Côn Đảo đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn rất nhiều khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá và được bình chọn là một trong 10 quần đảo đẹp nhất, bí ẩn nhất thế giới. Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến - Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Đây là ngôi miếu duy nhất nằm trên Côn Đảo. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của Côn Đảo.
1. Thời gian thích hợp
Thời gian từ ra tết đến hết mùa hè, từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo . Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo .
Tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Thời gian này thích hợp cho các tour tham quan trên biển, lặn ngắm san hô và khám phá đảo hoang. Đây cũng là mùa vích từ khắp nơi về Côn Đảo đẻ trứng.
Tháng 10 đến hết tháng 2, do ảnh hưởng gió Đông Bắc, vùng biển của Vịnh Côn Sơn thường có sóng lớn nhưng mặt ở phía Tây và Tây Nam mặt biển vẫn ềm đềm và ít chịu tác động của sóng gió. Du khách có thể đến Bãi Đầm Trầu, bãi Suối Nóng và thỏa thích tắm biển ở đây. Nếu có điều kiện, du khách vẫn có thể thuê tàu khám phá hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ. Đây là 2 hòn đảo còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và là nơi tập trung rất nhiều san hô và đàn cá rạn đầy màu sắc.
2. Phương tiện di chuyển
Có hai phương tiện chính để đến Côn Đảo là tàu và máy bay:
– Đi Máy Bay : nếu các bạn lựa chọn phương tiện đến Côn Đảo là máy bay thì du khách có thể xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Và dĩ nhiên giá vé máy bay sẽ đắt gấp nhiều lần so với giá vé tàu thủy.
– Đi Tàu : nếu các bạn đi tàu thì du khách phải xuất phát từ cảng Vũng Tàu với thời gian lộ trình là nữa ngày ( tàu chỉ chạy trong điều kiện thời tiết cho phép ). Có 2 loại tàu một là đi tàu thường giá rẻ và loại tàu cao tốc thì hơi mắc một tý.
+ Tàu thường : khởi hành từ cảng Cát Lở Vũng Tàu, tàu chạy mất 12 tiếng, có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Đặt vé theo địa chỉ sau : Số 1007/36 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu (Điện thoại: 064.3 838 684).
+ Tàu cao tốc : khởi hành từ cảng Bạch Đằng hoặc cảng Cát Lở Vũng Tàu, tàu chạy mất 4,5 tiếng, ghế ngồi máy lạnh. Đặt vé theo địa chỉ sau : Số 51 Hàm Nghi, Quận 1 (Điện thoại: 08 3 914 7806- 3 821 8185), địa chỉ Vũng Tàu như phía trên : Số 1007/36 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu (Điện thoại: 064.3 838 684).
Đặt chân lên Côn Đảo, du khách có thể gọi taxi hoặc thuê xe máy để tham quan những địa điểm trong thành phố. Dịch vụ taxi duy nhất ở Côn Đảo là Dầu Khí, lựa chọn này khiến du khách tốn khá nhiều tiền. Lựa chọn tiết kiệm hơn là thuê xe máy, điều lưu ý là du khách phải đổ xăng trước khi di chuyển quá xa, vì Côn Đảo chỉ có 1 trạm xăng dầu duy nhất.
Để tham quan biển và các hòn đảo nhỏ lân cận, du khách thường thuê thuyền hoặc ca nô để trải nghiệm cảm giác mạnh, phóng thật nhanh và lượn lờ trên biển xanh, dưới bầu trời tươi mát thật tuyệt vời.
3. Khách sạn
Trên Côn Đảo không có nhiều khách sạn và nhà nghỉ. Dưới đây, là một số lựa chọn các bạn có thể tham khảo:
– Nhà Nghỉ Ba Đoàn : nằm ở bãi biển An Hải, bãi biển rất đẹp dài cát trắng mịn, phòng đầy đủ tiện nghi máy lạnh, tivi, wifi, nước nóng,…phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, có không gian riêng cho khách nghỉ ngơi hóng gió biển. Nhà nghỉ còn có bếp riêng dành cho du khách muốn tự mình tổ chức bữa ăn như chính ở nhà mình…Tại nhà nghỉ cũng có vựa hải sản tha hồ lựa chọn hải sản mà không cẩn đi chợ. Liên hệ đặt phòng : số 50 đường Tôn Đức Thắng – Côn Đảo. Điện thoại: 0643 830 181 – 0983 567 153.
– Nhà nghỉ Thanh Long : nằm ngay bãi biển An Hải, phòng nghỉ thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, phục vụ chu đáo. Liên hệ đặt phòng : Nhà nghỉ Thanh Long – đường Tôn Đức Thắng – Côn Đảo. Điện thoại: 01696.141.204 – 0913186803.
– Khách sạn Six Senses (5 sao): Phổ biến nhất cho du khách đến du lịch nghỉ dưỡng là khách sạn Six Senses với những khu biệt thự ven biển phục vụ cách dịch vụ chất lượng cao giá khá đắt.
– Khách sạn Hải An Côn Đảo (1 sao): gần trung tâm thành phố thường được những du khách đi công tác hay có công việc cần xử lý lựa chọn, khu nghỉ dưỡng Côn Đảo Vũng Tàu đạt chuẩn 3 sao được nhiều du khách lựa chọn nhất bởi mọi thứ đều được phục vụ tốt nhất. Địa chỉ: Hồ Thanh Tòng, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Điện thoại: +84 169 682 0563.
4. Ăn gì
ỐC VÚ NÀNG
Những con ốc hình chóp, ngọt thịt, thơm ngon dù nuớng, luộc, xào, làm gỏi,… ngon nhất là ốc Vú Nàng nướng mỡ hành. Các quán ăn ở đây đều phục vụ đặc sản này. Bạn có có thể vừa thưởng thức hải sản vừa ngắm biển xanh ngắt.
CÁ MÚ
Đặc sản vùng biển đảo. Thịt cá dai, ngọt và thơm.
TÔM HÙM VÀ TÔM HÙM MŨ NI
Tôm hùm được xem là “vua hải sản” ở Côn Đảo, tuy không rẻ hơn trong đất liền bao nhiêu nhưng tôm ở đây tươi ngon đặc biệt.
MỨT HẠT BÀNG
Cây bàng mọc khắp nơi trên Côn Đảo. Quả bàng chín vàng ươm, bóc lớp thịt lộ ra hạt trắng nõn. Hạt bàng ở Côn Đảo đợc rang mặn với muối hay rang ngọt cùng đường. Ăn bùi, thơm giòn. Hẩu như ai đến du lịch Côn Đảo cũng mua vài cân mứt hạt bàng về làm quà. Gía tầm 20-30 nghìn/kg. Mùa cao điểm có thể lên đến 50 nghìn/kg.
MẮM HÀU
Món nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn ở Côn Đảo. Làm từ thịt hàu trắng tươi, trộn với muối, ớt, gia vị,… trong nhiều ngày, lắng ra loại nước thơm lừng màu nâu đỏ làm nên sự độc đáo cho các món ăn ở đây.
TRÙNG BIỂN (SÁ SÙNG)
Là món ăn bổ dưỡng rất giàu dinh dưỡng, trùng biển xào mướp có hương vị ngọt thanh và làm tăng hương vị cho món ăn hấp dẫn này.
MẮM NHUM
Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít, có bán đây đó ở chợ.
5. Một số điểm tham quan
- Trại tù Phú Hải: trại giam lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo do thực dân Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19.
- Chuồng cọp Pháp - Mỹ: khu trại giam do Pháp và Mỹ xây dựng để giam giữ những nhân vật tù chính trị cao cấp thời kỳ chiến tranh.
- Nghĩa trang Hàng Dương: đài tưởng niệm chung cho gần 2000 ngôi mộ của các chiến sỹ yêu nước.
- Miếu Bà Phi Yến: ngôi miếu duy nhất - một trong rất ít di sản văn hóa dân gian Côn Đảo. Vào ngày 18-10 âm lịch hàng năm diễn ra lễ hội trang trọng để tưởng nhớ Bà Phi Yến – người phụ nữ trung trinh tiết liệt và giàu lòng yêu nước.
- Chùa Vân Sơn: ngôi chùa đầu tiên và duy nhất trên Côn Đảo
- Miếu Cậu: nơi thờ Hoàng tử Cải con vua Nguyễn Ánh và thứ phi Phi Yến.
- Biển Đầm Trầu: bãi cát mịn, nước biển trong xanh là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất tại Côn Đảo.
- Cảng Bến Đầm: xung quang được bao bọc, che chắn bởi các dãy núi và đảo nhỏ, khi đến đây khách có thể trải nghiệm sinh hoạt đời thường của ngư dân địa phương.
- Mũi Cá Mập, Đỉnh Tình Yêu, Bãi Nhát.
- Cầu tàu 914: cây cầu là ký ức không thể quên của những chiến sĩ cách mạng bị tù đày trong những năm tháng chiến tranh tại Côn Đảo.
6. Mua gì về làm quà
MẮM HÀU
Là một món có hương vị khá khác biệt và cũng là quán quen thuộc của người dân miền biển như Côn Đảo. Mắm hàu là loại nước chấm không thể thiếu trong các bữa ăn và còn là món quà du khách ra thăm đảo mua về cho bạn bè, người thân thưởng thức. Món Hàu tươi ngon sẽ được bóc vỏ, rửa sạch sau đó đảo đều với muối, ớt bột cùng với các loại gia vị khác rồi bỏ vào chai và ủ trong khoảng 20 – 25 ngày.
MỨT HẠT BÀNG
Mứt hạt bàng là món quà lý tưởng nhất khi bạn không biết đi Côn Đảo mua quà gì. Khi bàng chín, người dân Côn Đảo sẽ thu hoạch, đem phơi khô và chuẩn bị công đoạn tách hạt. Tách hạt bàng là công việc khó khăn nhất, trái bàng phải phơi thật khô, sau đó dùng dao bén chặt đôi lấy hạt ra. Hạt bàng có hình dẹp, dài, màu nâu nhạt, có vị bùi bùi, béo béo rất thơm ngon. Để chế biến hạt bàng chỉ có 2 cách: rang muối và rang đường.
YẾN SÀO
Đến Côn Đảo, du khách phải mua yến sào trực tiếp ở đây bởi giá sẽ rẻ hơn mà chất lượng lại cao hơn so với các mặt hàng mua trên mạng hay mua ngoài siêu thị, cửa hàng.
7. Một số lưu ý
Nên mang theo giày cao cổ hoặc giày chuyên dụng.
Dịch vụ trên đảo còn nhiều thiếu thốn và đắt đỏ nên bạn phải chuẩn bị đầy đủ về tâm lý và vật chất trước khi lên đảo.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, thuốc men, kem chống nắng, mũ món và đồ ăn. Nếu khám phá đảo bằng xe máy thì nên mang theo xăng dự trữ, vì trên đảo chỉ có một cây xăng.
Khi đặt vé tàu nên đặt vé khứ hồi, vì khi vào mùa du lịch, rất khó để bạn mua vé về.