Chuyện cổ tích có thật
Ngày 17.5, anh Lê Quang Thuận cùng em họ đã bắt xe lên Bà Nà chơi. Hôm đó đã là một ngày vui trọn vẹn với hai anh nếu như không có chuyện cái ví và số tiền lớn mang theo bị thất lạc…
“Khi xuống cabin, tôi tìm ví tiền để mua đồ ăn thì mới hay mình đã để lạc. Lúc ấy tôi cảm thấy vô cùng hoang mang”. Anh Thuận vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi kể lại câu chuyện: “Hôm đó cũng đã chiều muộn, tôi chỉ kịp báo cho một nhân viên hướng dẫn rồi trở về, không dám hi vọng gì”.
Trên đường về Đà Nẵng, anh lái taxi đã gieo niềm hy vọng cho anh Thuận khi an ủi: “Nếu ví của anh được nhân viên Bà Nà Hills nhặt được thì chắc chắn sẽ có người trao trả lại”.
Ngay sau khi nhận được tin báo, khu du lịch Sun World Ba Na Hills đã lập tức triển khai rà soát lại các tín hiệu camera và cuối cùng đã tìm ra tung tích của chiếc ví. Nhưng người nhặt được chiếc ví cũng đã rời Bà Nà.
Nhiều ngày, nhân viên Bà Nà Hills kiên trì gọi điện thoại thuyết phục, vị khách cuối cùng cũng đồng ý quay lại Bà Nà trao trả tài sản.
Sau 5 ngày phấp phỏng lo lắng và hy vọng, anh Thuận đã được nhận lại khối tài sản nguyên vẹn với tổng giá trị tài sản lên đến hơn 300 triệu đồng và nhiều giấy tờ quan trọng khác.
“Tôi không thể ngờ mình sẽ tìm lại được đầy đủ không thiếu thứ gì. Lời cảm ơn là không sao nói hết", anh Thuận xúc động.
Sức mạnh của lòng tin
Câu chuyện tìm lại được tài sản thất lạc của anh Thuận không phải là chuyện hiếm ở Bà Nà Hills. Khu du lịch này có hẳn một tủ đồ thất lạc, kèm theo đó là một quy trình tìm kiếm và trao trả đồ thất lạc cho du khách, bài bản, chuyên nghiệp.
Những câu chuyện nhỏ từ cái tủ đồ thất lạc đấy nhiều năm qua, cùng với hành trình tạo dựng những sản phẩm du lịch độc đáo của khu du lịch này, đã bền bỉ tạo dựng cho du khách cũng như người dân Đà Nẵng một niềm tin, rằng bất cứ thứ gì, khi đã là sản phẩm của Sun World Ba Na Hills thì đó sẽ là một sản phẩm du lịch chất lượng.
Như chuyện Bà Nà làm lễ hội chẳng hạn. Những năm gần đây, lễ hội đã trở thành một “thương hiệu” của Bà Nà Hills. Cứ đến tháng 5 là du khách biết sẽ có lễ hội rượu vang, tháng 8 là mùa của lễ hội bia, hay đến tháng 10, nếu ghé Bà Nà thì sẽ gặp Halloween huyền bí…
Mỗi lễ hội ở Bà Nà sẽ mang một sắc màu khác nhau. Ví như Lễ hội bia, với B’estival 2016, du khách đến Bà Nà được tận hưởng một không gian, cảnh sắc “ngày mùa” đúng nghĩa với rơm rạ, máy cày, cối xay gió… hiện hữu ngay tại “nông trang” Du Dôme của làng Pháp…
Sang đến năm nay, cũng vẫn là quảng trường Du Dôme, nhưng với B’estival 2017, du khách lại thấy một không gian hoàn toàn khác. Ở đó, những bông lúa mạch được kết thành hình hai chú chim hạc và đà điểu khổng lồ. Những lều bia, những quầy đồ nướng, rơm vàng, xe bia... khiến bất kỳ ai cũng ngỡ ngàng bởi “chất Oktoberfest” in đậm trong từng chi tiết của tiểu cảnh nơi đây.
Lòng tin của du khách với khu du lịch này cứ bền bỉ, năm này qua năm khác, sự kiện này đến cử chỉ hành động khác, được gây dựng. Ba năm liền, không có điểm đến nào soán ngôi “khu du lịch hàng đầu Việt Nam”, cũng bởi lòng tin ấy đã ăn sâu, bám rễ.
PV