Việt Phủ Thành Chương - quần thể nhà cổ, tái hiện không gian xưa của
người Việt. Ngay cổng vào đã gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp cổ xưa của
cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. (Ảnh: Zing)
Việt Phủ Thành Chương - quần thể nhà cổ, tái hiện không gian xưa của
người Việt. Ngay cổng vào đã gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp cổ xưa của
cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. (Ảnh: Zing)
Được xây dựng vào năm 2011 bởi họa sĩ Thành Chương, thế nhưng đã có
không ít người khi lần đầu tới đây đã lầm tưởng rằng Việt Phủ Thành
Chương là một khu di tích lịch sử lâu đời bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh
tịnh.
Hình ảnh đặc trưng thôn quê miền Trung du Bắc Bộ cùng hồ cá xanh
biếc, giếng nước trong veo, thêm vài bộ bàn đá để du khách nghỉ ngơi
cùng không gian thanh tịnh là điểm nổi bật níu kéo bước chân du khách.
Ngay từ khi đặt chân tới đây, có thể thấy ngay hình ảnh cổng gỗ có 3
cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ,
xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế.
(Ảnh: Zing)
Con đường dẫn lối du khách từ cổng vào tham quan toàn bộ Việt Phủ mang đậm dấu ấn xa xưa với hàng gạch Bát Tràng. (Ảnh: Zing)
Việt Phủ nằm tại hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. (Ảnh: Zing)
Tới Việt Phủ Thành Chương, du khách có thể hòa mình vào không gian thiên
nhiên xanh mát và trong lành, mỗi người đều có thể thong dong trở về
với những kí ức thời thơ ấu với chiếc chõng tre bên hiên nhà ba gian hay
ngồi nghỉ chân trên bộ trường kỷ. Nơi đây đầy ắp những hình ảnh tái
hiện kí ức đầy dung dị và giản đơn, nhưng đã in hằn một tình cảm thân
thương vào trong trái tim người dân Việt.
Không gian xanh mát với cây xanh và hồ cá cùng những vật dụng quen thuộc với người dân Việt Nam. (Ảnh: Caocuong)
Chính nét đẹp thôn dã, điền địa của Việt phủ và khả năng sắp đặt nghệ
thuật một cách tinh tế, khéo léo và tài tình của người xây dựng đã thổi
vào đây một hơi thở mới, mang đến vẻ đẹp dung dị, giản đơn khác biệt
hoàn toàn với chốn xô bồ thường nhật.
Đến Việt Phủ Thành Chương, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng nét đẹp
tổng thể về làng quê Bắc bộ Việt Nam có từ hàng trăm năm trước. (Ảnh:
Phuongbuurin)
Có thể thấy, điểm nổi bật trong quần thể kiến trúc ở đây là những ngôi
nhà được thiết kế, xây dựng với nhiều phong cách, từ nhà sàn của dân tộc
Mường đến nhà ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của nhân
dân đồng bằng Bắc Bộ.
Dạo quanh một vòng khắp nơi này, du khách sẽ được cảm nhận không gian
đậm chất lịch sử. Đầu tiên sẽ là vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên
gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc
Hương, quán Xuân Phong,… (Ảnh: Zing)
Việt Phủ Thành Chương tái hiện thành công hình ảnh của làng quê Bắc bộ Việt Nam có từ hàng trăm năm trước. (Ảnh: Zing)
Quần thể kiến trúc cổ xưa cùng hàng nghìn hiện vật văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê. (Ảnh: Zing)
Ngoài 3 kiến trúc nhà cổ đặc trưng, nơi đây còn có nhiều công trình kiến
trúc rất đẹp khác, điển hình như khu thờ Phật Tổ ngoài trời.
Nơi đây được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Tổ ở chính giữa, xung
quanh là các cây hương bằng đá, hai bên bậc đá dẫn lên chân Phật Tổ có
đặt rất nhiều cây cảnh, càng tôn thêm vẻ đẹp của nơi thờ tự. (Ảnh: Zing)
Khung cảnh đầy cổ kính với cây cổ thụ lâu đời và khư vực thờ cúng được bài trí tôn nghiêm. (Ảnh: Zing)
Chính những nét đẹp này đã thu hút những dấu chân gần xa của du khách
tới với Việt Phủ Thành Chương. Không chỉ vậy còn có rất nhiều bạn trẻ
tới đây để lưu giữ cho mình những hình ảnh độc đáo và đẹp mắt.
(Ảnh: Xuanquynh)
(Ảnh: Xuanquynh)
(Ảnh: Xuanquynh)
Hình ảnh được chụp tại Lầu son gác tía. (Ảnh: mllelibi)
(Ảnh: Cuongpo)
Cùng xem thêm một số hình ảnh của Việt Phủ Thành Chương:
(Ảnh: Zing)
(Ảnh: Myhacao)
(Ảnh: thuyttu)
(Ảnh: Hdvsn)
Sân khấu múa rối nước. (Ảnh: Phuongbuurin)