Rồng - Phượng, Uyên - Ương Vẻ đẹp các công trình kiến trúc Lý - Trần Rồng - Phượng, Uyên - Ương Vẻ đẹp các công trình kiến trúc Lý - Trần Tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long hoặc một số di tích chùa chiền lớn ở Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên hẳn mọi người đã được chiêm ngưỡng nhiều loại cổ vật quý làm bằng các chất liệu khác nhau, trong đó có một số tác phẩm gốm màu đỏ tạo hình Rồng - Phượng, Uyên - Ương mà các nhà khảo cổ học nước ta khai quật được. Điều đáng chú ý là phần lớn những điêu khắc đất nung ấy có kích thước khá lớn và được chế tác cực kỳ tinh xảo. Theo sử sách và nhiều nguồn tài liệu ghi chép thì Hoàng thành Thăng Long xưa được các vua của vương triều Lý - Trần xây dựng rất quy mô. Những công trình kiến trúc bề thế ấy không những phát triển về chiều rộng mà còn vươn tỏa cả chiều cao. Cung điện xây trên nền cao phải bước qua nhiều bậc thềm mới lên đến nơi. Nhiều kiến trúc 2 tầng, dưới là điện trên là gác. Điện đều có hành lang rộng trên là tầng hai gác, nối công trình kiến trúc này với công trình kiến trúc khác. Thí dụ năm 1368, nhà Trần cho xây hành lang dài (trường lang) từ gác Nguyên Huyền vắt thẳng đến cửa Đại Triều ở phía Tây để tiện cho bách quan tiến triều tránh mưa nắng. Mỗi công trình có chức năng, công năng riêng biệt: Lầu vua ngự 4 tầng, lầu chuông Chính Dương nơi xem giờ khắc, gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi dạo ngắm… Tất thảy được “Chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có” (Đại Việt sử lược) “Các cung điện lầu gác này thường được xây thành từng cụm quây quần với nhau tạo nên quần thể kiến trúc trông rất bề thế”. Sau khi dời đô, vua Lý Thái Tổ cho xây cung điện trong kinh thành Thăng Long với bố cục như sau: “Phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính Nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm Rồng, trong thềm Rồng có hành lang dẫn ra xung quanh 4 phía. Sau điện Càn Nguyên lại dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho Cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở 4 phía: phía Đông gọi là cửa Tường Phù, phía Tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía Nam gọi là cửa Đại Hưng, phía Bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa Hưng Nghiêm và Tinh Lâu Ngũ Phượng” (Đại Việt sử ký toàn thư). Cuối thời Lý, hoàng cung ở Thăng Long bị đốt cháy gần hết, nhà Trần lên ngôi phải sửa sang, xây dựng lại Hoàng thành. Trong thành nội từ năm 1230, lập cung điện lầu gác làm nơi thiết triều, phía Đông phía Tây làm hành lang Giải Vũ. Bên trái là cung Thánh Từ (hay Phụng Thiên, Vạn Thọ) - nơi thượng Hoàng ở, bên phải là cung Quan Triều vua ở. Cung Lệ Thiên, Thưởng Xuân là chỗ ở của Cung nữ. Sừ cung là cung Thái tử. Điện Diên Hồng diễn ra Hội nghị Diên Hồng nổi tiếng trong lịch sử về sự kiện vua quan và quân dân Đại Việt thời Trần đồng tâm quyết chiến với giặc Nguyên Mông với tiếng hô vang dội “Sát Thát”. Điện Tập Hiền là nơi Thái sư Trần Quang Khải tiếp đãi sứ Nguyên sau 3 lần chiến thắng. Điện Diên Hiền, Bát Giác nơi vua thiết yến các quan. Vọng Lâu nơi vua ngự xem lính đấu nhau với voi hổ, chuồng hổ đặt ngay dưới lầu. Điện Đại Minh, nơi vua ngự cho bách quan chầu lạy trước khi dự Hội thề mồng 4 tháng Tư. Ngoài ra còn một số điện lớn nữa như Long Phượng, Đức Huy… Theo quan niệm của người Á Đông xưa, Rồng tượng trưng cho nhà vua, còn Phượng tượng trưng cho Hoàng hậu, đồng thời biểu thị khái niệm Âm- Dương. Rồng có kiểu mũi Sư Tử, mắt lồi vừa phải, bộ tóc chải ngược với các sợi lớn hất lên trên, để lộ chiếc gáy đầy vẩy kép, kiểu đồng tiền cổ. Miệng Rồng há to ngậm một khối tròn tượng trưng cho viên ngọc (Tâm linh) hay bầu trời biểu thị cho sức mạnh siêu nhiên của vũ trụ. Con Rồng còn là mẫu vật chung của các cư dân Đông Nam Á. Nếu Rồng đất nung có vẻ đẹp nam tính đầy khí phách kiêu hùng thì hình tượng Phượng lại được thể hiện vẻ đẹp tinh tế, duyên dáng vô cùng nữ tính. Còn Uyên - Ương chỉ cặp chim trời cùng họ với vịt sống ở nước, con đực (uyên) và con cái (ương) sống không bao giờ rời nhau thường dùng trong văn chương để ví cặp vợ chồng đẹp đôi, gắn bó thủy chung. Để tô điểm, tôn vinh thêm sự lộng lẫy, uy nghi và thanh thoát, lãng mạn cho các công trình kiến trúc của Hoàng thành, các triều đại phong kiến đã đặt đầu Rồng - Phượng, Uyên - Ương… những hiện vật đất nung có kích thước khá lớn ở 2 đầu mái của bờ nóc công trình. Chúng có kích thước càng lớn đặt trên đầu mái càng chứng tỏ công trình kiến trúc được xây dựng với tầm vóc quy mô, hoành tráng và có sức chịu lực cao, độ bền vững chãi. Trương Thị Kim Dung Tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long hoặc một số di tích chùa chiền lớn ở Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên hẳn mọi người đã được chiêm ngưỡng nhiều loại cổ vật quý làm bằng các chất liệu khác nhau, trong đó có một số tác phẩm gốm màu đỏ tạo hình Rồng - Phượng, Uyên - Ương mà các nhà khảo cổ học nước ta khai quật được. Điều đáng chú ý là phần lớn những điêu khắc đất nung ấy có kích thước khá lớn và được chế tác cực kỳ tinh xảo. Theo sử sách và nhiều nguồn tài liệu ghi chép thì Hoàng thành Thăng Long xưa được các vua của vương triều Lý - Trần xây dựng rất quy mô. Những công trình kiến trúc bề thế ấy không những phát triển về chiều rộng mà còn vươn tỏa cả chiều cao. Cung điện xây trên nền cao phải bước qua nhiều bậc thềm mới lên đến nơi. Nhiều kiến trúc 2 tầng, dưới là điện trên là gác. Điện đều có hành lang rộng trên là tầng hai gác, nối công trình kiến trúc này với công trình kiến trúc khác. Thí dụ năm 1368, nhà Trần cho xây hành lang dài (trường lang) từ gác Nguyên Huyền vắt thẳng đến cửa Đại Triều ở phía Tây để tiện cho bách quan tiến triều tránh mưa nắng. Mỗi công trình có chức năng, công năng riêng biệt: Lầu vua ngự 4 tầng, lầu chuông Chính Dương nơi xem giờ khắc, gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi dạo ngắm… Tất thảy được “Chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có” (Đại Việt sử lược) “Các cung điện lầu gác này thường được xây thành từng cụm quây quần với nhau tạo nên quần thể kiến trúc trông rất bề thế”. Sau khi dời đô, vua Lý Thái Tổ cho xây cung điện trong kinh thành Thăng Long với bố cục như sau: “Phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính Nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm Rồng, trong thềm Rồng có hành lang dẫn ra xung quanh 4 phía. Sau điện Càn Nguyên lại dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho Cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở 4 phía: phía Đông gọi là cửa Tường Phù, phía Tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía Nam gọi là cửa Đại Hưng, phía Bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa Hưng Nghiêm và Tinh Lâu Ngũ Phượng” (Đại Việt sử ký toàn thư). Cuối thời Lý, hoàng cung ở Thăng Long bị đốt cháy gần hết, nhà Trần lên ngôi phải sửa sang, xây dựng lại Hoàng thành. Trong thành nội từ năm 1230, lập cung điện lầu gác làm nơi thiết triều, phía Đông phía Tây làm hành lang Giải Vũ. Bên trái là cung Thánh Từ (hay Phụng Thiên, Vạn Thọ) - nơi thượng Hoàng ở, bên phải là cung Quan Triều vua ở. Cung Lệ Thiên, Thưởng Xuân là chỗ ở của Cung nữ. Sừ cung là cung Thái tử. Điện Diên Hồng diễn ra Hội nghị Diên Hồng nổi tiếng trong lịch sử về sự kiện vua quan và quân dân Đại Việt thời Trần đồng tâm quyết chiến với giặc Nguyên Mông với tiếng hô vang dội “Sát Thát”. Điện Tập Hiền là nơi Thái sư Trần Quang Khải tiếp đãi sứ Nguyên sau 3 lần chiến thắng. Điện Diên Hiền, Bát Giác nơi vua thiết yến các quan. Vọng Lâu nơi vua ngự xem lính đấu nhau với voi hổ, chuồng hổ đặt ngay dưới lầu. Điện Đại Minh, nơi vua ngự cho bách quan chầu lạy trước khi dự Hội thề mồng 4 tháng Tư. Ngoài ra còn một số điện lớn nữa như Long Phượng, Đức Huy… Theo quan niệm của người Á Đông xưa, Rồng tượng trưng cho nhà vua, còn Phượng tượng trưng cho Hoàng hậu, đồng thời biểu thị khái niệm Âm- Dương. Rồng có kiểu mũi Sư Tử, mắt lồi vừa phải, bộ tóc chải ngược với các sợi lớn hất lên trên, để lộ chiếc gáy đầy vẩy kép, kiểu đồng tiền cổ. Miệng Rồng há to ngậm một khối tròn tượng trưng cho viên ngọc (Tâm linh) hay bầu trời biểu thị cho sức mạnh siêu nhiên của vũ trụ. Con Rồng còn là mẫu vật chung của các cư dân Đông Nam Á. Nếu Rồng đất nung có vẻ đẹp nam tính đầy khí phách kiêu hùng thì hình tượng Phượng lại được thể hiện vẻ đẹp tinh tế, duyên dáng vô cùng nữ tính. Còn Uyên - Ương chỉ cặp chim trời cùng họ với vịt sống ở nước, con đực (uyên) và con cái (ương) sống không bao giờ rời nhau thường dùng trong văn chương để ví cặp vợ chồng đẹp đôi, gắn bó thủy chung. Để tô điểm, tôn vinh thêm sự lộng lẫy, uy nghi và thanh thoát, lãng mạn cho các công trình kiến trúc của Hoàng thành, các triều đại phong kiến đã đặt đầu Rồng - Phượng, Uyên - Ương… những hiện vật đất nung có kích thước khá lớn ở 2 đầu mái của bờ nóc công trình. Chúng có kích thước càng lớn đặt trên đầu mái càng chứng tỏ công trình kiến trúc được xây dựng với tầm vóc quy mô, hoành tráng và có sức chịu lực cao, độ bền vững chãi. Trương Thị Kim Dung Trở về đầu trang Kiến trúc thời Lý - Trần Long Phượng Uyên Ương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10