Sưu tập súng thần công ở bảo tàng Hà Tĩnh Sưu tập súng thần công ở bảo tàng Hà Tĩnh Thời gian qua Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được sưu tập súng thần công qua những phát hiện trên địa bàn và các vùng lân cận với những tiêu bản mới, độc, phong phú về xuất xứ, kích cỡ, trọng lượng. Súng thần công là vũ khí quan trọng và khá phổ biến trong chiến trận thời cận hiện đại ở Việt Nam và thế giới. Ngoài những sưu tập súng thần công phong phú về số lượng, loại hình hiện được lưu giữ tại Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và một số bảo tàng và di tích trên cả nước thì thời gian qua Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được sưu tập súng thần công qua những phát hiện trên địa bàn và các vùng lân cận với những tiêu bản mới, độc, phong phú về xuất xứ, kích cỡ, trọng lượng. Súng thần công bằng đồng được ông Nguyễn Công Huấn, ngụ tại xã Sơn Phú - Hương Sơn phát hiện trong quá trình làm nhà. Súng dài 77cm, nặng 41kg, có dáng thon dần từ đuôi đến nòng súng, gọn nhẹ, khá đẹp và còn nguyên vẹn. Súng có màu vàng xanh, đúc bằng hợp kim, trong đó đồng chiếm tỷ lệ cao nhất. Dọc thân súng chia khoảng cách đều là 4 đường viền nổi (đai) bao quanh thân súng. Trên thân súng phía dưới đai đuôi súng có 1 lỗ nhỏ đề tiếp lửa qua bùi nhùi phát nổ. Chính giữa thân súng có hai trục đối xứng là trục quay và đỡ súng lên giá. Nghiên cứu bước đầu trên cơ sở căn cứ vào địa điểm phát hiện và những sự kiện lịch sử có liên quan, đây có thể là khẩu súng còn lại của nghĩa quân Phan Đình Phùng trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thể kỷ XIX. Súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân Tam vị chi nhất”, súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân tam vị chi nhị” và súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân tam vị chi tam” là hiện vật độc bản mang cùng tên, cùng chất liệu, đúc cùng một năm, cùng một triều vua nhà Nguyễn, cùng kích thước, hình dáng, trọng lượng; được phát hiện, sưu tầm cùng một năm. Là những khẩu thần công có kích thước vào loại lớn nhưng lại có nhiều đồ án hoa văn trang trí bằng phương pháp đúc nổi công phu, tinh tế. Các đồ án hoa văn trang trí trên súng trước đây đều được nạm bạc cầu kỳ, đặc biệt ở phần đầu súng, thân súng và đuôi súng. Đó là những đề tài cúc dây, lá đề, rồng chầu mặt nguyệt, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm. Các hoa cúc dây được lồng vào nhau đối xứng bao quanh súng. Rồng triều mặt nguyệt bao quanh bài minh văn chữ Hán, phía trên bài minh văn trang trí hình vương miện. Trên đó có trang trí cúc dây và chấm tròn. Súng có kích thước dài 243cm, đường kính nòng 23cm, đường kính đáy 45cm; trọng lượng thể hiện trên bề mặt trục súng có nạm bạc 7 chữ Hán thể chân thư ghi trọng lượng: 重二千零八十斤 , phiên âm: trọng nhị thiên linh bát thập cân, dịch nghĩa: Nặng 2080 cân theo hệ đo lường cổ Việt Nam, bằng 1.257,36kg . Súng có màu nâu xám, hình trụ tròn, thon nhỏ dần về phía miệng súng. Giữa súng có trục súng và đáy vành có tác dụng cố định súng trên giá đỡ, bên trên có quai súng được tạo hình đầu rồng. Súng có hai vòng đai tăng cường, xung quanh có các hoa văn trang trí. Đáy nòng là nơi đặt đạn tỳ vào tấm chèn có độ hở nòng. Tiếp đó là khoang để thuốc súng có lỗ thông hơi ra bên ngoài. Ở họng súng, mép miệng có các đường gân nổi. Hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu đều được nạm bạc cầu kỳ, tinh tế (nhưng sau khi được trục vớt lên, hai khẩu thần công bị người dân bóc hết phần nạm bạc có trên súng). Các đề tài trang trí trên đầu, thân, thân súng là các hoa văn truyền thống như cúc dây, rồng triều mặt nguyệt, đầu rồng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm . Các hoa cúc dây được lồng vào nhau đối xứng bao quanh súng. Rồng triều mặt nguyệt bao quanh bài minh văn chữ Hán. Phía trên bài minh văn trang trí hình vương miện (Hiện chỉ còn hai bài ở trên khẩu thứ nhất và khẩu thứ hai). Trên đó, có trang trí cúc dây và chấm tròn. Về niên đại, phía sau bề mặt đuôi súng ba vị thần công đều ghi một dòng chữ Hán: 明 命 二 年 歲 次 辛 巳 吉月日 鑄, phiên âm: Minh Mệnh nhị niên tuế thứ Tân Tị cát nguyệt nhật chú, nghĩa là đúc vào ngày lành, tháng tốt, năm Minh Mệnh thứ 2 (Tân Tị 1821). Phía dưới thân ba súng thần công đều ghi dòng chữ Hán tên người nhận lệnh vua đúc súng. Dòng chữ Hán đó được phiên âm là: Vụ Khố thần Trần Đăng Long phụng chú, tạm dịch: Thần ở Vụ khố Trần Đăng Long vâng mệnh đúc. Theo các tài liệu Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mệnh cho đúc 269 khẩu thần công bằng đồng trong đó có ba khẩu “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân”. Sưu tập súng thần công ở Hà Tĩnh tuy số lượng phát hiện chưa nhiều, nhưng có các tiêu bản khác nhau, về trọng lượng, kích cỡ và xuất xứ, đa dạng về công lực. Đây là những tiêu bản có xuất xứ từ phương Tây, Việt Nam nhưng đều có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX. Đặc biệt, 3 súng Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2599/QĐ-TTg vào tháng 12 năm 2013, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Hà Tĩnh, là bộ hiện vật quý, giúp các nhà nghiên cứu, khách tham hiểu thêm về các loại vũ khí. Ngoài ra, ba khẩu thần công còn là báu vật được tôn sùng như thần linh truyền nối các đời sau thờ cúng. Chúng là biểu tượng uy quyền của nhà vua, sức mạnh của một đất nước đang phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Điều này không chỉ thể hiện ở tên súng “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân”, kích thước, trọng lượng to lớn mà còn thể hiện ở hoa văn trang trí của súng đạt trình độ thẩm mỹ, văn hóa, khoa học cao, cho thấy trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật luyện kim màu, kỹ thuật đúc súng có trọng lượng, kích thước lớn của nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX. Tài liệu tham khảo: Hồ sơ lý lịch hiện vật lưu trữ tại kho bảo quản Bảo tàng Hà Tĩnh. Hồ sơ đăng ký Bảo vật quốc Gia lưu giữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Nguyễn Thị Thương Hiền Nguồn: Bảo tàng Tỉnh Hà Tĩnh Thời gian qua Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được sưu tập súng thần công qua những phát hiện trên địa bàn và các vùng lân cận với những tiêu bản mới, độc, phong phú về xuất xứ, kích cỡ, trọng lượng. Súng thần công là vũ khí quan trọng và khá phổ biến trong chiến trận thời cận hiện đại ở Việt Nam và thế giới. Ngoài những sưu tập súng thần công phong phú về số lượng, loại hình hiện được lưu giữ tại Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và một số bảo tàng và di tích trên cả nước thì thời gian qua Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được sưu tập súng thần công qua những phát hiện trên địa bàn và các vùng lân cận với những tiêu bản mới, độc, phong phú về xuất xứ, kích cỡ, trọng lượng.Súng thần công bằng đồng được ông Nguyễn Công Huấn, ngụ tại xã Sơn Phú - Hương Sơn phát hiện trong quá trình làm nhà. Súng dài 77cm, nặng 41kg, có dáng thon dần từ đuôi đến nòng súng, gọn nhẹ, khá đẹp và còn nguyên vẹn. Súng có màu vàng xanh, đúc bằng hợp kim, trong đó đồng chiếm tỷ lệ cao nhất. Dọc thân súng chia khoảng cách đều là 4 đường viền nổi (đai) bao quanh thân súng. Trên thân súng phía dưới đai đuôi súng có 1 lỗ nhỏ đề tiếp lửa qua bùi nhùi phát nổ. Chính giữa thân súng có hai trục đối xứng là trục quay và đỡ súng lên giá. Nghiên cứu bước đầu trên cơ sở căn cứ vào địa điểm phát hiện và những sự kiện lịch sử có liên quan, đây có thể là khẩu súng còn lại của nghĩa quân Phan Đình Phùng trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thể kỷ XIX.Súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân Tam vị chi nhất”, súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân tam vị chi nhị” và súng thần công “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân tam vị chi tam” là hiện vật độc bản mang cùng tên, cùng chất liệu, đúc cùng một năm, cùng một triều vua nhà Nguyễn, cùng kích thước, hình dáng, trọng lượng; được phát hiện, sưu tầm cùng một năm. Là những khẩu thần công có kích thước vào loại lớn nhưng lại có nhiều đồ án hoa văn trang trí bằng phương pháp đúc nổi công phu, tinh tế. Các đồ án hoa văn trang trí trên súng trước đây đều được nạm bạc cầu kỳ, đặc biệt ở phần đầu súng, thân súng và đuôi súng. Đó là những đề tài cúc dây, lá đề, rồng chầu mặt nguyệt, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm. Các hoa cúc dây được lồng vào nhau đối xứng bao quanh súng. Rồng triều mặt nguyệt bao quanh bài minh văn chữ Hán, phía trên bài minh văn trang trí hình vương miện. Trên đó có trang trí cúc dây và chấm tròn. Súng có kích thước dài 243cm, đường kính nòng 23cm, đường kính đáy 45cm; trọng lượng thể hiện trên bề mặt trục súng có nạm bạc 7 chữ Hán thể chân thư ghi trọng lượng: 重二千零八十斤 , phiên âm: trọng nhị thiên linh bát thập cân, dịch nghĩa: Nặng 2080 cân theo hệ đo lường cổ Việt Nam, bằng 1.257,36kg . Súng có màu nâu xám, hình trụ tròn, thon nhỏ dần về phía miệng súng. Giữa súng có trục súng và đáy vành có tác dụng cố định súng trên giá đỡ, bên trên có quai súng được tạo hình đầu rồng. Súng có hai vòng đai tăng cường, xung quanh có các hoa văn trang trí. Đáy nòng là nơi đặt đạn tỳ vào tấm chèn có độ hở nòng. Tiếp đó là khoang để thuốc súng có lỗ thông hơi ra bên ngoài. Ở họng súng, mép miệng có các đường gân nổi. Hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu đều được nạm bạc cầu kỳ, tinh tế (nhưng sau khi được trục vớt lên, hai khẩu thần công bị người dân bóc hết phần nạm bạc có trên súng). Các đề tài trang trí trên đầu, thân, thân súng là các hoa văn truyền thống như cúc dây, rồng triều mặt nguyệt, đầu rồng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm . Các hoa cúc dây được lồng vào nhau đối xứng bao quanh súng. Rồng triều mặt nguyệt bao quanh bài minh văn chữ Hán. Phía trên bài minh văn trang trí hình vương miện (Hiện chỉ còn hai bài ở trên khẩu thứ nhất và khẩu thứ hai). Trên đó, có trang trí cúc dây và chấm tròn. Về niên đại, phía sau bề mặt đuôi súng ba vị thần công đều ghi một dòng chữ Hán: 明 命 二 年 歲 次 辛 巳 吉月日 鑄, phiên âm: Minh Mệnh nhị niên tuế thứ Tân Tị cát nguyệt nhật chú, nghĩa là đúc vào ngày lành, tháng tốt, năm Minh Mệnh thứ 2 (Tân Tị 1821). Phía dưới thân ba súng thần công đều ghi dòng chữ Hán tên người nhận lệnh vua đúc súng. Dòng chữ Hán đó được phiên âm là: Vụ Khố thần Trần Đăng Long phụng chú, tạm dịch: Thần ở Vụ khố Trần Đăng Long vâng mệnh đúc. Theo các tài liệu Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mệnh cho đúc 269 khẩu thần công bằng đồng trong đó có ba khẩu “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân”. Sưu tập súng thần công ở Hà Tĩnh tuy số lượng phát hiện chưa nhiều, nhưng có các tiêu bản khác nhau, về trọng lượng, kích cỡ và xuất xứ, đa dạng về công lực. Đây là những tiêu bản có xuất xứ từ phương Tây, Việt Nam nhưng đều có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX. Đặc biệt, 3 súng Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2599/QĐ-TTg vào tháng 12 năm 2013, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Hà Tĩnh, là bộ hiện vật quý, giúp các nhà nghiên cứu, khách tham hiểu thêm về các loại vũ khí. Ngoài ra, ba khẩu thần công còn là báu vật được tôn sùng như thần linh truyền nối các đời sau thờ cúng. Chúng là biểu tượng uy quyền của nhà vua, sức mạnh của một đất nước đang phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Điều này không chỉ thể hiện ở tên súng “Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân”, kích thước, trọng lượng to lớn mà còn thể hiện ở hoa văn trang trí của súng đạt trình độ thẩm mỹ, văn hóa, khoa học cao, cho thấy trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật luyện kim màu, kỹ thuật đúc súng có trọng lượng, kích thước lớn của nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX.Tài liệu tham khảo:Hồ sơ lý lịch hiện vật lưu trữ tại kho bảo quản Bảo tàng Hà Tĩnh. Hồ sơ đăng ký Bảo vật quốc Gia lưu giữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh.Nguyễn Thị Thương HiềnNguồn: Bảo tàng Tỉnh Hà Tĩnh Trở về đầu trang Súng thần công bảo tàng Hà Tĩnh bộ sưu tập 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10