Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc, Việt Nam Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc, Việt Nam Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn Tháp Bình Sơn là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý (năm 1009 – 1225) - Trần (năm 1225- 1400). Năm 1969, tháp có nguy cơ bị sụp đổ do lũ dâng lên đến tận chân tháp làm nền tháp suy yếu. Năm 1972, tháp được được rỡ ra và phục dựng lại. Tháp Bình Sơn cùng với tháp Phổ Minh (chùa Phổ Minh, Nam Định, tháp mộ đặt xá lỵ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cao 20m, 13 tầng, tầng dưới bằng đá tầng trên bằng gạch)…, là những ngôi tháp còn khá nguyên vẹn, được xây dựng từ thời Lý – Trần. Tháp Bình Sơn trong quần thể chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, ao và giếng cổ bên cạnh Chức năng của tháp và số tầng tháp Về chức năng, tháp chùa có thể là điện thờ Phật, bên trong đặt các linh vật như tượng, hoặc xá lợi Phật; có thể là dạng tháp mộ, trong lòng tháp là mộ. Chiều cao của tháp thể hiện vị thế của tháp cũng như kỹ thuật xây dựng. Tháp Bình Sơn tương truyền có 13 tầng và chưa rõ là điện thờ hay tháp mộ. Tháp hiện chỉ còn 1 tầng bệ và 11 tầng tháp với chiều cao 16,5 mét. Tháp có mặt bằng hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét. Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn. Trên nóc tháp xưa còn có một hình khối búp hoa sen tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát, nay không còn. Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Sơ đồ mặt bằng và mặt đứng tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Kỹ thuật xây dựng Tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch chịu lực và gạch ốp trang trí bên ngoài. Gạch chịu lực - “Gạch khẩu”: có nhiều cỡ, hình chữ nhật, để trơn, dầy mỏng không nhất loạt như nhau. Kích thước gạch khẩu nhỏ: 0,25m x 0,25m x 0,06m; gạch khẩu lớn: 0,45m x 0,25m x 0,08m. Những viên gạch này được dùng để xây chân bệ, thân tháp và các gờ tường nhô dần ra ngoài tạo thành các diềm mái phân cách các tầng. Gạch ốp bên ngoài gồm: Loại gạch ốp chân bệ, các đường diềm mái và loại gạch ốp phần thân tháp. Gạch ốp thân tháp đa phần là gạch vuông, 0,35- 0,40m x 0,35 - 0,40m x 0,08m. Mặt ngoài gạch ốp có trang trí hoa văn rất phong phú tùy theo vị trí mỗi tầng. Mỗi viên gạch được tạo dáng với hoa văn hoàn chỉnh, đánh dấu vị trí trước khi đem nung. Gạch xây và gạch ốp liên kết với nhau bằng vữa. Tháp Bình Sơn làm liên tưởng tới kỹ thuật xây dựng đền tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Quảng Nam (Di sản văn hóa thế giới năm 1999), được xây dựng vào thế kỷ 4- 14, cùng thời kỳ với tháp Bình Sơn. Trang trí tháp Tầng dưới tháp có các mảng trang trí hoàn chỉnh. Càng lên cao, mức độ trang trí càng giảm dần. Các chi tiết trang trí trên bệ tháp và thân tháp Bình Sơn về cơ bản gồm: Sư tử hý cầu; Rồng; Lá đề, là hình tượng trang trí tương đối phổ biến; Hoa cúc dây; Cánh sen; Chạc ba hay con sơn mô phỏng theo kết cấu gỗ, không chỉ là chi tiết kiến trúc mà còn là chi tiết chạm nổi hoặc là để đỡ chi tiết trang trí khác. Các mảng trang trí rất phong phú, đa dạng và hiện tiếp tục là đề tài cho các nghiên cứu về nguồn gốc thời Lý hay Trần của những chi tiết trang trí này. Phần bệ tháp Bình Sơn Phần thân tháp Bình Sơn Trang trí tại phần diềm mái của các tầng tháp Bình Sơn Tranh trí hình Rồng Trang trí hình Lá đề Trang trí hình chạc ba hay con sơn tại bề mặt tháp Bình Sơn Trang trí phía trên các lỗ cửa (giả) tại bề mặt tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc. Chùa Vĩnh Khánh Chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) được dựng từ thời Trần Thánh Tông (hoàng đế thứ 2 triều Trần, trị vì 1258 – 1278). Đầu thế kỷ 15, chùa bị giặc Minh Trung Quốc phá hủy hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng lại vào năm 1883, thời vua Tự Đức (vị hoàng đế thứ 4 triều Nguyễn, trị vì từ năm 1847 – 1883) là ngôi chùa nhỏ. Chùa được đại tu vào năm 1976. Phía trước chùa, gần tháp Bình Sơn có một cây đại cổ thụ, đã có 500 tuổi. Tháp Bình Sơn và chùa Vĩnh Khánh hiện tại không phải là đồng nhất thể. Tháp Bình Sơn có trục trung tâm là trục Nam – Bắc, còn chùa Vĩnh Khánh hiện tại lệch hẳn sang phía Tây. Kết quả khảo cổ cũng cho thấy, niên đại của tháp sớm hơn chùa tới vài thế kỷ và nếu như có một ngôi chùa cùng thời với tháp, thì nó không nằm ở vị trí ngôi chùa hiện tại mà phải ở sau và cùng trục trung tâm với tháp (điều này cũng tương tự như Chùa Một Cột hay Liên Hoa đài và Chùa Diên Hựu Ba Đình). Chùa Vĩnh Khánh hiện tại có điện thờ Phật với kết cấu kiểu chữ “đinh” hay chữ T, gồm Tiền đường và Chính điện; điện thờ Mẫu và các công trình phụ trợ. Tòa Tiền đường, chùa Vĩnh Khánh Tượng thờ bên trong Chính điện, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc là ngọn tháp đất nung thời Lý – Trần cao nhất còn lại đến ngày nay, mang vẻ đẹp tổng hòa của kiến trúc và nghệ thuật. Ngọn tháp cũng là nơi ẩn chứa nhiều huyền thoại về vùng đất Sông Lô, Vĩnh Phúc, về sức mạnh của Phật pháp dòng Thiền phái Trúc Lâm thời bấy giờ. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn Tháp Bình Sơn là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý (năm 1009 – 1225) - Trần (năm 1225- 1400). Năm 1969, tháp có nguy cơ bị sụp đổ do lũ dâng lên đến tận chân tháp làm nền tháp suy yếu. Năm 1972, tháp được được rỡ ra và phục dựng lại. Tháp Bình Sơn cùng với tháp Phổ Minh (chùa Phổ Minh, Nam Định, tháp mộ đặt xá lỵ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cao 20m, 13 tầng, tầng dưới bằng đá tầng trên bằng gạch)…, là những ngôi tháp còn khá nguyên vẹn, được xây dựng từ thời Lý – Trần. Tháp Bình Sơn trong quần thể chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, ao và giếng cổ bên cạnh Chức năng của tháp và số tầng thápVề chức năng, tháp chùa có thể là điện thờ Phật, bên trong đặt các linh vật như tượng, hoặc xá lợi Phật; có thể là dạng tháp mộ, trong lòng tháp là mộ. Chiều cao của tháp thể hiện vị thế của tháp cũng như kỹ thuật xây dựng.Tháp Bình Sơn tương truyền có 13 tầng và chưa rõ là điện thờ hay tháp mộ. Tháp hiện chỉ còn 1 tầng bệ và 11 tầng tháp với chiều cao 16,5 mét.Tháp có mặt bằng hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét. Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.Trên nóc tháp xưa còn có một hình khối búp hoa sen tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát, nay không còn. Tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Sơ đồ mặt bằng và mặt đứng tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc Kỹ thuật xây dựngTháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch chịu lực và gạch ốp trang trí bên ngoài.Gạch chịu lực - “Gạch khẩu”: có nhiều cỡ, hình chữ nhật, để trơn, dầy mỏng không nhất loạt như nhau. Kích thước gạch khẩu nhỏ: 0,25m x 0,25m x 0,06m; gạch khẩu lớn: 0,45m x 0,25m x 0,08m. Những viên gạch này được dùng để xây chân bệ, thân tháp và các gờ tường nhô dần ra ngoài tạo thành các diềm mái phân cách các tầng.Gạch ốp bên ngoài gồm: Loại gạch ốp chân bệ, các đường diềm mái và loại gạch ốp phần thân tháp. Gạch ốp thân tháp đa phần là gạch vuông, 0,35- 0,40m x 0,35 - 0,40m x 0,08m. Mặt ngoài gạch ốp có trang trí hoa văn rất phong phú tùy theo vị trí mỗi tầng. Mỗi viên gạch được tạo dáng với hoa văn hoàn chỉnh, đánh dấu vị trí trước khi đem nung.Gạch xây và gạch ốp liên kết với nhau bằng vữa. Tháp Bình Sơn làm liên tưởng tới kỹ thuật xây dựng đền tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Quảng Nam (Di sản văn hóa thế giới năm 1999), được xây dựng vào thế kỷ 4- 14, cùng thời kỳ với tháp Bình Sơn. Trang trí thápTầng dưới tháp có các mảng trang trí hoàn chỉnh. Càng lên cao, mức độ trang trí càng giảm dần.Các chi tiết trang trí trên bệ tháp và thân tháp Bình Sơn về cơ bản gồm: Sư tử hý cầu; Rồng; Lá đề, là hình tượng trang trí tương đối phổ biến; Hoa cúc dây; Cánh sen; Chạc ba hay con sơn mô phỏng theo kết cấu gỗ, không chỉ là chi tiết kiến trúc mà còn là chi tiết chạm nổi hoặc là để đỡ chi tiết trang trí khác.Các mảng trang trí rất phong phú, đa dạng và hiện tiếp tục là đề tài cho các nghiên cứu về nguồn gốc thời Lý hay Trần của những chi tiết trang trí này. Phần bệ tháp Bình Sơn Phần thân tháp Bình Sơn Trang trí tại phần diềm mái của các tầng tháp Bình Sơn Tranh trí hình Rồng Trang trí hình Lá đề Trang trí hình chạc ba hay con sơn tại bề mặt tháp Bình Sơn Trang trí phía trên các lỗ cửa (giả) tại bề mặt tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc.Chùa Vĩnh KhánhChùa Vĩnh Khánh (chùa Then) được dựng từ thời Trần Thánh Tông (hoàng đế thứ 2 triều Trần, trị vì 1258 – 1278). Đầu thế kỷ 15, chùa bị giặc Minh Trung Quốc phá hủy hoàn toàn.Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng lại vào năm 1883, thời vua Tự Đức (vị hoàng đế thứ 4 triều Nguyễn, trị vì từ năm 1847 – 1883) là ngôi chùa nhỏ. Chùa được đại tu vào năm 1976.Phía trước chùa, gần tháp Bình Sơn có một cây đại cổ thụ, đã có 500 tuổi.Tháp Bình Sơn và chùa Vĩnh Khánh hiện tại không phải là đồng nhất thể. Tháp Bình Sơn có trục trung tâm là trục Nam – Bắc, còn chùa Vĩnh Khánh hiện tại lệch hẳn sang phía Tây. Kết quả khảo cổ cũng cho thấy, niên đại của tháp sớm hơn chùa tới vài thế kỷ và nếu như có một ngôi chùa cùng thời với tháp, thì nó không nằm ở vị trí ngôi chùa hiện tại mà phải ở sau và cùng trục trung tâm với tháp (điều này cũng tương tự như Chùa Một Cột hay Liên Hoa đài và Chùa Diên Hựu Ba Đình).Chùa Vĩnh Khánh hiện tại có điện thờ Phật với kết cấu kiểu chữ “đinh” hay chữ T, gồm Tiền đường và Chính điện; điện thờ Mẫu và các công trình phụ trợ. Tòa Tiền đường, chùa Vĩnh Khánh Tượng thờ bên trong Chính điện, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh PhúcTháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Sông Lô, Vĩnh Phúc là ngọn tháp đất nung thời Lý – Trần cao nhất còn lại đến ngày nay, mang vẻ đẹp tổng hòa của kiến trúc và nghệ thuật. Ngọn tháp cũng là nơi ẩn chứa nhiều huyền thoại về vùng đất Sông Lô, Vĩnh Phúc, về sức mạnh của Phật pháp dòng Thiền phái Trúc Lâm thời bấy giờ. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Trở về đầu trang Tháp Bình Sơn Sông Lô Vĩnh Phúc Phật Giáo Thiền phái Trúc Lâm 7.5 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10