Làng Đông Hồ (thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), nổi tiếng với nghề vẽ, khắc tranh dân gian; được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2013.
“Đám
cưới chuột” - tác phẩm nổi tiếng về dòng tranh Đông Hồ,
phản ảnh hiện thực xã hội thời phong kiến.
Hai câu thơ trong bài “Bên kia sông Đuống”
của nhà thơ Hoàng Cầm đã toát lên hồn dân
tộc trong nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ:
“Tranh Đông Hồ gà, lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Không
gian tranh dân gian Đông Hồ tại nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu
Sam.
Nét
bút tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
Tranh dân gian Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố
cục và khuôn hình; với những chất liệu hoàn toàn
tự nhiên. Tranh đa dạng về nội dung, phản ánh hiện thực xã hội,
ước mơ, khát vọng của con người về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc...
Có thể nói, giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là
thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều
tham gia làm tranh.
Thế
hệ con, cháu nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam vẫn mải miết với nghề ông
cha để lại.
Công
đoạn làm giấy dó để vẽ tranh.
Chợ
Đông Hồ nhìn từ trên đê Sông Đuống, xưa kia nhộn
nhịp bán tranh vào mỗi dịp tết.
Ngày nay, do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng
Đông Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Hiện, dân
làng Đông Hồ chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã,
chỉ còn gia đình hai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn
Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di
sản tranh Đông Hồ. Nếu có dịp về thăm làng tranh dân gian
Đông Hồ, du khách như tìm thấy nét tinh hoa thấm đẫm
hồn dân tộc.
Báo Ảnh Đất Mũi