao sang diệu vợi như rồng, phượng… được dân gian hóa đầy biểu cảm, gần gũi hơn với người đời, chỉ thông qua các nét chạm. Lối chạm thông phong tả đôi Nghê đăng đối ở đình làng Chu Quyến. Hai mảng chạm của cùng một cấu kiện ván nong trên kiến trúc với Nghê của đình Đình Bảng và Rồng của đình Chu Quyến. Bố cục chặt chẽ với mảng chạm Long – Phụng ở đình Trùng Hạ. Cùng là rồng, nhưng được biểu đạt muôn hình muôn vẻ. Những kiểu thức chặt chẽ của rồng qua các thời kỳ lịch sử, từ con rồng Lý, sang đến rồng Trần, rồi Lê… khi vào kiến trúc đình làng, rồng chẳng theo kiểu thức nào cả, người nghệ nhân đục chạm cứ thế phóng tác trong không gian cho phép của kiến trúc, ấy vậy mà thật duyên. Những mảng chạm nếu xét về công năng ban đầu, chỉ để làm mềm hóa đi kiến trúc vốn dĩ đơn điệu, không có chi tiết nổi bật nơi đình làng. Nhờ tính tài hoa, phóng đạt của các hiệp thợ dựng đình, nét trang trí trong chạm khắc gỗ mang cá tính và đặc sắc riêng, biến thô mộc trở nên mềm mại, bắt mắt, với điểm nhấn là những nét chạm đẹp đến lay động lòng người. Chạm khắc trên kiến trúc đình làng chuyển hóa các khối kết nối thô cứng, đơn giản của cấu kiện thành một tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Các mảng chạm linh thú có điểm chung là những oai nghiêm vốn dĩ như rồng, đài các như phượng, hay đầy biểu cảm như nghê… hồi quy vào phong cách thể hiện đầy vẻ thân thiện, gần gũi, thậm chí là hài hước, vui nhộn. Kiểu thức trang trí này thật phù hợp với không gian đình làng. Nhìn vào những con linh thú ấy, cảm giác như chúng thực đang sống, đùa giỡn với người đời, không thấy ở đó ranh giới của phàm trần hay linh thiêng nữa, mà toát lên sự vui nhộn, hoan hỉ, sum vầy, an lạc, thái bình. Đó cũng chính là những khát vọng, ước mong đầy chất đời của cư dân bản địa gửi gắm thông qua các nét chạm. Hình tượng phục hổ ở đình Chu Quyến. Đầu dư biến thành hình tượng Nghê ở đình làng Văn Xá. Mèo vờn chuột ở đình Mậu Duyệt. Những chi tiết lớn – nhỏ trên cấu kiện gỗ đình làng cổ của người Việt, khi vận dụng kỹ thuật chạm khắc của nghề mộc truyền thống, những mảng – miếng ấy được “hóa” thành những sinh vật có hồn. Sự tiếp biến, ứng dụng những linh vật trong văn hóa Á Đông như rồng, quỷ La Hầu (hổ phù) – thuộc văn hóa Hindu giáo, đến linh vật thuần Việt như Nghê, cùng các muông thú đời thường vào trang trí kiến trúc đình làng tạo nên phong cách nghệ thuật đa dạng và chuyên biệt. Tất cả đủ để hậu thế tự hào rằng nghệ thuật chạm khắc trên gỗ của đình làng Việt thực sự là một di sản, giá trị không thể thay thế của người xưa. Các chi tiết khớp mộng, phần thừa ra gọi là đầu dư, đầu bẩy được nghệ nhân chế tác thành các tượng linh thú sống động bằng những nét chạm sắc, tinh tế đến từng tiểu tiết. Rồng, Phượng, Hổ phù… trên con rường ở xà nách đình làng Nội Hạc, Bắc Giang. Ý niệm về hạnh phúc tròn đầy với hình tượng Chuột và chữ Phước ở đình Trùng Hạ, Ninh Bình. Bài: Nguyễn Đình | Ảnh: Hiếu Trần. Nguồn: elledecoration.vn Trong không gian làng cổ Việt, đình luôn là công trình kiến trúc vĩ đại – bề thế, vị trí đắc địa, đẹp nhất làng. Chi tiết trang trí kiến trúc cho đình cũng mang vẻ đẹp tương xứng, là nghệ thuật độc đáo chỉ có ở đình làng. Các mảng trang trí thường gửi gắm khát vọng, ước mong của con người bản địa, thông qua nhiều hình tượng khác biệt, trong đó linh thú là cụm đề tài được ưa thích sử dụng. Trong nền mỹ thuật Việt, đặc biệt ở nghệ thuật chạm khắc gỗ, đình làng cổ vùng Bắc bộ là kho tàng vô giá, nơi chứa đựng những mảng chạm miêu tả các đề tài gần gũi, đậm tính dân gian, vượt khỏi khuôn thước, quy tắc vốn dĩ khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Muông thú từ những giống loài hiền lành như chim, chuột, cá, sóc, cho đến gà, ngựa, trâu, mèo, hươu, nai; hung dữ hơn có hổ; qua cả những linh thú với nghê, rồng, phượng… đều hội tụ trong không gian kiến trúc đình làng. Mỗi ngôi đình, mỗi niên đại khác biệt mang điểm tương đồng với kiểu thức kiến trúc cổ thuần Việt nhưng có cách trang trí không đồng nhất, không lặp lại. Tất cả tạo nên bức tranh tổng thể sinh động khi so sánh và xâu chuỗi những mảng chạm tuyệt mỹ nơi các đình cổ mang niên đại sớm từ thời Mạc, qua đến cuối thời Lê trung hưng, thuộc thế kỷ 16 – 18. Mảng chạm gà chọi ở đình Hoàng Xá. Hình tượng hổ trong nét chạm trên kẻ bảy đình Nghiêm Xá. Đôi Nghê chầu với tư thế mạnh mẽ, oai vệ, hình tượng đặc trưng của thời kỳ Lê trung hưng. Đôi sóc vờn hoa trên kẻ trong hậu cung đình Phong Cốc, Quảng Ninh. Nét chạm đầy khoáng đạt, sống động như võ quan xung trận.Nghệ thuật trang trí chạm gỗ ở đình làng thể hiện tài nghệ tuyệt vời của những nghệ nhân điêu khắc vô danh trong dân gian Mảng chạm cảnh chọi gà ở đình làng Thượng Phú, Thanh Hóa. Nhìn trên kiểu thức trang trí kiến trúc mang đề tài linh thú ở đình làng, có thể thấy ở đó sự hòa hợp thú vị giữa hai yếu tố linh thiêng và trần tục, tất cả được phô diễn một cách tự do. Đó có thể là một hoạt cảnh kiêu hùng của tráng sĩ tay vung gươm, vững mình trên yên ngựa xông pha trận mạc (đình Hoàng Xá), như gửi gắm tinh thần quật cường, vẻ vang bất khuất của cư dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến đương thời với tiểu quốc Panduranga (nay là vùng Ninh Thuận – Bình Thuận), ứng với năm xây dựng đình 1694 (năm Chính Hòa thứ 15, thời Lê trung hưng). Long – Phụng sum vầy trong kiến trúc đình Ngọc Than. Mảng chạm tinh diệu với tứ linh Long – Nghê – Quy – Hạc từ thế kỷ 17 ở đình Hoàng Xá. Nét duyên dáng đầy biểu cảm của đôi nghê ở đình Phong Cốc, Quảng Ninh.Các mảng chạm của Đình làng Việt Nam sử dụng kỹ thuật chạm chìm, lộng, bong kênh thành các phân lớp lớn, tạo chiều sâu cho chủ thể, mang hiệu ứng thị giác đa chiều, hình ảnh sống động. Voi – Nghê – Rồng quần tụ, xứng là một kiệt tác điêu khắc hơn là tính trang trí thông thường nơi đình làng. Đình làng cũng là nơi diễn ra các lễ hội đầy vui nhộn sau mùa bội thu thường niên. Trong dịp lễ hội, những hoạt cảnh thú vị như thú chọi gà, hẳn quen thuộc từ xa xưa. Nét đẹp đậm yếu tố dân gian ấy cũng vì thế được đưa vào trang trí kiến trúc nơi đình làng. Mảng chạm gà chọi ở đình Hoàng Xá (Vân Đình, Hà Nội), đình Thượng Phú (Thanh Hóa)… là dẫn chứng. Nhìn cách nghệ nhân xưa thể hiện, chỉ vài nét chạm, những khối, mảng miếng của gà lộ rõ, dù tỷ lệ tạo hình không cân xứng, nhưng thấy rõ chủ ý không nhấn vào sự cân đối mà chỉ tập trung diễn tả thần thái, sự hân hoan, cả niềm tự hào, hãnh diện của chủ nhân con gà – hẳn phải được chăm kỹ lưỡng trước khi xung trận mùa hội vui. Từ những lớp ván nong, kẻ, bảy, xà nách, các bức cốn, đầu dư… qua tài nghệ của người thợ chạm vô danh nơi làng quê Bắc bộ, những nét chạm bay bổng biến thô mộc, giản đơn, khô cứng của gỗ trở thành linh thú đầy ảo diệu. Các mảng chạm những con thú quen gặp trong cuộc sống thể hiện sự tinh tế, khéo léo với tài nghệ đưa chất đời bình dị thành môn nghệ thuật độc đáo trong trang trí kiến trúc. Khi chuyển sang đề tài linh thú, những linh vật của cõi trên, của chốn cao sang diệu vợi như rồng, phượng… được dân gian hóa đầy biểu cảm, gần gũi hơn với người đời, chỉ thông qua các nét chạm. Lối chạm thông phong tả đôi Nghê đăng đối ở đình làng Chu Quyến. Hai mảng chạm của cùng một cấu kiện ván nong trên kiến trúc với Nghê của đình Đình Bảng và Rồng của đình Chu Quyến. Bố cục chặt chẽ với mảng chạm Long – Phụng ở đình Trùng Hạ.Cùng là rồng, nhưng được biểu đạt muôn hình muôn vẻ. Những kiểu thức chặt chẽ của rồng qua các thời kỳ lịch sử, từ con rồng Lý, sang đến rồng Trần, rồi Lê… khi vào kiến trúc đình làng, rồng chẳng theo kiểu thức nào cả, người nghệ nhân đục chạm cứ thế phóng tác trong không gian cho phép của kiến trúc, ấy vậy mà thật duyên. Những mảng chạm nếu xét về công năng ban đầu, chỉ để làm mềm hóa đi kiến trúc vốn dĩ đơn điệu, không có chi tiết nổi bật nơi đình làng. Nhờ tính tài hoa, phóng đạt của các hiệp thợ dựng đình, nét trang trí trong chạm khắc gỗ mang cá tính và đặc sắc riêng, biến thô mộc trở nên mềm mại, bắt mắt, với điểm nhấn là những nét chạm đẹp đến lay động lòng người.Chạm khắc trên kiến trúc đình làng chuyển hóa các khối kết nối thô cứng, đơn giản của cấu kiện thành một tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Các mảng chạm linh thú có điểm chung là những oai nghiêm vốn dĩ như rồng, đài các như phượng, hay đầy biểu cảm như nghê… hồi quy vào phong cách thể hiện đầy vẻ thân thiện, gần gũi, thậm chí là hài hước, vui nhộn. Kiểu thức trang trí này thật phù hợp với không gian đình làng. Nhìn vào những con linh thú ấy, cảm giác như chúng thực đang sống, đùa giỡn với người đời, không thấy ở đó ranh giới của phàm trần hay linh thiêng nữa, mà toát lên sự vui nhộn, hoan hỉ, sum vầy, an lạc, thái bình. Đó cũng chính là những khát vọng, ước mong đầy chất đời của cư dân bản địa gửi gắm thông qua các nét chạm. Hình tượng phục hổ ở đình Chu Quyến. Đầu dư biến thành hình tượng Nghê ở đình làng Văn Xá. Mèo vờn chuột ở đình Mậu Duyệt.Những chi tiết lớn – nhỏ trên cấu kiện gỗ đình làng cổ của người Việt, khi vận dụng kỹ thuật chạm khắc của nghề mộc truyền thống, những mảng – miếng ấy được “hóa” thành những sinh vật có hồn. Sự tiếp biến, ứng dụng những linh vật trong văn hóa Á Đông như rồng, quỷ La Hầu (hổ phù) – thuộc văn hóa Hindu giáo, đến linh vật thuần Việt như Nghê, cùng các muông thú đời thường vào trang trí kiến trúc đình làng tạo nên phong cách nghệ thuật đa dạng và chuyên biệt. Tất cả đủ để hậu thế tự hào rằng nghệ thuật chạm khắc trên gỗ của đình làng Việt thực sự là một di sản, giá trị không thể thay thế của người xưa.Các chi tiết khớp mộng, phần thừa ra gọi là đầu dư, đầu bẩy được nghệ nhân chế tác thành các tượng linh thú sống động bằng những nét chạm sắc, tinh tế đến từng tiểu tiết. Rồng, Phượng, Hổ phù… trên con rường ở xà nách đình làng Nội Hạc, Bắc Giang. Ý niệm về hạnh phúc tròn đầy với hình tượng Chuột và chữ Phước ở đình Trùng Hạ, Ninh Bình.Bài: Nguyễn Đình | Ảnh: Hiếu Trần.Nguồn: elledecoration.vn Trở về đầu trang Chạm khắc đình làng Việt linh thú sủng vật hoa lá 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10