• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kinh nghiệm du lịch

Sai lầm thực khách dễ mắc khi đi ăn hàng

Đặt dao dĩa song song nghĩa là bạn kết thúc bữa ăn nhưng khi quay ngang chúng, đó lại là tín hiệu khiến nhà hàng vui mừng.
 Bỏ qua quy tắc sử dụng dao, dĩa 
Ghi nhớ quy tắc sử dụng dao, dĩa là cách bạn có thể báo hiệu cho bồi bàn biết họ cần làm gì. Đây không chỉ là vấn đề lịch sự, nó còn giúp nhân viên nhà hàng không hiểu lầm ý thực khách. Ví dụ khi đồ ăn trên đĩa còn ít, và bạn cần ra ngoài nghe điện thoại. Phục vụ sẽ dọn đồ của bạn đi, vì nghĩ khách đã dùng xong nhưng trên thực tế, bạn vẫn chưa kết thúc bữa ăn.
Trong trường hợp này, bạn cần đặt chéo dao và dĩa sang hai bên đĩa làm tín hiệu tạm dừng, đặt dao và dĩa theo hình chữ thập nghĩa để cho bồi bàn biết khách đang đợi món kế tiếp. Nếu muốn khen bữa ăn ngon, bạn hãy xếp dao, dĩa song song và đặt ngang trên đĩa khi kết thúc. Còn nếu bạn đặt thẳng chúng (như hình), điều đó chỉ có nghĩa là bạn muốn kết thúc bữa ăn. Ảnh: Life Style.
 Dùng gừng và nước tương không đúng cách khi ăn đồ Nhật
Nhiều thực khách có thói quen chấm toàn bộ miếng sushi trong nước tương. Tuy nhiên, người Nhật chỉ đổ một lượng nước tương vừa phải vào đĩa và chấm nhẹ. Nước tương mặn và có thể át toàn bộ mùi vị sushi nếu bạn chấm quá nhiều.
Gừng, gia vị truyền thống trong các món ăn Nhật Bản, không được ăn kèm sushi. Giữa các món, bạn nên dùng gừng để tẩy vị của món ăn trước, giúp bạn không bị lẫn vị khi ăn món kế tiếp. Với wasabi, bạn không nên ăn quá nhiều nếu không muốn vị cay xộc thẳng lên mũi và không thể cảm nhận hương vị của sushi. Ảnh: Next Shark.
 Giúp phục vụ dọn bàn, đồ ăn
Nhiều thực khách thường chồng bát đĩa dơ lên nhau hoặc để ra mép bàn vì nghĩ rằng bồi bàn sẽ dễ dàng thu dọn hơn. Trên thực tế, điều này chưa hẳn phù hợp. Mỗi phục vụ đều có một quy trình thu dọn bát đĩa riêng, và đôi khi sự giúp đỡ của khách đang làm đảo lộn quy trình đó, khiến công việc của họ thêm phần phức tạp. Tuy nhiên nếu bạn vỡ đĩa hoặc cốc, đừng cố gắng nhặt các mảnh vỡ. Nếu bạn bị đứt tay, nhân viên phục vụ sẽ không chỉ phải lau dọn mà còn phải giúp bạn xử lý vết thương.
 Yêu cầu món ăn không có trong thực đơn
Đầu bếp vẫn có thể nấu những gì bạn yêu cầu, nhưng đây không phải là một điều nên làm khi đi ăn ở các nhà hàng. Lý do là giá của món ăn đã được tính toán trước. Nếu bếp trưởng không có mặt ở đó, rất khó để tính giá mới cho khách. 
Ngoài ra, mỗi quán cà phê hay nhà hàng ăn đều dạy nhân viên nấu chính xác công thức các món trong thực đơn. Ngay cả khi đầu bếp có trình độ cao và bạn đang ở một nhà hàng đắt tiền, không có gì đảm bảo rằng món bít tết không có trong thực đơn sẽ được nấu đúng ý bạn.
 Để lại đánh giá xấu trên mạng
Có nhiều trang web khác nhau để thực khách có thể để lại đánh giá, nhận xét của mình về các quán ăn, nhà hàng - đó là nền tảng rất hữu ích cho người muốn tìm địa điểm ăn uống ngon. Nhưng đánh giá tiêu cực tại một nhà hàng có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của cả một thương hiệu.
Nếu bạn thực sự muốn thức ăn hay chất lượng dịch vụ một nơi nào đó tốt hơn, hãy góp ý trực tiếp với quản lý hoặc chủ nhà hàng, hoặc viết vào mẫu đánh giá trên trang web của họ. Những góp ý này chắc chắn sẽ được kiểm tra và ghi nhận. Ảnh: Guardian.
 Ăn trước những người khác
Bạn nên bắt đầu dùng bữa cùng mọi người đi cùng. Nếu salad hoặc bít tết của bạn được phục vụ trước, hãy đợi cho đến khi tất cả các món ăn khác cũng được mang lên. Hãy nhớ đừng ăn quá nhanh, cố gắng phù hợp với tốc độ của những người bạn cùng bàn. Ảnh: Rediff.
 Mang theo đồ uống vào nhà hàng
Giá đồ uống trong nhà hàng dù cao hơn, thường không chênh lệch quá nhiều so với bên ngoài. Nếu bạn không muốn dùng đồ uống tại nhà hàng, bạn nên hỏi trước và chấp nhận trả thêm phụ phí khi được yêu cầu. Sau khi bạn nhận bàn, hãy đưa chai rượu của bạn cho bồi bàn và bạn vẫn được phục vụ một cách chu đáo theo đúng ý mình. Ngoài ra, có một quy tắc bất thành văn là bạn không nên mang theo một chai rượu quá rẻ tiền. Ảnh: Pinterest.
 Ngại yêu cầu gói đồ ăn thừa mang về
Nhà hàng đều có hộp đựng hoặc túi riêng để đóng gói thức ăn thừa. Bạn chỉ cần yêu cầu phục vụ giúp bạn gói đồ ăn mang về. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng điều này nếu đồ ăn còn quá ít. Bên cạnh đó, một số nhà hàng có quy định từ chối để khách mang đồ ăn về nên bạn cần hỏi nhân viên trước khi đưa ra quyết định.
Nam Trần (Theo Bright Side)
Trở về đầu trang
   ăn nhà hàng kinh nghiệm du lịch thực khách
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040
  • Những điều du khách nhất định phải biết khi du lịch Trung Quốc
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao
  • Lên Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) trải nghiệm sản phẩm du lịch hái quả
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình
  • Lễ hội sáng tạo - cú hích cho du lịch
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tháng 6
  • Thái Nguyên - Hành trình về nguồn
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    147
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch