Cô gái Việt thực hiện hành trình tới bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ Cô gái Việt thực hiện hành trình tới bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ "Tôi đã đặt chân đến một vùng đất được coi là xa xôi hẻo lánh, tách biệt nhưng là một phần đặc biệt của thế giới. Đó là vùng cực bắc của Mông Cổ, xuyên qua những cảnh rừng taiga phủ đầy tuyết để tìm đến bộ lạc Tsaatan". Đó là những điều tuyệt vời mà cô bạn Mai Hương đã trải qua trong chuyến hành trình thú vị này. Phạm Mai Hương (26 tuổi), tốt nghiệp ngành báo chí Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) có niềm đam mê mãnh liệt với du lịch, Hương đã từng thực hiện khá nhiều chuyến đi dài ngày như: khám phá sa mạc Gobi, làng Phakding ở Nepal, dãy núi Himalaya...Và lần này là một hành trình trong 10 ngày, vượt qua những thử thách và gian nan chưa từng thấy nhưng với Hương đó là kho báu vô giá cho tuổi trẻ của mình. Hương cho biết "hành trình tìm đến bộ lạc Tsaatan là một hành trình đầy ám ảnh, gian nan, mệt mỏi và nhiều trải nghiệm chưa từng thấy. Và cảm thấy có thật nhiều cảm xúc khi họ nói đây là lần đầu tiên họ gặp người Việt Nam. Và cũng là lần đầu tiên có người Việt tìm đến bộ lạc của họ, sống cùng họ như thế này". Bộ lạc Tsaatan là bộ lạc tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ với những khu rừng taiga ở phía bắc, nơi thường xuyên hưởng nhiệt độ âm 500C và là nơi cư ngụ trong khoảng 4000 năm qua của bộ lạc Tsaatan với nghề chính là chăn nuôi tuần lộc. Đam mê bộ tộc này là thế nhưng Hương chia sẻ cô hoàn toàn thiếu thông tin và kinh nghiệm cho hành trình vì nơi đây chưa từng có người Việt nào tìm đến và cũng chưa từng có một bài review tiếng anh nào của người ngoại quốc viết về hành trình. Toàn bộ thông tin Hương có là những lần cùng cô bạn Nevar lân la các group du lịch Mông Cổ để tìm hiểu và thu thập thông tin, kinh nghiệm cho chuyến đi. Hương chia sẻ, điều khiến cô cảm thấy đáng nhớ nhất tại bộ lạc là "giấc ngủ", ở nơi được xem là lạnh lẽo nhất thế giới. Từ đêm đầu tiên trong lều đến những đêm tiếp theo Hương liên tục phải châm củi để duy trì nhiệt độ. Cái lạnh ở đây như thấm vào da thịt, cái lạnh khiến Hương phải ám ảnh "nó có thể xuyên thấu qua tất cả các lớp vải để ngấm vào người". Hương và người bạn của mình đã dựng lều và sử dụng toàn bộ quần áo ấm lót xuống dưới chiếu cách nhiệt để chui vào túi ngủ, chia nhau miếng dán giữ nhiệt. Đến đêm thứ 3, Hương và người bạn đã liều lĩnh xin ngủ một góc trong lều của họ. "Đêm đó tôi được ngủ trong một không gian vô cùng ấm áp và được chứng kiến toàn bộ cảnh sinh hoạt về đêm của gia đình Tsaatan. Cùng họ quay quần bên bếp lửa và cắn hạt thông, nghe họ hát hò và nói chuyện. Đó thật sự là một trong những ký ức đẹp nhất mà tôi từng trải qua. Có lẽ nếu không có những đêm lạnh lẽo kia thì tôi đã không có được buổi tối ấm áp và ngọt ngào như thế" Hương chia sẻ. Ở một nơi khắc nghiệt như thế nhưng với Hương chỉ có duy nhất một rào cản lớn nhất là ngôn ngữ "tất cả người ở bộ lạc đều không biết tiếng anh. Tất cả những gì chúng tôi có thể giao tiếp với nhau là các hình vẽ nhanh trên giấy, ngôn ngữ cơ thể và một vài từ rời rạc trong cuốn từ điển". Từ Tsagaan Nuur đến chỗ bộ lạc Hương phải di chuyển liên tục bằng ngựa để xuyên qua những cánh rừng taiga và ba ngọn núi phủ đầy băng tuyết với khung cảnh ma mị chưa từng thấy. Đường đến bộ lạc Tsaatan là một con đường rất khó đi, hoàn toàn không có đường mòn và rất nhiều nước với bùn, với khoảng 70% địa hình là bùn lầy và cỏ mọc trên nước, 20% đường khô và 10% là sông suối. Vì vậy chỉ nên di chuyển với ngựa hoặc tuần lộc nếu bạn không muốn lội bùn dưới tuyết. Từ Moroon Hương tiếp tục phải đi chuyến xe duy nhất mà vài ngày mới có một chuyến để đến được Tsagaan Nuur "Đây mới thật sự là chuyến xe kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi từng đi. Xe minivan 10 chỗ nhưng luôn bị nhồi nhét 15-16 người cùng một mớ hàng hoá hỗn độn khiến chỗ ngồi cực kỳ chật chội và ngột ngạt. Tài xế thản nhiên hút thuốc trên xe. Người Mông Cổ thì hay có thói quen chen lấn nên họ sẽ chèn ép bạn ngồi bẹp dí. Chặng đường 300km nhưng dài đến 12 – 16 tiếng vì đường vô cùng xóc và bùn lầy. Và tôi đã bị nôn mửa suốt chặng đường đi, chân tay thì tê cứng vì không thể cử động." Nhưng sau tất cả những khó khăn, gian nan và thử thách đó...với Hương mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Những nụ cười đôn hậu, những con người hiền hòa, khí hậu và cảnh vật nơi đây đều khiến Hương yêu trọn trong từng khoảnh khắc. "Tôi không biết mình liệu có phải người Việt đầu tiên đến đó và sống cùng họ không, nhưng với hành trình mình trải qua. Lần đầu tiên tôi cảm thấy tự hào về sự chịu đựng của bản thân mình. Tôi đã được sống cùng họ. Và đó sẽ là quãng thời gian tôi không thể nào quên". Hình ảnh: Mai Hương Anh Vân Theo Đời sống & Pháp lý "Tôi đã đặt chân đến một vùng đất được coi là xa xôi hẻo lánh, tách biệt nhưng là một phần đặc biệt của thế giới. Đó là vùng cực bắc của Mông Cổ, xuyên qua những cảnh rừng taiga phủ đầy tuyết để tìm đến bộ lạc Tsaatan". Đó là những điều tuyệt vời mà cô bạn Mai Hương đã trải qua trong chuyến hành trình thú vị này. Phạm Mai Hương (26 tuổi), tốt nghiệp ngành báo chí Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) có niềm đam mê mãnh liệt với du lịch, Hương đã từng thực hiện khá nhiều chuyến đi dài ngày như: khám phá sa mạc Gobi, làng Phakding ở Nepal, dãy núi Himalaya...Và lần này là một hành trình trong 10 ngày, vượt qua những thử thách và gian nan chưa từng thấy nhưng với Hương đó là kho báu vô giá cho tuổi trẻ của mình. Hương cho biết "hành trình tìm đến bộ lạc Tsaatan là một hành trình đầy ám ảnh, gian nan, mệt mỏi và nhiều trải nghiệm chưa từng thấy. Và cảm thấy có thật nhiều cảm xúc khi họ nói đây là lần đầu tiên họ gặp người Việt Nam. Và cũng là lần đầu tiên có người Việt tìm đến bộ lạc của họ, sống cùng họ như thế này".Bộ lạc Tsaatan là bộ lạc tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ với những khu rừng taiga ở phía bắc, nơi thường xuyên hưởng nhiệt độ âm 500C và là nơi cư ngụ trong khoảng 4000 năm qua của bộ lạc Tsaatan với nghề chính là chăn nuôi tuần lộc.Đam mê bộ tộc này là thế nhưng Hương chia sẻ cô hoàn toàn thiếu thông tin và kinh nghiệm cho hành trình vì nơi đây chưa từng có người Việt nào tìm đến và cũng chưa từng có một bài review tiếng anh nào của người ngoại quốc viết về hành trình. Toàn bộ thông tin Hương có là những lần cùng cô bạn Nevar lân la các group du lịch Mông Cổ để tìm hiểu và thu thập thông tin, kinh nghiệm cho chuyến đi. Hương chia sẻ, điều khiến cô cảm thấy đáng nhớ nhất tại bộ lạc là "giấc ngủ", ở nơi được xem là lạnh lẽo nhất thế giới. Từ đêm đầu tiên trong lều đến những đêm tiếp theo Hương liên tục phải châm củi để duy trì nhiệt độ. Cái lạnh ở đây như thấm vào da thịt, cái lạnh khiến Hương phải ám ảnh "nó có thể xuyên thấu qua tất cả các lớp vải để ngấm vào người". Hương và người bạn của mình đã dựng lều và sử dụng toàn bộ quần áo ấm lót xuống dưới chiếu cách nhiệt để chui vào túi ngủ, chia nhau miếng dán giữ nhiệt. Đến đêm thứ 3, Hương và người bạn đã liều lĩnh xin ngủ một góc trong lều của họ. "Đêm đó tôi được ngủ trong một không gian vô cùng ấm áp và được chứng kiến toàn bộ cảnh sinh hoạt về đêm của gia đình Tsaatan. Cùng họ quay quần bên bếp lửa và cắn hạt thông, nghe họ hát hò và nói chuyện. Đó thật sự là một trong những ký ức đẹp nhất mà tôi từng trải qua. Có lẽ nếu không có những đêm lạnh lẽo kia thì tôi đã không có được buổi tối ấm áp và ngọt ngào như thế" Hương chia sẻ. Ở một nơi khắc nghiệt như thế nhưng với Hương chỉ có duy nhất một rào cản lớn nhất là ngôn ngữ "tất cả người ở bộ lạc đều không biết tiếng anh. Tất cả những gì chúng tôi có thể giao tiếp với nhau là các hình vẽ nhanh trên giấy, ngôn ngữ cơ thể và một vài từ rời rạc trong cuốn từ điển". Từ Tsagaan Nuur đến chỗ bộ lạc Hương phải di chuyển liên tục bằng ngựa để xuyên qua những cánh rừng taiga và ba ngọn núi phủ đầy băng tuyết với khung cảnh ma mị chưa từng thấy. Đường đến bộ lạc Tsaatan là một con đường rất khó đi, hoàn toàn không có đường mòn và rất nhiều nước với bùn, với khoảng 70% địa hình là bùn lầy và cỏ mọc trên nước, 20% đường khô và 10% là sông suối. Vì vậy chỉ nên di chuyển với ngựa hoặc tuần lộc nếu bạn không muốn lội bùn dưới tuyết. Từ Moroon Hương tiếp tục phải đi chuyến xe duy nhất mà vài ngày mới có một chuyến để đến được Tsagaan Nuur "Đây mới thật sự là chuyến xe kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi từng đi. Xe minivan 10 chỗ nhưng luôn bị nhồi nhét 15-16 người cùng một mớ hàng hoá hỗn độn khiến chỗ ngồi cực kỳ chật chội và ngột ngạt. Tài xế thản nhiên hút thuốc trên xe. Người Mông Cổ thì hay có thói quen chen lấn nên họ sẽ chèn ép bạn ngồi bẹp dí. Chặng đường 300km nhưng dài đến 12 – 16 tiếng vì đường vô cùng xóc và bùn lầy. Và tôi đã bị nôn mửa suốt chặng đường đi, chân tay thì tê cứng vì không thể cử động." Nhưng sau tất cả những khó khăn, gian nan và thử thách đó...với Hương mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Những nụ cười đôn hậu, những con người hiền hòa, khí hậu và cảnh vật nơi đây đều khiến Hương yêu trọn trong từng khoảnh khắc. "Tôi không biết mình liệu có phải người Việt đầu tiên đến đó và sống cùng họ không, nhưng với hành trình mình trải qua. Lần đầu tiên tôi cảm thấy tự hào về sự chịu đựng của bản thân mình. Tôi đã được sống cùng họ. Và đó sẽ là quãng thời gian tôi không thể nào quên". Hình ảnh: Mai HươngAnh Vân Theo Đời sống & Pháp lý Trở về đầu trang Mai Hương hành trình bộ lạc tuần lộc Mông Cổ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10