Chư Păh là địa điểm du lịch dành cho những ai yêu thích sự khám phá và mới lạ. Sở hữu khung cảnh thiên nhiên yên bình, cùng nền ẩm thực vô cùng độc đáo, tất cả những điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã từng đặt chân đến đây. Nếu bạn đang có dự định tới khám phá vùng đất xinh đẹp này, thì hãy cùng mình nắm hết những kinh nghiệm du lịch Chư Păh dưới đây nhé.
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Đôi nét về Chư Păh
Chư Păh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Phú Hòa, tiếp giáp với thành phố Pleiku và huyện Sa Thầy của Kon Tum. Huyện Chư Păh không chỉ có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp mà còn là một trong những điểm đến hấp dẫn của tín đồ đam mê khám phá vùng đất mới mẻ.
Chư Păh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Gia Lai. Ảnh: vietgiaitri
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Mùa nào đẹp nhất ở Chư Păh
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra, du lịch Chư Păh Gia Lai nhiều khi các bạn sẽ đi khám phá các bản làng, thác nước, rừng núi sâu nên đến đây vào mùa khô vẫn là hợp lý nhất.
Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Ảnh: vietgiaitri
Theo kinh nghiệm du lịch Chư Păh thì vào tháng 11, 12 các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ruộng lúa chín vàng, hoa dã quỳ khoe sắc ở mọi nẻo đường. Đây cũng là thời điểm của các lễ hội truyền thống đồng bào dân tộc diễn ra như: Lễ mừng lúa mới, Lễ ăn cơm mới, Liên hoan cồng chiêng, Lễ hội cúng làng cuối năm,...
Tháng 11, 12 các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ruộng lúa chín vàng. Ảnh: ivivu
Tháng 3 cũng là một thời điểm vô cùng thích hợp để bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp rất đặc biệt của Chư Păh Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên trên bầu trời lúc nào cũng rợp cánh bướm đủ màu sắc.
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Cách di chuyển đến Chư Păh
Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có 2 cách bạn có thể di chuyển tới Chư Păh Gia Lai đó là đi theo đường hàng không và đường bộ. Nếu đi theo đường hàng không, thì từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất mua vé máy bay đi Pleiku, Gia Lai với giá vé khoảng 1.400.000 đồng/vé 1 chiều. Sau đó từ thành phố Pleiku có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, taxi để đến với Chư Păh.
Có nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn. Ảnh: cattour
Còn đi theo đường bộ bạn có thể bắt xe tại bến xe miền Đông. Các hãng xe đến Pleiku thường bắt đầu khởi hành vào buổi tối, và bạn sẽ mất khoảng 12 tiếng để ngồi trên xe di chuyển mới đến được nơi. Giá vé xe khách đi Pleiku dao động khoảng 270.000 đồng/vé. Sau đó bạn cũng bắt thêm một chuyến xe máy hoặc ô tô, taxi để đến với Chư Păh.
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Lưu trú ở đâu?
Vì Chư Păh nằm cách trung tâm thành phố Pleiku không xa cho nên đa số du khách sẽ chọn dừng chân ở trung tâm thành phố để nghỉ ngơi rồi mới di chuyển đến Chư Păh để thăm quan và khám phá.
Các nhà nghỉ, khách sạn ở Pleiku. Ảnh: khachsanmekonggialai
Ở Pleiku có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn chất lượng, tiện nghi cho bạn lựa chọn. Theo kinh nghiệm du lịch Chư Păh tự túc thì mình sẽ gọi ý cho bạn 3 khách sạn nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ phía du khách, đó là:
Duc Long Hotel 1
– Địa chỉ: Số 95-97, Hai Bà Trưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
– Giá phòng tham khảo: 12,99USD.
Duc Long Apartment 2
– Địa chỉ: Số 117-119, Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
– Giá phòng tham khảo: 16,45USD.
HAGL Hotel Gia Lai
– Địa chỉ: 01 Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
– Giá phòng tham khảo: 35,50USD.
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Các điểm tham quan ở Chư Păh
Chư Đăng Ya
Địa chỉ: làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai.
Theo kinh nghiệm du lịch Gia Lai thì bất cứ ai khi đến phố núi mộng mơ này chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua điểm đến hấp dẫn này. Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn, Chư Đăng Ya mang hình thù như một chiếc bát úp khổng lồ, miệng núi mở to. Tô vẻ lên chiếc bát ấy là hình ảnh sinh động của những ruộng ngô, cánh đồng lúa hay là những bóng cây xanh mát.
Bất cứ ai khi đến du lịch Gia Lai chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua điểm đến hấp dẫn này. Ảnh: hahalolo
Vào mỗi mùa Chư Đăng Ya lại có một vẻ đẹp rất riêng. Mùa mưa, nơi đây sẽ được bao phủ bởi màu xanh tốt tươi của những ruộng hoa màu do người dân trồng. Còn vào mùa khô, Chư Đăng Ya lại khoác lên mình một chiếc áo vàng óng áng của những khóm hoa dã quỳ bung nở rực rỡ quanh đồi.
Vào mỗi mùa Chư Đăng Ya lại có một vẻ đẹp rất riêng. Ảnh: travelsgcc
Núi Chư Nâm
Địa chỉ: nằm ở xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút đi xe máy.
Với độ cao 1470m, Chư Nâm được xem là ngọn núi cao nhất phía Tây của cao nguyên Pleiku. Từ đỉnh núi Chư Nâm bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Pleiku, một phần của thành phố Kon Tum, thủy điện YaLy, núi Hàm Rồng và một phần của thị xã An Khê.
Chư Nâm được xem là ngọn núi cao nhất phía Tây của cao nguyên Pleiku. Ảnh: vcdn
Theo kinh nghiệm du lịch Chư Păh thì cung đường trekking lên đỉnh Chư Nâm khá gai góc và đầy thử thách. Tuy nhiên nếu đã chinh phục được đỉnh núi thì bạn sẽ không bao giờ thất vọng về vẻ đẹp của nó mang lại. Ở Chư Nâm, hệ sinh thái cũng như thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, toàn cảnh núi rừng, những đồng ruộng và cây cỏ bao bọc ôm lấy Gia Lai vô cùng tuyệt đẹp.
Từ đỉnh núi Chư Nâm bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Pleiku. Ảnh: dulichgialai
Biển Hồ Chè và hàng thông trăm tuổi
Địa chỉ: nằm ở huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku chừng 13km.
Điều tuyệt vời nhất đã tạo nên vẻ xinh đẹp cho biển hồ này chính là một hồ nước rộng lớn cùng với hàng thông cổ thụ rủ bóng mát men theo những con đường đất đỏ đang ôm lấy cả đồi chè xanh mát.
Vẻ đẹp ấy khiến cho bất cứ ai đặt chân đến đây cũng phải lưu luyến không muốn rời. Vừa lạ vừa quen, vừa đằm thắm vừa kiêu sa khiến cho nơi đây trở thành một điểm đến du lịch cực kì hấp dẫn.
Một hồ nước rộng lớn cùng với hàng thông cổ thụ rủ bóng mát men theo những con đường đất đỏ đang ôm lấy cả đồi chè xanh mát. Ảnh: luxstay
Hãy tưởng tượng xem, vào một buổi chiều mát mẻ, đến bên đồi chè, ngồi tựa vào gốc thông, ngắm nhìn hoàng hôn và lắng nghe tiếng chim hót líu lo thì còn gì phải suy tư, lo nghĩ.
Hạnh phúc đôi khi chỉ cần từ những điều đơn giản thế thôi. Cả một bầu trời xanh bỗng hóa đỏ rực, bao phủ cả một đồi chè, cứ ngỡ chỉ cần đưa tay lên cao một chút là đã nắm được cả mặt trời cháy rực.
Khung cảnh yên bình đến lạ. Ảnh: 2sao
Chùa Bửu Minh
Địa chỉ: xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai
Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép chắc chắn và xen lãn vào đó là lối kiến trúc gỗ chạm khắc. Nét đặc biệt của chùa Bửu Minh chính là chỉ có một đòn dông duy nhất với một mái trước và một mái sau cao vút trông vô cùng thanh thoát.
Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép chắc chắn. Ảnh: tripzone
Thân của ngôi tháp được thiết kế theo hình vuông đều nhau. Ngọn tháp được chạm khắc với những chi tiết vô cùng tinh xảo, các góc mái của 3 tầng tháp có sự gắn kết với cặp rồng càng làm cho nó trở nên uyển chuyển.
Khi đứng nhìn ngôi chùa từ xa với đồi chè xanh ngát bao quanh cùng với con đường thông cổ thụ trải dài bóng mát tạo cho ngôi chùa Bửu Minh càng trở nên uy nghi, vững chãi mà cũng không kém phần hoành tráng.
Ngôi chùa Bửu Minh vừa uy nghi, vững chãi mà cũng không kém phần hoành tráng. Ảnh: cattour
Đập Tân Sơn
Địa chỉ: xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Đập Tân Sơn mỗi mùa sẽ mang một nét đẹp riêng. Nó hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp bởi những gam màu hết sức sống động và mới mẻ. Xen kẻ vào bức tranh ấy là những ruộng lúa vàng ươm bên cạnh hay những sườn núi phủ đầy cây xanh tốt tươi. Sắc xanh của màu trời, màu nước, màu cây cỏ như hòa vào làm một khiến ai nhìn thấy cũng phải quyến luyến không thôi.
Đập Tân Sơn mỗi mùa sẽ mang một nét đẹp riêng. Ảnh: tripzone
Theo kinh nghiệm du lịch Chư Păh thì thời điểm thích hợp nhất để đến với đập Tân Sơn là vào khoảng cuối mùa khô. Bởi vì thời điểm này nước ở hồ đã bắt đầu cạn dần chỉ còn lại những mảng rêu xanh cùng những loài hoa dại nở rực rỡ ngay trong lòng hồ. Tất cả như tạo nên một bức tranh đa sắc làm mê hoặc lòng người.
Thời điểm thích hợp nhất để đến với đập Tân Sơn là vào khoảng cuối mùa khô. Ảnh: travelmag
Thủy điện Yaly
Địa chỉ: xã Yaly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Men theo con đường đất đỏ bazan, bạn sẽ đến được nhà máy thủy điện Yaly, đây được xem là mấu chốt quan trọng trong hệ thống đập thủy điện trên sông Se San. Nhà máy thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 của nước ta sau công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà.
Men theo con đường đất đỏ bazan, bạn sẽ đến nhà máy thủy điện Yaly. Ảnh: tripzone
Kinh nghiệm du lịch Chư Păh – Ăn gì khi đến Chư Păh?
Phở khô Gia Lai: Phở khô có phần giống món phở miền Bắc nhưng lại có phần giống món hủ tiếu ở miền Nam. Món ăn này còn được gọi bằng tên khác là “phở hai tô” vì khi phục vụ quán sẽ bỏ vào hai tô, một tô đựng bánh phở và một tô đựng nước dùng.
Phở khô Gia Lai. Ảnh: amazonaws
Bò một nắng: Thịt bò sau khi phơi một nắng cho thịt hoai hoái chưa khô hẳn thì đem đi bảo quản kĩ lưỡng. Khi mang ra dùng bạn phải nướng thịt bò trên than hồng cho thịt chín hẳn.
Bò một nắng. Ảnh: bomotnangkrongpa
Muối kiến vàng: Đây là món ăn độc lạ của Pleiku, để tạo nên một món ăn chuẩn vị của vùng núi Tây Nguyên thì người dân làm rất công phu: kiến sẽ được rang trên lửa nhỏ cho chín sơ sau đó giã nhỏ cùng với muối hạt to, ớt trái, một chút hành phi khô và cộng thêm một số loại lá cây rừng…
Muối kiến vàng. Ảnh: bachhoaxanh
Hy vọng với toàn bộ kinh nghiệm du lịch Chư Păh tự túc mà mình vừa chia sẽ ở trên, bạn đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích cho chuyến hành trình khám phá sắp tới. Để có được những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa khi về với phố núi Gia Lai, nhớ đừng quên lên sẵn một lịch trình thật chi tiết và cụ thể nhé!
Phương Nhi
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)