Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bản hùng ca bất tử Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bản hùng ca bất tử Ngày 22.12.1788, trước khi cùng nghĩa quân Tây Sơn thần tốc tiến quân ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã khảng khái tuyên thệ: “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đã 235 năm trôi qua, lời hịch tiến quân bất hủ vẫn còn nguyên giá trị. 20 giờ tối 13.2 (mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024), tại Quảng trường trước Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn) đã diễn ra chương trình nghệ thuật kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đại biểu tham dự chương trình. <p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 0cm;margin-left:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;line-height:150%">Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hào khí Tây Sơn” có 3 nội dung: Tây Sơn tụ nghĩa; Ngọc Hồi - Đống Đa, bản hùng ca bất tử; Viết tiếp bản hùng ca, với hơn 400 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, võ sư, võ sinh thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh, Trường ĐH Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội; Bảo tàng Quang Trung; Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định; Trung tâm Văn hóa tỉnh; học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Quang Trung (huyện Tây Sơn) biểu diễn mang đến cho khán giả chương trình nghệ thuật đa dạng sắc màu, hấp dẫn. Video: Phan Tuấn Hào khí Tây Sơn mãi lưu danh <p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 0cm;margin-left:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;line-height:150%">Mở màn chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Lễ hội là phần khai từ biểu diễn Trống trận Tây Sơn, múa cờ hội, biểu diễn võ cổ truyền, hát múa Hào khí Tây Sơn đã đưa khán giả đến với không khí hào hùng, lôi cuốn. “Hào khí Tây Sơn tỏa núi sông/Anh hùng áo vải phất cờ hồng/Cứu dân giữ nước yên bờ cõi/Sự nghiệp muôn năm tạc chữ đồng”, những âm điệu ngân vang dẫn dắt khán giả đến với những tiết mục hấp dẫn nối tiếp xuyên suốt chương trình với nhiều hoạt cảnh đặc sắc. Mở màn chương trình là phần khai từ biểu diễn Trống trận Tây Sơn, múa cờ hội, biểu diễn võ cổ truyền, hát múa Hào khí Tây Sơn. Phần 1 mở đầu bằng hoạt cảnh tái hiện bối cảnh xã hội đất nước ta vào thế kỷ XVIII, với nhiều biến loạn; ở Đàng Ngoài họ Mạc lập giang sơn riêng, Chúa Trịnh lấn át Vua Lê; ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn suy tàn, gian thần lộng hành, trăm họ rơi vào cảnh lầm than. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, ở Bình Định có khởi nghĩa Chàng Lía đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức dân gian. Tuy nhiên, tất cả những cuộc khởi nghĩa ấy đều đi đến thất bại. “Cây Ké phất cờ, cây Cầy nổi trống”, những tiết mục tiếp theo tái hiện cảnh Tây Sơn tụ nghĩa trên vùng đất Tây Sơn thượng đạo, tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo, rồi chiếm phủ thành Quy Nhơn. Sau đó đánh chiếm phủ Quảng Ngãi, mở rộng căn cứ tạo bàn đạp vững chắc cho cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế mạnh mẽ, kết hợp sức mạnh tiến công của nghĩa quân với sự nổi dậy hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân bị áp bức. Trên nền nhạc võ hào hùng, cộng hiệu ứng ánh sáng sinh động, khán giả vô cùng mãn nhãn với những phân cảnh tái hiện trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm, kết thúc giai đoạn cầm quyền của chúa Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của nhà Tây Sơn. Với chiến công oanh liệt này, Nguyễn Huệ từ một anh hùng nông dân đã trở thành anh hùng dân tộc. Năm 1786, Nguyễn Nhạc quyết định lập đạo quân tiến ra Bắc thu phục Phú Xuân, Thuận Hóa, rồi tiến đến bờ Nam sông Gianh - địa giới phân chia Bắc - Nam của hai Chúa Trịnh - Nguyễn. Tiếp đó, dưới danh nghĩa tôn phù nhà Lê, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đập tan chính quyền chúa Trịnh, thống nhất giang sơn, chấm dứt thời kỳ đất nước bị chia cắt kéo dài hơn hai thế kỷ. Nối tiếp chương trình, phần 2 tái hiện bối cảnh xã hội đương thời và cảnh Tây Sơn Tam kiệt tụ nghĩa trên vùng đất Tây Sơn thượng đạo để khởi nghĩa. Ở phần 2 chương trình là những hoạt cảnh tái hiện chiến công hiển hách trận Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Năm 1788, Lê Chiêu Thống với tham vọng thấp hèn đã “rước voi về dày mả tổ”, tạo cơ hội cho 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sang xâm lược nước ta. Trước tình thế thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ xâm lược từ giặc phương Bắc, ngày 22.12.1788 (tức ngày 25.11 năm Mậu Thân) tại núi Bân (Huế), Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, đảm đương trọng trách cứu đất nước ra khỏi họa xâm lăng, đưa nhân dân thoát vòng binh lửa. Hoạt cảnh nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong .trận Rạch Gầm - Xoài Mút Bài hát Giang sơn Nam đế ca kết thúc phần 1 chương trình. Đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tấn công và tiêu diệt giặc Thanh ở đồn tiền phương Gián Khẩu. Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tiến về đánh chiếm Khương Thượng, mở đường từ Ngọc Hồi tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong 5 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, quân giặc tan rã. Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ dẫn quân vào kinh thành Thăng Long trong sự hân hoan đón chào của nhân dân: “Mây tạnh mù tan trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa/ Chen vai thích cánh cùng nhau nói/ Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”. Phần 2 chương trình tái hiện cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung và chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Phần 2 chương trình để lại nhiều cảm xúc cho khán giả về một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đại thắng Ngọc Hồi - Đống Đa với tinh thần bách chiến, bách thắng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng tướng sĩ Tây Sơn mãi là niềm tự hào cho thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt cảnh nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Hoạt cảnh Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ gửi cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân cho Công chúa Ngọc Hân báo tin mừng thắng trận trên nền nhạc bài hát Ngày hội hoa đào. Phần 3 chương trình với những tiết mục hát múa ca ngợi quê hương, sự phát triển của tỉnh nhà. Viết tiếp bản hùng ca Bình Định - vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là nơi kết tụ các giá trị truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và hiếu học. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đất và người Bình Định đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Địa linh Bình Định đã hun đúc nhiều anh hùng, danh nhân lịch sử, văn hóa, tiêu biểu nhất là Tây Sơn Tam kiệt. Trong diễn văn đọc tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh: “Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dậy non sông cách đây đã 235 năm nhưng mỗi mùa xuân đến, nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn bồi hồi nhớ lại chiến công thần tốc năm ấy dưới sự chỉ huy tài ba của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Càng xúc động, tự hào và ý nghĩa biết bao khi kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức trên chính quê hương Tây Sơn Tam Kiệt. Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại tinh thần của cuộc tiến công thần tốc và chiến tích chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, mà còn làm sống dậy hào khí Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của các vị tướng lĩnh kiệt xuất, đặc biệt là người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ - một thiên tài quân sự, một vị minh quân đáng kính của dân tộc”.Phát huy tinh thần Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và khí thế thần tốc, bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, hơn hai thế kỷ qua, dù trong chiến tranh hay hòa bình, nhân dân Bình Định vẫn luôn kề vai sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Bước sang năm mới 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, cũng là năm đầu tiên tỉnh tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, truyền thống cách mạng vẻ vang, nêu cao ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo; tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Chương trình thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem. Chương trình kết thúc kèm những màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời đất Võ khiến mọi người thích thú. Những chùm pháo hoa “bung nở” mang theo niềm tin và khát vọng về một tương lai “đất Võ, trời Văn” phát triển vươn lên tầm cao mới. Ghi lại khoảnh khắc pháo hoa rực sáng trên bầu trời. 21 giờ 35 phút, chương trình nghệ thuật kết thúc, những màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời đất Võ, hòa trong tiếng reo mừng của hàng nghìn người dân, du khách đong đầy niềm cảm xúc trong niềm vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới, mang theo niềm tin và khát vọng về một tương lai Bình Định phát triển vươn lên tầm cao mới… Nguồn: Báo Bình Định Ngày 22.12.1788, trước khi cùng nghĩa quân Tây Sơn thần tốc tiến quân ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã khảng khái tuyên thệ: “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đã 235 năm trôi qua, lời hịch tiến quân bất hủ vẫn còn nguyên giá trị. 20 giờ tối 13.2 (mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024), tại Quảng trường trước Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn) đã diễn ra chương trình nghệ thuật kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đại biểu tham dự chương trình. Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hào khí Tây Sơn” có 3 nội dung: Tây Sơn tụ nghĩa; Ngọc Hồi - Đống Đa, bản hùng ca bất tử; Viết tiếp bản hùng ca, với hơn 400 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, võ sư, võ sinh thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh, Trường ĐH Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội; Bảo tàng Quang Trung; Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định; Trung tâm Văn hóa tỉnh; học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Quang Trung (huyện Tây Sơn) biểu diễn mang đến cho khán giả chương trình nghệ thuật đa dạng sắc màu, hấp dẫn. Video: Phan TuấnHào khí Tây Sơn mãi lưu danh Mở màn chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Lễ hội là phần khai từ biểu diễn Trống trận Tây Sơn, múa cờ hội, biểu diễn võ cổ truyền, hát múa Hào khí Tây Sơn đã đưa khán giả đến với không khí hào hùng, lôi cuốn. “Hào khí Tây Sơn tỏa núi sông/Anh hùng áo vải phất cờ hồng/Cứu dân giữ nước yên bờ cõi/Sự nghiệp muôn năm tạc chữ đồng”, những âm điệu ngân vang dẫn dắt khán giả đến với những tiết mục hấp dẫn nối tiếp xuyên suốt chương trình với nhiều hoạt cảnh đặc sắc. Mở màn chương trình là phần khai từ biểu diễn Trống trận Tây Sơn, múa cờ hội, biểu diễn võ cổ truyền, hát múa Hào khí Tây Sơn. Phần 1 mở đầu bằng hoạt cảnh tái hiện bối cảnh xã hội đất nước ta vào thế kỷ XVIII, với nhiều biến loạn; ở Đàng Ngoài họ Mạc lập giang sơn riêng, Chúa Trịnh lấn át Vua Lê; ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn suy tàn, gian thần lộng hành, trăm họ rơi vào cảnh lầm than. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, ở Bình Định có khởi nghĩa Chàng Lía đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức dân gian. Tuy nhiên, tất cả những cuộc khởi nghĩa ấy đều đi đến thất bại.“Cây Ké phất cờ, cây Cầy nổi trống”, những tiết mục tiếp theo tái hiện cảnh Tây Sơn tụ nghĩa trên vùng đất Tây Sơn thượng đạo, tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo, rồi chiếm phủ thành Quy Nhơn. Sau đó đánh chiếm phủ Quảng Ngãi, mở rộng căn cứ tạo bàn đạp vững chắc cho cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế mạnh mẽ, kết hợp sức mạnh tiến công của nghĩa quân với sự nổi dậy hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân bị áp bức. Trên nền nhạc võ hào hùng, cộng hiệu ứng ánh sáng sinh động, khán giả vô cùng mãn nhãn với những phân cảnh tái hiện trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm, kết thúc giai đoạn cầm quyền của chúa Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của nhà Tây Sơn. Với chiến công oanh liệt này, Nguyễn Huệ từ một anh hùng nông dân đã trở thành anh hùng dân tộc. Năm 1786, Nguyễn Nhạc quyết định lập đạo quân tiến ra Bắc thu phục Phú Xuân, Thuận Hóa, rồi tiến đến bờ Nam sông Gianh - địa giới phân chia Bắc - Nam của hai Chúa Trịnh - Nguyễn. Tiếp đó, dưới danh nghĩa tôn phù nhà Lê, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đập tan chính quyền chúa Trịnh, thống nhất giang sơn, chấm dứt thời kỳ đất nước bị chia cắt kéo dài hơn hai thế kỷ. Nối tiếp chương trình, phần 2 tái hiện bối cảnh xã hội đương thời và cảnh Tây Sơn Tam kiệt tụ nghĩa trên vùng đất Tây Sơn thượng đạo để khởi nghĩa.Ở phần 2 chương trình là những hoạt cảnh tái hiện chiến công hiển hách trận Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Năm 1788, Lê Chiêu Thống với tham vọng thấp hèn đã “rước voi về dày mả tổ”, tạo cơ hội cho 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sang xâm lược nước ta. Trước tình thế thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ xâm lược từ giặc phương Bắc, ngày 22.12.1788 (tức ngày 25.11 năm Mậu Thân) tại núi Bân (Huế), Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, đảm đương trọng trách cứu đất nước ra khỏi họa xâm lăng, đưa nhân dân thoát vòng binh lửa. Hoạt cảnh nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong .trận Rạch Gầm - Xoài Mút Bài hát Giang sơn Nam đế ca kết thúc phần 1 chương trình.Đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tấn công và tiêu diệt giặc Thanh ở đồn tiền phương Gián Khẩu. Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn tiến về đánh chiếm Khương Thượng, mở đường từ Ngọc Hồi tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong 5 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, quân giặc tan rã. Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ dẫn quân vào kinh thành Thăng Long trong sự hân hoan đón chào của nhân dân: “Mây tạnh mù tan trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa/ Chen vai thích cánh cùng nhau nói/ Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”. Phần 2 chương trình tái hiện cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung và chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược.Phần 2 chương trình để lại nhiều cảm xúc cho khán giả về một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đại thắng Ngọc Hồi - Đống Đa với tinh thần bách chiến, bách thắng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng tướng sĩ Tây Sơn mãi là niềm tự hào cho thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt cảnh nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Hoạt cảnh Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ gửi cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân cho Công chúa Ngọc Hân báo tin mừng thắng trận trên nền nhạc bài hát Ngày hội hoa đào. Phần 3 chương trình với những tiết mục hát múa ca ngợi quê hương, sự phát triển của tỉnh nhà. Viết tiếp bản hùng caBình Định - vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là nơi kết tụ các giá trị truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và hiếu học. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đất và người Bình Định đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Địa linh Bình Định đã hun đúc nhiều anh hùng, danh nhân lịch sử, văn hóa, tiêu biểu nhất là Tây Sơn Tam kiệt.Trong diễn văn đọc tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh: “Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dậy non sông cách đây đã 235 năm nhưng mỗi mùa xuân đến, nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn bồi hồi nhớ lại chiến công thần tốc năm ấy dưới sự chỉ huy tài ba của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Càng xúc động, tự hào và ý nghĩa biết bao khi kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức trên chính quê hương Tây Sơn Tam Kiệt. Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại tinh thần của cuộc tiến công thần tốc và chiến tích chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, mà còn làm sống dậy hào khí Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của các vị tướng lĩnh kiệt xuất, đặc biệt là người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ - một thiên tài quân sự, một vị minh quân đáng kính của dân tộc”.Phát huy tinh thần Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và khí thế thần tốc, bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, hơn hai thế kỷ qua, dù trong chiến tranh hay hòa bình, nhân dân Bình Định vẫn luôn kề vai sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Bước sang năm mới 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện.Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, cũng là năm đầu tiên tỉnh tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, truyền thống cách mạng vẻ vang, nêu cao ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo; tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Chương trình thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem. Chương trình kết thúc kèm những màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời đất Võ khiến mọi người thích thú. Những chùm pháo hoa “bung nở” mang theo niềm tin và khát vọng về một tương lai “đất Võ, trời Văn” phát triển vươn lên tầm cao mới. Ghi lại khoảnh khắc pháo hoa rực sáng trên bầu trời.21 giờ 35 phút, chương trình nghệ thuật kết thúc, những màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời đất Võ, hòa trong tiếng reo mừng của hàng nghìn người dân, du khách đong đầy niềm cảm xúc trong niềm vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới, mang theo niềm tin và khát vọng về một tương lai Bình Định phát triển vươn lên tầm cao mới…Nguồn: Báo Bình Định Trở về đầu trang Bình Định lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa vua Quang Trung 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10