Hoa 'tam giác mạch' chính là 'đặc sản' hấp dẫn dân phượt của Hà Giang. Vào tháng 10 đến cuối tháng 11, dân phượt lại kéo nhau lên Hà Giang để ngắm tam giác mạch.
1. Đi phượt Hà Giang vào lúc nào?
Mọi người vẫn nói Hà Giang mùa nào cũng đẹp. Tôi không phủ nhận điều này! Hà Giang nổi tiếng bởi cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, Mã Pì Lèng, Dinh Họ Vương… Mùa này qua mùa khác, Hà Giang vẫn thế, vẫn đẹp, vẫn hùng vĩ bất chấp thời gian.
Tuy nhiên, cũng có một số khoảng thời gian nhất định, Hà Giang đẹp hơn bởi sắc màu của những bông hoa.
- Hoa “tam giác mạch” - thứ đặc sản đối với dân phượt. Vào khoảng tháng 10 đến cuối tháng 11, dân phượt không ai bảo ai lại kéo nhau lên Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch. Những bông hoa tam giác mạch tim tím trải khắp những sườn đồi tạo nên khung cảnh vừa hoang sơ, vừa mơ màng.
Cũng trong thời gian này, Hà Giang được tô điểm thêm bởi sắc vàng hoa cải. Mùa này ở Hà Giang rất lạnh, có thể bạn sẽ thấy sương muối. Và đôi khi, tuyết cũng rơi ở đây. Trải nghiệm cái lạnh giá buốt mùa đông ở vùng núi cao phía Bắc, run run ly café nóng tự nấu trên tay, húp một báp cháo ấu tẩu, nhấp trọn ly rượu ngô… thì còn gì tuyệt vời bằng?
Mùa đông qua đi, những ngày đầu xuân tới là thời điểm những bông hoa đào, hoa mận khoe sắc. Đến Hà Giang vào mùa xuân để tận mắt thấy sức sống mãnh liệt của vạn vật nơi cao nguyên đá có lẽ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Riêng tôi, tôi sẽ quay lại Hà Giang vào một ngày mùa xuân nào đó, cầm trên tay ly rượu ngô nóng cháy cổ để tự sưởi ấm tâm hồn mình.
Mùa hè là mùa mưa, ở Hà Giang thường có những cơn mưa rào bất chợt.
Mùa thu thì Hà Giang thêm đẹp bởi những thửa ruộng bậc thang, tuy không nhiều như Sapa, hay Tú Lệ nhưng lại mang một nét đẹp riêng.
Bạn sẽ chọn mùa nào để đi Hà Giang?
2. Phượt Hà Giang bằng ôtô hay xe máy?
Có 2 cách để bạn đến được Hà Giang, đó là đi ô tô hoặc xe máy. Tôi lựa chọn xe máy cho hành trình của mình. Xe máy phù hợp với những người thích tự do, ưa khám phá và mạo hiểm.
Còn ô tô khách là sự lựa chọn cho những bạn thích an toàn. Tuy nhiên, ô tô khách thường chạy đêm và bạn sẽ không được ngắm nhìn cảnh vật 2 bên đường một cách trọn vẹn nhất.
Vậy nên, tôi sẽ để bạn tự lựa chọn nên phượt Hà Giang bằng phương tiện nào.
Đường đi cho xe máy, ô tô riêng
Nếu bạn đi xe máy, tôi sẽ rất ngưỡng mộ bạn đấy! Đi xe máy đến Hà Giang không phải là một hành trình ngắn. Lý do của bạn là chinh phục con đường hay vượt qua chính mình đây? Đoạn đường này dài khoảng 300 – 320km. Và có 2 tuyến đường để lựa chọn:
- Đường thứ nhất: (tôi đi theo đường này)
Bắt đầu từ Hà Nội - Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) rồi đi thằng tới cầu Trung Hà (Tới ngã 3 thị xã Sơn Tây rẽ phải, hặc chạy thẳng qua ngắm La Thành) -> Cổ Tiết -> Cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu, bạn rẽ tay trái, men theo con sông Thao) - đến thị xã Phú Thọ - Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang. Đến Tuyên Quang bạn không đi qua thành phố mà chọn hướng đường quốc lộ 2 thẳng tiến tới Hà Giang.
Đi Hà Giang theo hướng thứ 2 này đường vắng, tiết kiệm được khoảng 30km, không có nhiều công an. Tôi đi đường này mất gần 9h tới thành phố Hà Giang. (từ 12h40 đến 21h25 có mặt tại thành phố, tính cả lúc dừng nghỉ, ăn và chụp ảnh)
- Đường thứ hai:
Bắt đầu từ Hà Nội – Đi cầu Thăng Long – rẽ sang Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang.
Tuyến đường này xe khách chạy nên đường đông hơn tuyến trên.
Đi phượt bằng xe khách
Để bắt xe khách đi Hà Giang, bạn đến bến xe Mỹ Đình. Lời khuyên khi chọn xe đi Hà Giang là bạn nên đặt vé trước để có chỗ và tránh bị nhồi. Bạn có thể đặt trước bằng nhiều cách: Tới trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho nhà xe.
Sau khi đi xe khách lên Hà Giang, bạn thuê một chiếc xe máy để ghé thăm các điểm đẹp ở đây, hoặc cũng có thể thuê một chuyến tour ghép và đi ô tô khách lên tiếp Đồng Văn. Nhưng tôi khuyến khích bạn nên đi xe máy ở Hà Giang.
Thuê xe máy ở Hà Giang, bạn có thể liên hệ một vài địa chỉ sau nhé:
- Dịch vụ cho thuê xe máy Hồng Đào
ĐT: 0915.842.019 hoặc 0165.398.2928
Địa chỉ: số 10, phố phạm Hồng Thái, tổ 17, phường Minh Khai, TP Hà Giang (Gần trường cấp 2 Minh Khai).
- Dịch vụ cho thuê xe máy Bảo Thanh
Địa chỉ: Số 31, Đường Nguyễn Thái Học - Tp Hà Giang
Anh Nam: 0917.797.269 – 0978.159.123
- Dịch vụ cho thuê xe máy Bẩy
Địa chỉ: Số 47, Đường Lý Thường Kiệt – Tổ 15, Phường Trần Phú, Tp Hà Giang
Số liên hệ: 0986.030.405 – 0125.515.5568 – 0915.273.882
- Dịch vụ cho thuê xe máy Tuấn Anh
Số liên hệ: 0906.175.336
- Dịch vụ cho thuê xe máy Giang Sơn
Địa chỉ: số 170 , đường Trần Hưng Đạo, Tp.Hà Giang
Số liên hệ: 0988. 470.863 or 0962.761.081
3. Khách sạn, nhà nghỉ ở Hà Giang
Ở Tp Hà Giang
- Khách sạn Hương Trà
Điện thoại : 0219 3862885
Địa chỉ : 41 Nguyễn Huệ Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Hoàng Anh
Điện thoại : 0219 3863559
Địa chỉ : Yết Kiêu – Nguyễn Trãi Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Thuỳ Dung
Điện thoại : 0219 3862259
Địa chỉ : Tổ 33 P.Minh Khai, Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Phương Đông
Điện thoại : 0219 3866797
Địa chỉ : Tổ 19, Phường Nguyễn Trãi Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Phương Đông
Điện thoại : 0219 3868979
Địa chỉ : 523 Nguyễn Trãi Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Yên Biên
Điện thoại : 0219 3868229
Địa chỉ : 517 Nguyễn Trãi Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Việt Trung
Điện thoại : 0219 3868403
Địa chỉ : 32 Minh Khai Tp Hà Giang, Hà Giang
- Khách sạn Công Đoàn
Điện thoại : 0219 3867057
Địa chỉ : Số 3 Bạch Đằng Tp Hà Giang, Hà Giang
Ở Yên Minh
- Khách sạn Thảo Nguyên
Điện thoại : (0219) 3852297 – 0982 268819 – 0915 486624
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Phương Nam
Điện thoại : (0219) 3852174
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Minh Hải
Điện thoại : (0219) 3852109
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Thiên Thoa
Điện thoại : (0219) 3852008
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Phúc Cái
Điện thoại : (0219) 3852050
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Hai Sơn
Điện thoại : (0219) 3852091
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Thu Khanh
Điện thoại : (0219) 3852035
Địa chỉ : Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
- Nhà nghỉ Đức Mạnh
Địa chỉ : Tổ 6, Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
Điện thoại : 0916844124
Ở Đồng Văn
- Khách sạn Cao Nguyên Đá
Điện thoại : 0219 3856868 – 0944 502020
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang
- Khách sạn Lâm Tùng
Địa chỉ : Tổ 3, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 0219 3856789 – 0965 062062
- Nhà nghỉ Hoàng Ngọc
Điện thoại : 0219 3856020
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang
- Nhà nghỉ Khải Hoàn
Điện thoại : 0219 3856147
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang
- Bác Thắm
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 0987 001745
- Chị Thủy
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 0167 6087094
- Nhà nghỉ Lũng Cú
Điện thoại : 0219 3856216
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
4. Ăn gì khi du lịch, phượt Hà Giang?
Dưới đây là một số đặc sản bạn nên thử khi ghé Hà Giang:
- Thắng dền
Thắng dền là món đặc sản Hà Giang được các bạn trẻ miền xuôi rất thích khi tới đây. Đây cũng được xem là món bánh ăn chơi phổ biến ở trung tâm thành phố. Thắng dền ăn ngon, vị ngọt đậm thường được ăn nhiều vào thời tiết lạnh, bạn bè ngồi xum vậy cùng ăn thắng dền và trò chuyện.
- Thắng cố
Thắng cố là đặc sản Hà Giang nổi tiếng, mang đậm chất văn hóa của người dân tộc vùng cao. Món ăn này lấy lòng biết bao du khách, nhất là những đấng mày râu. Ai ai đến Hà Giang đều không bỏ qua món này và nhâm nhi vài chén rượu ngô thơm. Thắng cố được chế biến từ nội tạng và xương trâu, bò có vị thơm ngon của các gia vị, thảo quả miền núi. Món thắng cố dường như không thể thiếu trong các phiên chợ ở vùng cao. Khi đến chợ, ai cũng thấy được những chảo thắng cố to mà còn nghi ngút khói lan tỏa, nóng. Có không ít các tốp tụm 3, tụm 5 ngồi uống rượu cùng thắng cố và trò chuyện tâm sự cùng nhau.
- Rêu nướng
Cùng với thắng dền, thắng cố, đặc sản Hà Giang không thể không nhắc đến món rêu nướng. Chỉ nghe cái tên thôi cũng đã thấy lạ mà biết ngay nguyên liệu làm ra chúng là gì. Rêu nướng được làm từ đám rêu non, rồi đem trộn với các loại gia vị như muối, bột ngọt, lá mùi tàu… và đem nướng. Món ăn này có hương vị riêng, rất độc đáo, mang đậm văn hóa của người Tày tại Hà Giang.
Không chỉ là món ăn ngon, rêu nướng còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên chúng trở thành đặc sản Hà Giang được nhiều người ưa chuộng.
- Rau trộn
Sau rêu nướng, món rau trộn được xem là đặc sản Hà Giang ngon và độc đáo. Rau trộn cũng được làm từ những loại rau như cải bắp, cải ngọt hay quả đậu, người dân tộc vùng cao Hà Giang khéo léo tẩm ướp gia vị và thêm xúc xích, bánh bao và bánh lơ khảo trộn đều với nhau. Không giống như rau trộn làm ở miền xuôi, rau trộn này có hương vị đặc trưng miền núi.
- Cháo ấu tẩu
Một món ăn khi tới Hà Giang mà bạn không nên bỏ qua là cháo ấu tẩu. Đây được xem là đặc sản Hà Giang nổi tiếng, chưa thưởng thức nghĩa là chưa tới Hà Giang. Cháo ẩu tẩu cũng được nấu từ gạo ngon rồi cho thành phần chính là ấu tẩu, các gia vị đặc trưng nên hương vị của chúng thơm ngậy, bùi cay và còn có vị đắng. Nhiều người không ăn quen cháo ẩu tẩu sẽ không nuốt nổi nhưng khi đã quen thì rất dễ nghiện.
5. Lịch trình phượt Hà Giang cho xe máy, ô tô riêng
Lịch trình tóm tắt: TP. Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Sà Phìn – Dinh Họ Vương – Lũng Cú – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – Bảo Lâm – Bắc Mê – Hà Giang.
Ngày 1: Dành thời gian ở trên đường đến Hà Giang. Đêm đến thành phố thuê nhà nghỉ, tắm, đi ăn đêm và lang thang dạo một vòng thành phố. Trở về khách sạn.
Ngày 2: Dậy sớm trả phòng (dậy sớm để đi được nhiều nơi hơn). Đổ đầy bình xăng + mua 1 chai 1,5l xăng dự phòng. Tiến thẳng tới Quản Bạ (40km). Qua thành phố 10-15km đường lên Quản Bạ bắt đầu đẹp. Những con đèo uốn quanh sườn đồi, những dãy núi xa mây trắng bồng bềnh che phủ. Càng lên cao, phong cảnh càng đẹp.
Gần tới thị trấnTam Sơn, bạn có thể ghé qua cổng trời Quản Bạ chơi. Cách đấy một đoạn ngắn là tháp nhìn xuống Núi Đôi Cô Tiên. Lưu ý: Tháp này phải leo bộ bậc thang và góc nhìn - góc chụp bị vướng. Bạn có thể bỏ qua tháp và đi tiếp, có một khúc cua ngay dưới chân tháp nhìn xuống núi đôi quang cảnh thoáng đãng, đẹp hơn.
Từ Quản Bạ đi Yên Minh (60km). Đoạn gần tới Yên Minh nhiều cảnh đẹp, nhất là đoạn rừng thông Yên Minh. Hai bên đường là cây thông che phủ, cảm giác giống như đi trong rừng thông Đà Lạt. Bạn có thể dừng ở đây cắm trại và ăn trưa luôn. Đến Yên Minh, có 2 đường rẽ Đồng Văn hoặc Mèo Vạc. Bạn rẽ hướng Đồng Văn. Đi qua Yên Minh một đoạn, đặt chân tới đất Đồng Văn bắt đầu xuất hiện những dãy núi đá đầu tiên. Sau đấy một đoạn sẽ đến con đèo quanh co khá đẹp mà mình không biết tên.
Vượt qua đoạn đèo trên, bạn tới cổng trời Sà Phìn (Đoạn ngã 3 rẽ đi cột cờ Lũng Cú và Dinh họ Vương). Lúc này khoảng 2-3h trưa. Bạn rẽ luôn xuống dinh họ Vương chơi, tham quan xong, quay lại ngã 3 và ngược lên cột cờ Lũng Cú (26km). Đoạn từ cổng trời lên Lũng Cú đẹp khủng khiếp. Dãy núi đá nhấp nhô như những con sóng. Đẹp, hùng vĩ đến mê hồn. Đoạn này hùng vĩ nhất nhì Hà Giang. Bạn có thể lên Lũng Cú, hoặc lựa chọn đi từ Sà Phìn lên cửa khẩu Phó Bảng (7km) để thăm thị trấn cổ trên cao nguyên đá trước, rồi quay lại Lũng Cú.
Đến đoạn cột cờ Lũng Cú, bạn chú ý không gửi xe ở bên dưới chân núi (chỗ đồn biên phòng) mà phóng thắng xe lên trên cột cờ. Nếu các chú biên phòng ngăn đường không cho đi, bạn quay ngược xe lại đoạn ngã 3 ngay đầu đường vào chân cột cờ, có một con đường rẽ vào bản Lô Lô. Lối đi này sẽ dẫn thẳng lên chân cột cờua, bạn mua vé tham quan trên đó để tiết kiệm thời gian và sức leo bậc thang bộ.
Rời cột cờ Lũng Cú, nếu còn nhiều thời gian, bạn có thể lang thang quanh làng Lô Lô, rồi quay ngược về thị trấn Đồng Văn (đoạn này ~22km) thuê phòng nghỉ.
Buổi tối, bạn ra thị trấn chơi, đi ăn đồ nướng đêm, uống rượu ngô. Ăn uống no say đi café hoặc về ngủ lấy sức mai đi tiếp.
Ngày thứ 3: Sáng dậy ra ngay phố cổ ăn sáng. Có nhiều món: bánh cuốn, cháo ấu tẩu, trứng vịt lộn…
Ăn xong trả phòng, lên đường chinh phục Mã Pì Lèng.
Mã Pì Lèng là con đèo nối từ Đồng Văn tới Mèo Vạc (20km). Đỉnh Mã Pì Lèng là đoạn nhìn xuống dòng Nho Quế. Từ đầu chí cuối con đèo, cảnh quan đâu đâu cũng đẹp. Không có một bức ảnh nào về Mã Pì Lèng có thể lột tả được hết dáng vẻ hùng vĩ của con đèo này!
Tạm biệt Mã Pì Lèng bạn tới Mèo Vạc ăn trưa. Sau khi ăn trưa, còn một chặng đường khoảng 150 - 180km nữa để về thành phố Hà Giang. Có 3 đường để về thành phố:
- Mèo Vạc – Lũng Phìn – Yên Minh – Quản Bạ – Hà Giang (lối này đi lại đường cũ)
- Mèo Vạc – Lũng Phìn – Mậu Duê – Lũng Hồ – Minh Ngọc – Hà Giang
- Mèo Vạc – Bảo Lâm – Bảo Lạc – Bắc Mê – Hà Giang (tôi đi đoạn đường này, nhưng không về lại Hà Giang mà đi thẳng tới Cao Bằng luôn để tới thăm thác Bản Giốc).
Về tới Hà Giang, ngủ lại thành phố một đêm nữa, sáng hôm sau về Hà Nội (trả xe và bắt ô tô nếu bạn đi xe khách).
Kết thúc hành trình.