• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du xuân chùa Tam Chúc

HÀ NAM Đến với quần thể khu du lịch Tam Chúc, du khách có thể tham quan điện thờ Pháp Chủ, điện Quan Âm hay chùa Ngọc.
Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách nhất trên cả nước, nối giữa khu du lịch chùa Hương, khu du lịch Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Dưới đây là những lưu ý cho du khách tham quan chùa.
Các điểm tham quan chính
Điện Tam Thế là công trình đầu tiên trong quần thể chùa. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật làm bằng đồng, đằng sau là lá bồ đề dát vàng. Mỗi bức tặng tới 200 tấn. Tại đây, du khách lưu ý bỏ giày, dép ở bên ngoài trước khi vào làm lễ.
 
 Ba bức tượng Phật trong điện Tam Thế. Ảnh: Huy Dương.
Chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh là một trong những điểm tham quan chính của khu du lịch. Chùa được làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, bên trong thờ tượng Đức Phật bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Để lên chùa, du khách phải leo lên 299 bậc thang đá. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh chùa Tam Chúc.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan Điện Quán Thế Âm Bồ Tát, nơi đặt pho tượng Phật bằng đồng, nặng 100 tấn hay điện Pháp Chủ với tượng đồng nguyên khối 150 tấn. Các điểm tham quan khác là vườn kinh, đình Tam Chúc và khu vực hồ Lục Nhạc.
Giá vé và phương tiện di chuyển trong chùa
Dịp đầu năm nay, khu du lịch tạm dừng bán vé, du khách tham quan tự do để tránh tình trạng ùn tắc. Từ bãi xe vào chùa, du khách có thể chọn du thuyền với giá vé 200.000 đồng một người. Ở đây cũng có dịch vụ xe điện với giá vé 90.000 đồng một người, đi tham quan vòng quanh khu du lịch.
Ngoài ra, với những du khách tới đây bằng phương tiện cá nhân sẽ trả 40.000 cho ôtô hoặc 15.000 đồng với xe máy ở bãi gửi xe.
 
 Dịch vụ du thuyền đông đúc những ngày đầu năm. Ảnh: Giang Huy.
Các địa điểm ăn uống
Ngoài các nhà ăn trong quần thể chùa, du khách có thể dùng bữa tại nhà hàng Tam Chúc ở chân dốc núi Sẻ, thôn Do Lễ (mặt đường quốc lộ 21A). Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đồng quê như ếch, lươn, trạch, gà, lợn mán, đặc biệt nhất là các món dê như nướng tảng, tái chanh... Quán có không gian rộng, sạch sẽ và bảng giá niêm yết để du khách lựa chọn. Các món ăn có giá dao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
 
 Không gian của nhà hàng Tam Chúc. 
Gợi ý thứ 2 cho du khách là nhà hàng Tam Chúc - Ba Sao. Đây là nhà hàng gần nhất với khu du lịch, cách cổng Tam Quan khoảng 800 m, nằm trên quốc lộ 21A, km14. Nhà hàng rộng, có một phòng ăn lớn, 4 phòng riêng và một phòng cà phê, phục vụ tối đa 170 người một lúc. Ở đây phục vụ cơm, các món ăn đồng quê, ngoài ra là các loại lẩu cá, gà...
Di chuyển đến Tam Chúc
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A - quốc lộ 12A (Phủ Lý) - thị trấn Ba Sao. Ngoài ra bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội - Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.
Một số lưu ý khi du lịch chùa 
Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Để phòng tránh virus corona, ban trị sự chùa Tam Chúc dừng tổ chức lễ khai hội đầu năm (dự kiến 12 tháng Giêng), tuy nhiên vẫn mở cửa tham quan. Du khách lưu ý nên sử dụng khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe.
Lan Hương
Trở về đầu trang
   Tam Chúc kinh nghiệm du xuân
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040
  • Những điều du khách nhất định phải biết khi du lịch Trung Quốc
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao
  • Lên Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) trải nghiệm sản phẩm du lịch hái quả
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình
  • Lễ hội sáng tạo - cú hích cho du lịch
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tháng 6
  • Thái Nguyên - Hành trình về nguồn
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    111

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch