Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu – Quảng Trường đẹp nhất Miền Tây Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu – Quảng Trường đẹp nhất Miền Tây Bạc Liêu là vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, và là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đến Bạc Liêu du khách sẽ được tham quan chiêm ngưỡng các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Trong đó không thể không nhắc đến Quảng Trường Hùng Vương. Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu Quảng Trường Hùng Vương nằm trong khu trung tâm hành chính tỉnh, thuộc Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ngay tại mặt tiền các tuyến đường Nguyễn Tất Thành – Hùng Vương – Trần Huỳnh. Đây là một trong những quảng trường đẹp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và được xem là một trong những điểm du lịch Bạc Liêu tiêu biểu. Được khởi công xây dựng vào năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động năm 2014. Đến nay Quảng trường Hùng Vương đã trở thành niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở quảng trường đã giúp vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa này ghi điểm trên bản đồ du lịch Miền Tây. Quảng trường Hùng Vương có tổng diện tích sử dụng trên 85.000m2, trong đó mặt bằng sân quảng trường là trên 40.000m2 . Toàn bộ sân được lát bằng đá tự nhiên màu xám nhạt xen kẽ xám đậm trông như những nốt nhạc rất sinh động. Khu vực quảng trường bao gồm nhiều công trình kiến trúc được bố trí thành một quần thể hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị của thành phố Bạc Liêu. Nổi bật nhất là nhà hát Cao Văn Lầu thường gọi là “nhà hát 3 nón lá”. Trung tâm Triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu thu hút nhiều du khách check-in bởi kiến trúc độc đáo. Tại quảng trường này người dân hay đến vui chơi hóng mát mỗi ngày đông đúc Không gian ở quảng trường này mang đến sự thư thái, với hệ thống cây xanh được chăm sóc tươi tốt, phun nước, đèn chiếu sáng và màn hình LED to lớn là nơi thư giãn lý tưởng cho bạn. Tại đây vào mỗi buổi sáng hay chiều tà bạn sẽ thấy quảng trường đông đúc với những cụ già đi bộ hóng mát, các bà các mẹ tập thể dục, những em bé bi bô tập đi chơi đùa đạp xe. Hay các bạn trẻ chọn nơi đây làm nơi giải trí với những trò chơi đầy vui nhộn như: tập nhảy, trượt patin,… Cuộc sống ngoài kia dẫu có bộn bề, tấp nập nhưng nơi đây lại nhẹ nhàng cho bạn cảm giác bình yên. Ảnh: @vo_bichvan10856 Không chỉ là địa điểm tập trung đông đúc của người dân, với khuôn viên thoáng rộng. Vào những dịp Lễ lớn tại quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu còn là nơi để tổ chức những sự kiện quan trọng, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ý nghĩa. Ngay tại cột cờ trung tâm, mỗi sáng thứ 2 mọi người thường tập trung đến đây để tham dự lễ chào cờ quen thuộc. Đối với mỗi người dân đây là hoạt động không thể thiếu, ai đi ngang qua cũng ráng nán lại để thực hiện nghi lễ trang nghiêm này cùng mọi người. Ở trước còn có sân phun nước với 68 vòi biểu diễn những vũ điệu khác nhau. Ảnh: @flickr Ảnh: @huu.nhan_23 Ảnh: @ailinh37 Nhà hát Cao Văn Lầu Chiều cao nón lá lớn nhất hơn 24 m, đường kính nón lá lớn nhất hơn 45 m. Hình ảnh 3 chiếc nón lá trong thiết kế của Trung tâm Triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu thể hiện nhiều ý nghĩa. Mặt tiền nhà hát Cao Văn Lầu Hình tượng đó gợi nhắc đến 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước, 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên mảnh đất Bạc Liêu, thế kiềng 3 chân thể hiện sự đoàn kết “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, người cha, người mẹ và người con trong một gia đình. Hình ảnh 3 chiếc nón lá Góp điểm nhấn quan trọng cho quảng trường Hùng Vương ở Bạc Liêu còn có biểu tượng cây đờn kìm cách điệu, được nâng đỡ trên 5 cánh sen lớn. Biểu tượng này thể hiện nét văn hóa đặc sắc của Bạc Liêu trong dòng chảy nghìn năm văn hiến của dân tộc. Hoa sen bung nở tượng trưng cho sự phát triển không ngừng của nghệ thuật Đờn ca tài tử nói riêng và văn hóa của Bạc Liêu nói chung. Biểu tượng cây đờn kìm cách điệu Cây đờn kìm này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cây đờn kìm lớn nhất Việt Nam với tổng chiều cao 18,6m, được dựng trên 5 cánh sen trong hồ nước hình ngôi sao 5 cánh. Quảng trường lung linh về đêm Bên cạnh đó, 3 khối tượng cao 9m, biểu trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, chung sức chung lòng của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cũng là một điểm nhấn của quảng trường. Trên 3 khối tượng này có khắc các nhóm số đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bạc Liêu trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Biểu trưng cho sự đoàn kết của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa Trong quần thể các công trình kiến trúc của quảng trường Hùng Vương còn có đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tượng đài sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm Mậu Thân (1968) và biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình. Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình Đây là những công trình mang giá trị lịch sử to lớn, khắc họa thời khắc lịch sử hào hùng của Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện tấm lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống lịch sử – văn hóa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Được đặt tại vị trí trang trọng và trung tâm của Quảng trường đó là cột cờ cao hơn 20m, với là cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ liêng của Tổ quốc. Tại nơi đây, mỗi sáng thứ 2 đầu tuần của mỗi tháng đều diễn ra lễ chào cờ với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức, đoàn viên thanh niên…. Phía bên dưới cột cờ là còn có sân phun nước nghệ thuật với sàn phun gồm 03 đoạn, 68 vòi phun cao từ 1,5 đến 3m. Số vòi ứng với con số “Lộc phát” cầu mong sự phồn thịnh và phát triển không ngừng cho miền đất này và cho du khách đến với Bạc Liêu. Các vòi phun với những tia nước có độ cao thấp khác nhau theo 09 chương trình phun nước tạo nên yếu tố “động” cho Quảng trường; tạo nên những “vũ điệu nước” sống động thể hiện nhịp sống năng động và hiện đại của một thành phố trẻ miền biển. Tại quảng trường Hùng Vương còn có tượng đài Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ hy sinh cho đất nước. Song song với những công trình mang tính nghệ thuật và biểu tượng. Tại quảng trường nổi tiếng này còn có những công trình lịch sử mà bạn nên đến tham quan, tìm hiểu như đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bạc Liêu, tượng đài sự kiện Tết Mậu Thân quân và dân cùng tổng tiến công nổi dậy chống Mỹ. Thể hiện tinh thần biết ơn, “ống nước nhớ nguồn” đối với những người có công. Đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về lịch sử, lòng biết ơn, cũng như phát huy truyền thống yêu nước của những người đi trước. Hay biểu tượng 3 vòng cung với 3 tấm bia phía trước kỷ niệm kết nghĩa giữa Bạc Liêu và Ninh Bình tại quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Tựa như trải qua muôn trùng núi non của mảnh đất miền Bắc người dân 2 tỉnh vẫn luôn gắn bó mặn nồng như những hạt muối kết tinh từ biển nổi tiếng ở miền quê hương này. Gắn bó keo sơn, khắng khít một lòng với nhau. Nguồn: Du lịch Miền Tây - Lữ hành Việt Nam Bạc Liêu là vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, và là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đến Bạc Liêu du khách sẽ được tham quan chiêm ngưỡng các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Trong đó không thể không nhắc đến Quảng Trường Hùng Vương. Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu Quảng Trường Hùng Vương nằm trong khu trung tâm hành chính tỉnh, thuộc Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ngay tại mặt tiền các tuyến đường Nguyễn Tất Thành – Hùng Vương – Trần Huỳnh. Đây là một trong những quảng trường đẹp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và được xem là một trong những điểm du lịch Bạc Liêu tiêu biểu. Được khởi công xây dựng vào năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động năm 2014. Đến nay Quảng trường Hùng Vương đã trở thành niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở quảng trường đã giúp vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa này ghi điểm trên bản đồ du lịch Miền Tây. Quảng trường Hùng Vương có tổng diện tích sử dụng trên 85.000m2, trong đó mặt bằng sân quảng trường là trên 40.000m2 . Toàn bộ sân được lát bằng đá tự nhiên màu xám nhạt xen kẽ xám đậm trông như những nốt nhạc rất sinh động. Khu vực quảng trường bao gồm nhiều công trình kiến trúc được bố trí thành một quần thể hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị của thành phố Bạc Liêu. Nổi bật nhất là nhà hát Cao Văn Lầu thường gọi là “nhà hát 3 nón lá”. Trung tâm Triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu thu hút nhiều du khách check-in bởi kiến trúc độc đáo. Tại quảng trường này người dân hay đến vui chơi hóng mát mỗi ngày đông đúc Không gian ở quảng trường này mang đến sự thư thái, với hệ thống cây xanh được chăm sóc tươi tốt, phun nước, đèn chiếu sáng và màn hình LED to lớn là nơi thư giãn lý tưởng cho bạn. Tại đây vào mỗi buổi sáng hay chiều tà bạn sẽ thấy quảng trường đông đúc với những cụ già đi bộ hóng mát, các bà các mẹ tập thể dục, những em bé bi bô tập đi chơi đùa đạp xe. Hay các bạn trẻ chọn nơi đây làm nơi giải trí với những trò chơi đầy vui nhộn như: tập nhảy, trượt patin,… Cuộc sống ngoài kia dẫu có bộn bề, tấp nập nhưng nơi đây lại nhẹ nhàng cho bạn cảm giác bình yên. Ảnh: @vo_bichvan10856 Không chỉ là địa điểm tập trung đông đúc của người dân, với khuôn viên thoáng rộng. Vào những dịp Lễ lớn tại quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu còn là nơi để tổ chức những sự kiện quan trọng, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ý nghĩa. Ngay tại cột cờ trung tâm, mỗi sáng thứ 2 mọi người thường tập trung đến đây để tham dự lễ chào cờ quen thuộc. Đối với mỗi người dân đây là hoạt động không thể thiếu, ai đi ngang qua cũng ráng nán lại để thực hiện nghi lễ trang nghiêm này cùng mọi người. Ở trước còn có sân phun nước với 68 vòi biểu diễn những vũ điệu khác nhau. Ảnh: @flickr Ảnh: @huu.nhan_23 Ảnh: @ailinh37 Nhà hát Cao Văn Lầu Chiều cao nón lá lớn nhất hơn 24 m, đường kính nón lá lớn nhất hơn 45 m. Hình ảnh 3 chiếc nón lá trong thiết kế của Trung tâm Triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu thể hiện nhiều ý nghĩa. Mặt tiền nhà hát Cao Văn Lầu Hình tượng đó gợi nhắc đến 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước, 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên mảnh đất Bạc Liêu, thế kiềng 3 chân thể hiện sự đoàn kết “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, người cha, người mẹ và người con trong một gia đình. Hình ảnh 3 chiếc nón lá Góp điểm nhấn quan trọng cho quảng trường Hùng Vương ở Bạc Liêu còn có biểu tượng cây đờn kìm cách điệu, được nâng đỡ trên 5 cánh sen lớn. Biểu tượng này thể hiện nét văn hóa đặc sắc của Bạc Liêu trong dòng chảy nghìn năm văn hiến của dân tộc. Hoa sen bung nở tượng trưng cho sự phát triển không ngừng của nghệ thuật Đờn ca tài tử nói riêng và văn hóa của Bạc Liêu nói chung. Biểu tượng cây đờn kìm cách điệu Cây đờn kìm này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cây đờn kìm lớn nhất Việt Nam với tổng chiều cao 18,6m, được dựng trên 5 cánh sen trong hồ nước hình ngôi sao 5 cánh. Quảng trường lung linh về đêm Bên cạnh đó, 3 khối tượng cao 9m, biểu trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, chung sức chung lòng của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cũng là một điểm nhấn của quảng trường. Trên 3 khối tượng này có khắc các nhóm số đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bạc Liêu trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Biểu trưng cho sự đoàn kết của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa Trong quần thể các công trình kiến trúc của quảng trường Hùng Vương còn có đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tượng đài sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm Mậu Thân (1968) và biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình. Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình Đây là những công trình mang giá trị lịch sử to lớn, khắc họa thời khắc lịch sử hào hùng của Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện tấm lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống lịch sử – văn hóa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Được đặt tại vị trí trang trọng và trung tâm của Quảng trường đó là cột cờ cao hơn 20m, với là cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ liêng của Tổ quốc. Tại nơi đây, mỗi sáng thứ 2 đầu tuần của mỗi tháng đều diễn ra lễ chào cờ với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức, đoàn viên thanh niên…. Phía bên dưới cột cờ là còn có sân phun nước nghệ thuật với sàn phun gồm 03 đoạn, 68 vòi phun cao từ 1,5 đến 3m. Số vòi ứng với con số “Lộc phát” cầu mong sự phồn thịnh và phát triển không ngừng cho miền đất này và cho du khách đến với Bạc Liêu. Các vòi phun với những tia nước có độ cao thấp khác nhau theo 09 chương trình phun nước tạo nên yếu tố “động” cho Quảng trường; tạo nên những “vũ điệu nước” sống động thể hiện nhịp sống năng động và hiện đại của một thành phố trẻ miền biển. Tại quảng trường Hùng Vương còn có tượng đài Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ hy sinh cho đất nước. Song song với những công trình mang tính nghệ thuật và biểu tượng. Tại quảng trường nổi tiếng này còn có những công trình lịch sử mà bạn nên đến tham quan, tìm hiểu như đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bạc Liêu, tượng đài sự kiện Tết Mậu Thân quân và dân cùng tổng tiến công nổi dậy chống Mỹ. Thể hiện tinh thần biết ơn, “ống nước nhớ nguồn” đối với những người có công. Đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về lịch sử, lòng biết ơn, cũng như phát huy truyền thống yêu nước của những người đi trước.Hay biểu tượng 3 vòng cung với 3 tấm bia phía trước kỷ niệm kết nghĩa giữa Bạc Liêu và Ninh Bình tại quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Tựa như trải qua muôn trùng núi non của mảnh đất miền Bắc người dân 2 tỉnh vẫn luôn gắn bó mặn nồng như những hạt muối kết tinh từ biển nổi tiếng ở miền quê hương này. Gắn bó keo sơn, khắng khít một lòng với nhau.Nguồn: Du lịch Miền Tây - Lữ hành Việt Nam Trở về đầu trang điểm du lịch Bạc Liêu nhà hát 3 nón lá Nhà hát Cao Văn Lầu Quảng Trường Bạc Liêu Quảng Trường Hùng Vương 9 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10