Nằm ở điểm cực Bắc nước ta, Đồng Văn và Lũng Cú thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ từ những dãy núi hiểm trở thách thức ý muốn chinh phục cùng những ngôi nhà dân dã, mộc mạc nhuốm màu hoài niệm từ thời gian.
1. Giới thiệu sơ lược
★ Đồng Văn, là một huyện vùng cao biên giới của Hà
Giang, có diện tích hơn 451,000 km2; gồm 2 thị trấn và 17 xã.
Trong đó, khu cao nguyên đá Đồng văn nằm ở độ cao hơn 1.000
m trải dài qua địa bàn 4 huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn,
Mèo Vạc) là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong
và ngoài nước. Đây là một trong những vùng đá
vôi đặc biệt chứa đựng những dấu ấn về lịch sử phát triển của vỏ trái
đất cách đây hàng trăm triệu năm.
★ Lũng Cú, được gọi là nóc nhà của Việt Nam nằm trên
đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách thành phố Hà Giang khoảng
200 km và nằm ở khu vực có độ cao từ 1,600m đến 1,800m trên
mực nước biển. Ở đây gồm có 9 thôn bản là nơi sinh sống
của các dân tộc Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo.
Thu nhập chính ở đây chủ yếu là từ nghề làm nương rẫy
và làm ruộng bậc thang. Riêng đồng bào dân tộc
Mông và Lô Lô vẫn còn duy trì nghề dệt truyền
thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải.
2. Nên đến đây vào mùa nào ?
Do khí hậu ôn hòa nên bạn có thể đến đây
vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tiểu biểu nhất là
những khoảng thời gian sau:
❀ Tháng 1-2: Mùa hoa đào, hoa mận, hoa cải vàng
Do sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nên hoa đào,
hoa mận ở đây thường nở muộn hơn so với các nơi khác. Nhưng
cảnh sắc lúc này thì lại đặc biệt bội phần; ngàn bông
hoa xinh đẹp nở rộ tựa như hàng ngàn chú bướm tung cánh
rực rỡ khiến những dãy núi hoang sơ kia cũng hóa dịu dàng,
đằm thắm.
❀ Tháng 3-4: mùa hoa gạo
Mùa hoa đào, hoa mận vừa qua cũng là lúc hoa gạo bắt
đầu bung nở. Đặc biệt là vào tháng 3, khắp nơi chỉ toàn
một màu đỏ rực tựa như ngọn lửa sưởi ấm khắp buôn làng.
❀ Tháng 9-10: Mùa lúa chín
Còn gì tuyệt vời hơn khi đứng trên cao và tận hưởng bức
tranh cao nguyên đá hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang trải
rộng ngút ngàn. Bên dưới còn lấp ló những con
người lạc quan, dù còn nghèo khó vẫn luôn giữ
một nụ cười tươi tắn trên môi.
❀ Tháng 10-12: Mùa hoa tam giác mạch
Thông thường hoa sẽ nở rộ vào cuối tháng 10, đầu tháng
11, và cùng là thời điểm đẹp nhất ở Đồng Văn.
Hoa tam giác mạch có vòng đời khoảng một tháng, mới
đầu hoa nở có màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím
và cuối cùng là đỏ sậm.
3. Đến đây như thế nào ?
➼ Đồng Văn
Muốn đến Đồng Văn bạn có thể đi xe khách lên đến Hà Giang,
sau đó thuê xe máy hoặc ô tô riêng để đi tiếp.
Nên chọn đi xe khách từ đêm hôm trước, đến khoảng 5h sáng
hôm sau lên tới Hà Giang để không bị lãng phí
thời gian.
Đồng Văn cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 140km.
Sau khi tới bến xe Hà Giang bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách
đi sau:
+ Xe khách: Bạn có thể bắt xe đi Đồng Văn tại bến xe Hà Giang,
với giá vé dao động khoảng 80k/người. Thời gian xe xuất phát
thường là 5h , 10h30, 11h và 12h.
+ Xe máy: bạn có thể thuê xe máy ở Hà Giang để
tự mình di chuyển tới Đồng Văn với giá thuê khoảng 200k/chiếc/ngày.
➼ Đồng Văn – Lũng Cú
Từ Đồng Văn, bạn có thể chạy xe máy đến ngã ba Khèn
rẽ phải và đi tiếp tầm 26km nữa sẽ đến Lũng Cú. Trường hợp muốn than
quan xung quan thì từ ngã ba Khèn bạn có thể đi về hướng
Sa Phìn cũng sẽ đến được Lủng Cú, nhưng phải mất hơn 15km nữa.
4. Chọn chổ ở ra sao ?
Diện tích ở thị trấn Đồng Văn khá khiêm tốn, hệ thống nhà
nghỉ, khách sạn có khá nhiều để phụ vụ khách du lịch.
Từ kiểu nhà homestay, nhà nghỉ, cho đến các khách sạn
cao cấp đều có đủ. Giá phòng trung bình dao động từ
150k – 300k/phòng/đêm.
Gợi ý một số nhà nghỉ tiêu biểu:
✓ Nhà nghỉ coffe Phố Cổ Đồng Văn: Thị trấn Đồng văn, Hà Giang.
✓ Nhà nghỉ Thiên Hương: Số nhà 23 đường 3/2 thị trấn Đồng Văn,
Đồng Văn, Hà Giang.
✓ Nhà nghỉ Khải Hoàn: Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang.
✓ Nhà nghỉ Bác Chi: Sau khu chợ Đồng Văn.
✓ Nhà nghỉ Việt Trung: Cạnh huyện đội Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang.
✓ Nhà nghỉ Lũng Cú: Xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà
Giang.
5. Món ăn đặc sản
❖ Bánh cuốn chan
Món ăn được chế biến khá đơn giản, chỉ là những miếng bánh
cuốn tráng mỏng trên bếp củi, cho ra bát ăn kèm vời thịt,
trứng, cùng nước ninh xương nhưng lại tạo nên được hương vị hấp dẫn
đến khó cưỡng.
Ngoài ra còn giò đũa được thả kèm vào bát
canh, quyện lẫn vị ngọt của nước xương, mùi thơm của hành lá
tạo nên một tác phẩm đặc biệt.
❖ Phở Tráng Kìm
Món ăn này được chế biến khá đơn giản, sử dụng bánh
phở, thịt gà đồi,… nhưng với những công thức rất riêng
đã tạo nên được hương vị thơm ngon, đậm đà. Những sợ phở dai,
được cắt khá thô, nhưng lại mang một chút phong vị núi
rừng vô cùng ấn tượng.
❖ Thắng cố và rượu ngô
Thắng cố và rượu ngô không chỉ là đặc sản hấp dẫn ở Đồng
Văn, mà còn là món ăn khoái khẩu của đại đa số
người dân vùng cao. Món thắng cố được chế biến từ nội tạng ngựa
hoặc bò, đem sơ chế sạch sẽ và nấu chín nhưng không ướp
gia vị để giữ nguyên mùi đặc trưng. Khi dùng có thể nhâm
nhi với rượu ngô để tăng thêm hương vị.
❖ Lạp xưởng gác bếp
Là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình vùng
cao. Lạp xưởng gác bếp thường dược đem hấp, rán làm đồ nhắm
rượu, hoặc cũng có thể sử dụng để chế biến cùng rất nhiều nguyên
liệu khác để tạo nên rất nhiều món ăn đa dạng.
❖ Cháo ấu tẩu
Để khám phá trọn vẹn ẩm thực Đồng Văn thì không thể
bỏ qua món cháo ấu tẩu. Món cháo được chế biến từ gạo,
thịt bằm hoặc chân giò, các nguyên liệu gia vị. Đặc biệt
người ta sẽ cho thêm ấu tẩu – loại thực phẩm có chứa độc tố cao,
có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu như bạn không chế
biến đúng cách, nhưng chính bởi hương vị đắng và lạ
của ấu tẩu đã làm nên sức hấp dẫn cho món ăn.
❖ Thắng dền
Là một đặc sản của vùng cao nguyên đá, thoáng
nhìn thắng dền giống với món bánh trôi tàu của
người dưới xuôi nhưng có những nét rất riêng. Những viên
bánh thắng dền được thả trong bát có hỗn hợp nước đường ngọt
ngậy với nước cốt dừa và gừng tạo nên một hương vị ngọt, béo
và cay nồng.
❖ Mèn mén và tổ chua
Có thể hiểu đơn giản đó là món làm từ ngô
tẻ qua nhiều công đoạn để có được thứ bột ngô rồi đem hấp chín.
Món mèn mén được thưởng thức khi nóng, nhai kỹ thấy
một vị ngọt bùi ở đầu lưỡi. Tổ chua lại làm từ bột đậu, nấu kèm
rau cải mèo có vị thanh mát nên thường ăn kèm
với mèn mén để tại nên một tổng thể hài hòa hơn.
6. Điểm đến nổi bật
✪ Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú, nơi được xem là Nóc nhà của Việt Nam,
tọa lạc lại đỉnh núi Long Sơn cao hơn 1,700m. Đứng từ đây nhìn
xuống bạn sẽ thấy 2 nguồn nước lớn lớn ở phía dưới, tượng trưng cho mắt rồng
và đây cũng là nguồn nước chính để các đồng bào
dân tộc sử dụng.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục
dựng và tôn tạo hiện giờ có hình bát giác
và chiều cao trên 30m được khánh thành ngày 25/9/2010,
nên trên là lá cờ đổ thắm tung bay đầy kêu hãnh.
✪ Thị trấn Phó Bảng
Nằm sát với đường biên giới Việt – Trung, bị che lấp sau những
dãy núi cao chót vót, nên Phó Bảng còn
được gọi với cái tên Thị trấn bị lãng quên. Đến đây
, ngoài việc khám phá quan cảnh thiên nhiên hùng
vĩ, các du khách đến đây còn được hòa mình
vào cuộc sống đơn sơ, giản dị và mộc mạc của các đồng bào
dân tộc, cũng như tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa nơi
đây. Tuy cuộc sống khá trầm lặng do dân cư thưa thớt, nhưng nếu
may mắn đi vào đúng dịp phiên chợ lùi diễn ra thì
bạn sẽ vô cùng bất ngờ bởi sự chuyển mình sống động đầy ấn tượng.
✪ Phố cổ Đồng Văn
Đây là một khu phố lâu đời, có rất nhiều công trình
kiến trúc lên tới hàng trăm năm tuổi và vẫn giữ nguyên
được nét đẹp hòai cổ và những thiết kế như ban đầu. Bên
cạnh đó, không gian yên bình của khu phố sẽ giúp
bạn luôn cảm thấy dễ chịu và xóa tan cảm giác mệt mỏi
thường ngày. Hiện nay, phố cổ Đồng Văn còn khoảng 40 ngôi nhà
cổ xưa, được xây dựng từ những năm 1810, trong đó có rất nhiều
ngôi nhà ấn tượng được làm bằng gỗ và được trang trí
đèn lồng đỏ trước cửa rất lộng lẫy.
✪ Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn hay còn gọi là sơn nguyên
Đồng Văn, là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt
Nam. Tại đây có nhiều mẫu hóa thạch của các loài
đã được tìm thấy, ước tính niên đại cách đây
400 - 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi
đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh
bởi các núi đất.
Ngày 3/10/2010, nơi này đã được UNESCO chính thức công
nhận là Công viên địa chất toàn cầu – danh hiệu
duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
✪ Hang Rồng – Xã Sảng Tùng
Bao đời nay, người dân Lùng Thàng, xã Sảng Tùng
vẫn truyền tai nhau câu chuyện kì bí về hang Rồng. Đó
là hiện tượng những người ăn thịt hay uống rượu khi đến hang, thì
nước ở trong hang không biết từ đâu lại chảy tới rất nhiều, khiến họ
phải bỏ chạy và nơi đây chỉ những người thanh khiết mới có thể
bước vào.
Bên cạnh con đường nhỏ gập ghềnh vào trong hang là một dòng
suối nhỏ, trong vắt chảy róc rách.bên trong hang là hàng
nghìn đụn nhũ đá đẹp, rất lộng lẫy với nhiều hình thù
kỳ thú như chùm đèn pha lê, tượng Phật, chùm khế,
vòi con bạch tuộc, những chú cá sấu...
✪ Dinh Vương
Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng
đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà
Phìn hiện ra trên đỉnh đồi. Do địa hình đặc biệt có một
khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần
kim quy được cho là sẽ giúp sự nghiệp của ông được thành
công nên nơi này đã được chọn để xây Dinh Vương.
Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia
thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với tổng cộng 64 buồng được
xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông
và ngói làm từ đất nung.
7. Lễ hội
✓ Lễ Hội Hoa tam giác mạch
Tháng 10 – tháng 11 hàng năm, Hà Giang lại tổ
chức lễ hội tam giác mạch để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa này
và lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông.
Tam giác mạch, một loài hoa mỏng manh, khiêm nhường nở rộ giữa
núi non hùng vĩ tại nên một tuyệt tác mỹ miều. Hằng năm
lễ hội thu hút vô số bạn bè trên mọi miền Tổ quốc cùng
về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn, thưởng thức
những món ẩm thực đặc sắc và trải nghiệm cuộc sống dân dã
với đồng bào vùng cao.
✓ Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Gầu Tào là lễ hội quan trọng nhất của người Mông, diễn ra trong
khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đến ngày Rằm tháng Giêng,
nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Gầu Tào” theo tiếng
Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất,
thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con
cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc
tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã
phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu,
ngô lúa đầy sàn… Đây cũng là dịp để mọi
người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên
và cùng nhau múa khèn, say bên những chén
rượu đầu xuân…
✓ Lễ Hội Cầu Trăng
Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết
Trung Thu), để cầu xin mẹ Trăng và các nàng tiên ban
cho các cây, con giống tốt, gặp nhiều điều kiện thuận lợi trong gieo
trồng, sản xuất chăn nuôi. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm
lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng
thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép
cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.
Sau khi đã làm lễ xong tất cả bà con trong bản quây quần
uống rượu, múa hát xung quanh bàn lễ. Ai cũng đều mặc những
trang phục đẹp nhất và say sưa cùng những làn điệu dân
ca, tiếng hát cọi, hát yếu… chan chứa tình yêu
quê hương đất nước.
8. Mua gì làm quà ?
☞ Chè Shan tuyết:
là loại trà có búp to màu trắng xám, dưới
lá trà phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân
gọi là trà tuyết.Trà Shan tuyết có mùi thơm dịu,
nước vàng sánh màu mật ong, được chế biến theo phương pháp
thủ công của người dân tộc Mông, Dao. Cây trà là
loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái trà
phải trèo hẳn lên cây. Có những gốc trà vài
người ôm không xuể. Chính vì vậy, mà nó
có hương vị rất riêng và rất tốt cho sức khỏe.
☞ Rượu ngô
Là một loại đặc sản do người H’mông nấu bằng phương pháp
thủ công truyền thống, có mùi thơm và vị ngọt của ngô
khác độc đáo. Khi nấu rượu, bà con mang bắp ngô xuống
tẻ hạt rồi đem luộc trong thời gian khá dài, khoảng 24h với lửa nhỏ.
Sau đó ngô được dải đều trên các nia mẹt, để nguội và
trộn với bánh men rượu. Rất nhiều du khách lựa chọn loại thức uống
nồng nàn này làm thứ quà lưu niệm dành tặng bạn
bè, người thân.
☞ Sản phẩm dệt thổ cẩm, dệt lanh
Ngoài những món đồ thủ công mỹ nghệ thì kỹ thuật dệt
của những đồng bào thiểu số cũng là một luawjc chọn tuyệt vời. Các
sản phẩm như khăn, trang phục, túi xách,.. đều được những bàn
tay khéo léo tạo ra và có màu sắc vô cùng
tự nhiên, bắt mắt.
☞ Đồ thủ công mỹ nghệ
Vùng cao Đồng Văn cũng rất nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ tinh tế. Một số món quà tiêu biểu mà bạn nên
chọn để tặng người thân là: khèn của người H’mông,
đồ trang sức, những món đồ thủ công chạm bạc, chạm khắc đá và
các phụ kiện dân tộc…
9. Lưu ý
➷ Phương tiện thích hợp nhất để đi đến những nơi này là
xe máy nhưng đường đi có khá nhiều đèo dốc đòi
hỏi bạn phải vô cùng tập trung và có tay lái vững.
➷ Ở Đồng Văn, những chỗ như quán cafe, phố cổ đều có homestay nhưng
điều kiện hơi thấp, khá ồn và nhiều muỗi nên bạn cũng nên
suy nghĩ kỹ nếu chọn ở khu vực này.
➷ Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên
đường có cắm một bụi lá cây xanh hoặc cắm cọc dấu thì
không nên vào vì có thể dân làng đang
có việc kiêng người lạ đến.
➷ Hỏi ý kiến người dân bản trước khi chụp ảnh họ và không
chụp ảnh với trẻ sơ sinh.
➷ Không thể hiện các hành động tình cảm nam nữ trước
mặt dân.
➷ Không bẻ hái những cây con hay mầm non đang mọc vì theo
quan niệm dân tộc vùng cao, hành động này sẽ mang đến
xui xẻo.
Nguồn : wiki-travel