Tổ Quốc - Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.
Sư tử đá
Chùa Phật tích có tên là Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Đông. Nếu từ Hà
Nội, đi theo đường quốc lộ số 1 mới (đường cao tốc), đến biển chỉ đường
"Chùa Phật Tích", rẽ tay phải vào đường số 295, đi 7 km thì đến chùa
Phật Tích.
Các linh thú đều trong tư thế phủ phục - quỳ chầu
Đây là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" thì chùa Vạn phúc được xây dựng
vào năm 1057. Nhưng theo "Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh" (bộ ván khắc
còn lưu ở chùa Dâu huyện Thuận Thành) và truyền thuyết dân gian thì có
thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỷ thứ III.
Chùa Vạn Phúc được
xây dựng trên núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, núi Tiên Du, núi
Nguyệt Hằng), cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống. Tính từ cổng
chùa lên đến vườn tháp, khu vực chùa có 3 lớp.
Những linh thú này đều có trong tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp
Sư tử
biểu trưng của sức mạnh
Tượng 10 linh thú gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp
đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Đây là những hiện vật
gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối (trừ con trâu).
Riêng phần tai, sừng, đuôi được làm rời rồi lắp ghép vào thân linh thú
bằng liên kết mộng. Mình của một số con thú được chạm văn mây, móc nối
mềm mại.
Mỗi linh thú cao khoảng 1,2m, dài 1,5-1,8m và đều được
đặt trên bệ đá hoa sen dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ
đá tạc nổi hình tròn trang trí những cánh hoa sen cách điệu, mặt bên
chạm nổi hình dàn nhạc công đang biểu diễn.
Voi được coi là sức mạnh tinh thần. Tê giác biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát.
Ngựa biểu tượng cho năng lượng và sức lực trong việc hành pháp. Trâu
mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tư tại trong thế giới của Phật.
Lối lên Tam Bảo
Tam quan
Gác chuông
Ngoài 10 linh thú bằng đá trên, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với pho
tượng đá A Di Đà (cũng có người cho đó là tượng Thích Ca, có người gọi
là Thế tôn).Thân tượng được tạo bằng chất liệu đá xanh nguyên khối. Cả
phần thân tượng và phần bệ có chiều cao là 4,7 mét (trong đó phần bệ đá
hoa sen có chiều dài là 1,7 mét, chiều rộng 0,8 mét, chiều cao 0,36 mét.
Đây được coi là pho tượng bằng đá cổ nhất Việt Nam – bảo vật quốc gia.
Tượng phật A Di Đà - Một tác phẩm điêu khắc thời Lý
Sau chùa, vẫn còn khoảng 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá, là nơi cất
giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đấy, phần lớn được dựng vào thế
kỉ XVII. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám
thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn…
Vườn bảo tháp
Giếng đá cổ dưới chân chùa
Ở chùa, còn có những di vật thời Lý khác như
đá ốp tường, đấu kê chân tảng... trên đó chạm khắc các hình Kim Cương,
Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v... Đó là những họa tiết, nét kiến trúc
xưa được lưu giữ lại đã phản ánh sâu sắc thế giới đời sống người Việt
từ sinh hoạt đến phong tục, tập quán đến những quan niệm tinh thần.
Với
những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật đó, ngày
31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt xếp hạng Di tích
quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật chùa Phật
Tích.
Ngày nay, chùa Phật tích đã và đang trở thành địa điểm du lịch tâm linh, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế/.
Vi Phong