Chùa Thần Quang (Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 250 năm, vào cuối đời Hậu Lê, từ một am tranh thờ Phật. Chùa uy nghi, bề thế, là một trong những nơi thu hút nhiều thế hệ phật tử ngưỡng vọng về cửa Phật. Điểm đặc biệt của chùa là bức tượng Phật đúc đồng, giữ kỷ lục tượng phật to, đẹp nhất Việt Nam.
Các tư liệu lịch sử cho biết, từ nửa đầu thế kỷ XX, trụ trì
ngôi chùa Thần Quang là Thượng tọa Vĩnh Tường thuộc hệ phái Tào Động. Xuất phát
từ lòng thành kính tu đạo, ông bày tỏ ý nguyện: “Tôi nghĩ cần có sự trang
nghiêm và tôn kính thờ Phật. Hàng trăm pho tượng nhỏ, bình thường không gây được
trong lòng người sự khởi kính và lòng tin mạnh mẽ. Từ lâu nay, tôi có ý định chỉ
thờ trên chùa ba pho tượng: A Di Đà ở giữa, hai vị Bồ tát (Đại Thế Chí và Quán
Thế Âm – TG) lập hai bên. Tượng phải thật nguy nga, đồ sộ. Tôi muốn làm một điều
gì thật khả dĩ khiến người nước ngoài phải chú ý tới phật giáo Việt Nam. Hơn nữa,
đề cao trình độ văn hóa - mỹ thuật nước nhà, ghi nhận bước tiến mới trong kỹ
thuật đúc tượng…”.
Ý tưởng của ông được các tăng ni, phật tử và toàn cư dân,
nghệ nhân và thợ đúc đồng làng Ngũ Xã (nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba
Đình, Hà Nội) nhiệt tình ủng hộ. Một phong trào vận động quyên tiền của cả
trong làng và các làng lân cận được phát động. Kết quả, đã thu được 800.000 đồng
Đông Dương và lượng lớn vàng để xây dựng chùa.
Những tay nghề tuyệt diệu
Một ban chỉ đạo kỹ thuật được bầu ra do các thợ cả tinh
thông tay nghề và đứng đầu là Nguyễn Văn Tùy. Các thợ lành nghề trợ giúp gồm:
Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Pháp, Nguyễn Văn Dùng và Lại Văn Ngân. Thiết kế mẫu
do ông Nguyễn Văn Hậu, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đảm nhận.
Để làm được công trình trình kỳ vĩ này, kíp thợ đã làm việc trong suốt 3 năm
(1949 - 1952).
Từ tính toán và bản vẽ trên giấy rồi làm khuôn mẫu, ghép
trong, lồng ngoài…cho tới nấu đồng nóng chảy để rót vào khuôn là cả một quá
trình học hỏi, lao động miệt mài và sáng tạo của kíp thợ.
Lượng đồng được lấy từ các pho tượng tôn vinh các nhân vật
và sự việc thuộc địa do chính quyền Pháp dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà
Nội như tượng toàn quyền Paul Bert (vườn hoa Paul Bert, nay là vườn hoa Lý Thái
Tổ), tượng “bà đầm xòe” (dựng trên nóc Tháp Rùa), và tượng Canh nông (ở gần Cột
cờ Hà Nội). Khi chính phủ Trần Trọng Kim lên chấp chính, những pho tượng đó bị
rỡ xuống và đem nấu chảy ra, đúc lại làm tượng.
Pho tượng được đúc là tượng Phật A Di Đà theo thế ngồi kiết
già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 m và cân nặng 12.300 kg.
Hiện nay vẫn được đặt ở vị trí trung tâm chùa và là niềm tự hào của làng đúc đồng
nằm giữa lòng thủ đô.
Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng tại chùa Thần Quang do nghệ
nhân làng Ngũ Xã đúc từ năm 1949-1952.
Ngày 25/10/1952 khởi đầu cho công đoạn quyết định: Nấu đồng
chảy để rót vào khuôn. Riêng công đoạn này, ban chỉ đạo đã phải huy động đến
300 người nấu đồng và phục vụ đúc tượng.
Từ ngày 26/10/1952 (tức ngày 8/9 năm NhâmThìn), nhiều người
dân gần, xa đã nô nức đổ về làng Ngũ Xã như đi hội, là tín hiệu tốt lành với sự
thành công của quy trình đúc đại tượng này. 10 giờ sáng hôm đó, đồng được rót
vào khuôn. Công việc tiến hành liên tục cho tới 13 giờ 10 phút. Đó là 3 tiếng đồng
hồ lịch sử của người dân Ngũ Xã.
Đây là pho tượng thể hiện trình độ kỹ thuật đúc đồng có một
không hai của Việt Nam: Đúc liền khối đồng mà rỗng. Nét mặt Phật A di đã cân đối,
đầy vẻ từ tâm, trang nghiêm mà đôn hậu của Đức Vô lượng quang Phật, Vô lượng thọ
Phật...
Chùa Thần Quang (Ngũ Xã, Ba Đình, Hà Nội) là nơi lưu giữ bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ nổi tiếng khắp cả nước.
Khung cảnh ở sân chùa Thần Quang khi các nghệ nhân đúc đồng của làng Ngũ Xã đang tiến hành đúc tượng Phật khổng lồ. Việc đúc tượng được tiến hành từ năm 1949-1952 dưới sự chủ trì của thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý.
Lò nấu đồng được dùng trong quá trình đúc tượng Phật Ngũ Xã. Có 10 chiếc lò như vậy đã được dùng để nấu trên 10 tấn đồng của bức tượng. Các nghệ nhân Nguyễn Văn Hiếu vẽ kiểu tượng
và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi công việc.
Khuôn tượng cao khoảng 4 mét. Đồng nóng chảy được đổ vào khuôn để tạo thành hình tượng Phật. Lượng đồng đúc tượng được lấy từ các pho tượng tôn vinh chế độ thuộc địa do chính phủ Pháp dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà Nội trước năm 1945.
Đồng nóng chảy được rót từ lò vào chậu làm bằng đất nung rất dày.
Dòng đồng nóng đỏ chảy vào chậu.
Rót đồng lỏng từ chậu vào khuôn tượng qua một cái lỗ trên khuôn.
Các nghệ nhân thao tác một cách thận trọng và tỉ mỉ.
Khuôn tượng sau khi đã đổ đầy đồng.
Những chiếc lỗ dùng để rót đồng trên đỉnh khuôn bốc khói nghi ngút. Khi đồng nguội, khuôn tượng sẽ được dỡ bỏ.
Khuôn được dỡ từ trên xuống, phần đầu tượng lộ ra trước tiên.
Bức tượng dần hiện ra trong sự phấn khích của những người chứng kiến.
Toàn bộ bức tượng sau khi dỡ khuôn.
Việc đúc tượng Phật đã thành công tốt đẹp. Sư trụ trì, các chức sắc thành phố chụp ảnh lưu niệm bên bức tượng.
Di dời tượng vào khu vực điện thờ.
Tượng A Di Đà trong tòa chính điện
Đại tượng Phật A Di Đà hiện đứng thứ hai về trọng lượng, chỉ
sau đại tượng Đức Phật tổ Như Lai của nghệ nhân Vũ Văn Thuấn (làng đúc đồng Ý
Yên, Nam Định). Ngày 14/9/2002, đại tượng này được rước từ cơ sở đúc đồng Ý Yên
về an tọa tại chùa Non Nước (Sóc Sơn, Hà Nội).
Đó là kỷ lục mới thời
khoa học - kỹ thuật hiện đại. Cả hai vị đại tượng này đã trở thành huyền thoại
sống, ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng mọi tăng ni, phật tử, khách hành hương và
là minh chứng sống về sự phát triển của nghề đúc đồng Việt Nam.
Nguồn: Phật Việt