"Đấu võ, xô giàn" và nơi tuổi thơ Nguyễn Huệ "Đấu võ, xô giàn" và nơi tuổi thơ Nguyễn Huệ An Thái có hội Đổ giàn mang truyền thống thượng võ, là một lễ hội đặc sắc từng được nhắc đến nhiều trong văn thơ và trong hồi tưởng của các bô lão Bình Định. Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan… bình sinh trong những lần trò chuyện đều có ấn tượng đẹp với nghi lễ và cuộc tranh tài trong ngày hội hoành tráng này. Họ có những kỷ niệm, ngồi trên xe ngựa, về vùng quê tiếng tăm như An Thái, từng là nơi tuổi thơ Nguyễn Huệ làm môn sinh của thầy giáo Hiến. Đường về An Thái Sử gia Tạ Chí Đại Trường có quê gốc An Thái nhiều đời trước, ông nói vui “mong rằng mình có một ông tổ nào đấy đã từng đi chăn trâu chăn bò với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, đã cùng họ bẻ trộm bắp, đào trộm khoai lang rồi lên một gò vắng lượm phân khô nhúm lửa nướng bắp, lùi khoai cười hể hả với nhau”. Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã tái hiện lịch sử bằng các số phận sóng gió thăng trầm của gia đình thầy giáo Hiến và gia đình ba anh em Tây Sơn, khái quát bức tranh bão táp của dân tộc trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XVIII. Miêu tả hành trình thầy giáo Hiến đến An Thái năm 1765, trốn nạn quyền thần Trương Phúc Loan, và kết thúc khi Nguyễn Huệ mất, con gái thầy giáo Hiến là An ra Phú Xuân dự đám tang người yêu cũ cũng đồng thời là vua Quang Trung, năm 1792. Khi đi học thầy giáo Hiến, Nguyễn Huệ đã vào tuổi mười hai mười ba, cái tuổi đang hình thành nhân cách cũng như tài năng. Bấy giờ sông Côn chưa bồi, bến nước rất thịnh, từ ngả nguồn Krông Bung, qua Trường Trầu xuống An Thái rồi toả đi các nơi trong hạt. Thuyền buôn trầu của anh Hai Trầu (Biện Nhạc) thường qua lại. Vùng đất trù phú này ngoài đình chùa miếu mạo của người Việt, còn có thêm Ngũ bang hội quán, chùa Bà An Hoà, chùa Ông Quan Thánh của các dòng họ Minh Hương di cư. Người mới di cư qua một hai đời gọi là tân thuộc, người đến lâu đời gọi là cựu thuộc. Tranh heo trong Lễ hội đổ giàn. Nghe các cụ kể lại rằng lễ hội xưa được tổ chức ba lần trong mỗi con giáp, vào các năm Tỵ, Dậu, Sửu. Sở dĩ quãng cách bốn năm là để các võ đường chuẩn bị chu đáo, vì ngoài phần hành lễ với những nghi thức trang trọng, việc “xô cỗ, đổ giàn” là tiết mục cao trào, tạo thành ấn tượng sâu đậm trong lòng người qua cuộc so tài quyết liệt giữa các lò võ, thể hiện tinh hoa khí phách của môn phái, báo đền ơn tổ nghiệp. Địa điểm chính là ở Ngũ bang Hội quán, nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu. Nghi lễ diễn ra hết sức trọng thị, với trang phục áo dài chữ Thọ, theo ngôi thứ có các màu khác nhau, đỏ, xanh, đen. Tập thể các bang cử ra một bậc cao niên có uy tín làm Chánh bái. Thờ Thiên hậu Thánh mẫu. Khoảng trời đất giao thoa, giờ Sửu, tức khoảng 2, 3 giờ sáng, lễ rước nước bắt đầu. Nước được lấy ở sông Kôn, phía thượng nguồn, đoạn sông sâu, trong sạch nhất, chứa trong cái chum đất mới, để trên kiệu hoa, rước về trong nhã nhạc, trống chiêng, cờ phướn… Ban lễ cung kính dâng lên bàn thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, các bàn thờ phía sau là Long thần hộ pháp và Thiên lý nhĩ, Thiên lý nhãn hai bên, bàn thờ tả vu thờ bổn xứ Thành hoàng, hữu vu thờ Tiêu diện đại lực sĩ. Tiếp theo, tảng sáng rằm tháng bảy là lễ rước Phật, xuất phát từ Ngũ bang Hội quán rồi lần lượt đi hết các chùa… rồi đến chùa Phổ Tịnh để làm lễ rước Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy. Thời gian này, nhà nào cũng thiết hương án, bày lễ vật dâng cúng ra sân, khi đoàn lễ đi qua chủ nhà ra thắp hương cho kiệu hoa. Khi khai lễ, làm thủ tục cung nghinh chức sự, trình tự khai kinh, tụng niệm, trai đàn, dâng sớ và cúng chẩn ba ngày đêm. Trong phố, đêm nào cũng thắp đèn lồng, sáng trưng một vùng thị tứ. Khách thập phương đến được tiếp đãi mời mọc, không phân biệt sang hèn, có nhà tạm dựng mỗi kỳ, làm chỗ nghỉ cho số đông.… Tối ngày rằm là lễ phóng sinh, thả chim lên trời và thả cá giữa sông Kôn. Các đêm nối tiếp, người ta thường tổ chức hát bội linh đình cho dân chúng thưởng ngoạn. Một khán đài bằng tre cao khoảng mươi thước, rộng mỗi bề khoảng bốn, năm mét đặt giữa sân Hội quán, trên đó có cỗ cúng là hương đăng trà quả, các phẩm vật bánh trái, đặc biệt là con heo quay, chuẩn bị cho phần hội. Trưa mười bảy, đúng giờ Mùi, khoảng 13 giờ là ban lễ gồm chủ tế và các chức sắc hành lễ lên giàn chẩn tế. Lúc này, dưới giàn mọi người rất rộn rịp, các môn phái bố trí kỹ lưỡng và ngóng chờ giây phút vị chủ tế tuyên bố xô cỗ đổ giàn. Các anh tài bốn phương thi nhau giật phướn, phi thân, giở đủ miếng lợi hại giành được con heo quay, vượt qua một biển người trong đó không thiếu các đối thủ cao cường để đến điểm tập kết an toàn. Đoàn tàu đánh cá tiến ra cửa biển rước thuỷ thần. Tất nhiên, mỗi môn phái của mỗi lò, bao gồm nhiều võ sĩ anh em, kẻ vác heo, người cản đường, kẻ reo hò nghi binh, người mở đường máu… Có con heo phải trải qua tay năm ba chủ trước khi đến người chiến thắng cuối cùng, cũng là chuyện xảy ra không phải hi hữu. Rất nhiều lò võ tranh tài, ngoài An Nhơn còn có các huyện bạn, tỉnh bạn. Những lò võ được cuộc, là được món quà tinh thần vô giá, tiếng tăm nối tiếp tiếng tăm. Người trong cuộc tin rằng họ sẽ gặp hên vì được thụ lộc thần. Sinh thời, một lần Chế Lan Viên về thăm lại Bình Định, đã nói thật xúc động về ký ức những đêm hát bội ở An Vinh, các cuộc đổ giàn thượng võ ở An Thái làm cho ông yêu chất sử thi hùng tráng. Ông gọi đó là Olympic và khuyến khích nên tổ chức lại trò "đổ giàn". Vâng, tìm về An Thái là đi bên bóng mát của lịch sử với một khát vọng nguyên bản như thuở ban sơ, cái nguyên bản có thể đã cho Chế Lan Viên “chất hùng ca trong thơ” và cho dòng chảy văn hóa Bình Định chút ký ức của một thời đi cùng năm tháng. Theo Nguyễn Thanh Mừng (Nguyễn Thanh Mừng) An Thái có hội Đổ giàn mang truyền thống thượng võ, là một lễ hội đặc sắc từng được nhắc đến nhiều trong văn thơ và trong hồi tưởng của các bô lão Bình Định. Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan… bình sinh trong những lần trò chuyện đều có ấn tượng đẹp với nghi lễ và cuộc tranh tài trong ngày hội hoành tráng này. Họ có những kỷ niệm, ngồi trên xe ngựa, về vùng quê tiếng tăm như An Thái, từng là nơi tuổi thơ Nguyễn Huệ làm môn sinh của thầy giáo Hiến. Đường về An TháiSử gia Tạ Chí Đại Trường có quê gốc An Thái nhiều đời trước, ông nói vui “mong rằng mình có một ông tổ nào đấy đã từng đi chăn trâu chăn bò với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, đã cùng họ bẻ trộm bắp, đào trộm khoai lang rồi lên một gò vắng lượm phân khô nhúm lửa nướng bắp, lùi khoai cười hể hả với nhau”.Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã tái hiện lịch sử bằng các số phận sóng gió thăng trầm của gia đình thầy giáo Hiến và gia đình ba anh em Tây Sơn, khái quát bức tranh bão táp của dân tộc trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XVIII. Miêu tả hành trình thầy giáo Hiến đến An Thái năm 1765, trốn nạn quyền thần Trương Phúc Loan, và kết thúc khi Nguyễn Huệ mất, con gái thầy giáo Hiến là An ra Phú Xuân dự đám tang người yêu cũ cũng đồng thời là vua Quang Trung, năm 1792.Khi đi học thầy giáo Hiến, Nguyễn Huệ đã vào tuổi mười hai mười ba, cái tuổi đang hình thành nhân cách cũng như tài năng. Bấy giờ sông Côn chưa bồi, bến nước rất thịnh, từ ngả nguồn Krông Bung, qua Trường Trầu xuống An Thái rồi toả đi các nơi trong hạt. Thuyền buôn trầu của anh Hai Trầu (Biện Nhạc) thường qua lại. Vùng đất trù phú này ngoài đình chùa miếu mạo của người Việt, còn có thêm Ngũ bang hội quán, chùa Bà An Hoà, chùa Ông Quan Thánh của các dòng họ Minh Hương di cư. Người mới di cư qua một hai đời gọi là tân thuộc, người đến lâu đời gọi là cựu thuộc. Tranh heo trong Lễ hội đổ giàn.Nghe các cụ kể lại rằng lễ hội xưa được tổ chức ba lần trong mỗi con giáp, vào các năm Tỵ, Dậu, Sửu. Sở dĩ quãng cách bốn năm là để các võ đường chuẩn bị chu đáo, vì ngoài phần hành lễ với những nghi thức trang trọng, việc “xô cỗ, đổ giàn” là tiết mục cao trào, tạo thành ấn tượng sâu đậm trong lòng người qua cuộc so tài quyết liệt giữa các lò võ, thể hiện tinh hoa khí phách của môn phái, báo đền ơn tổ nghiệp. Địa điểm chính là ở Ngũ bang Hội quán, nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu. Nghi lễ diễn ra hết sức trọng thị, với trang phục áo dài chữ Thọ, theo ngôi thứ có các màu khác nhau, đỏ, xanh, đen. Tập thể các bang cử ra một bậc cao niên có uy tín làm Chánh bái. Thờ Thiên hậu Thánh mẫu.Khoảng trời đất giao thoa, giờ Sửu, tức khoảng 2, 3 giờ sáng, lễ rước nước bắt đầu. Nước được lấy ở sông Kôn, phía thượng nguồn, đoạn sông sâu, trong sạch nhất, chứa trong cái chum đất mới, để trên kiệu hoa, rước về trong nhã nhạc, trống chiêng, cờ phướn… Ban lễ cung kính dâng lên bàn thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, các bàn thờ phía sau là Long thần hộ pháp và Thiên lý nhĩ, Thiên lý nhãn hai bên, bàn thờ tả vu thờ bổn xứ Thành hoàng, hữu vu thờ Tiêu diện đại lực sĩ. Tiếp theo, tảng sáng rằm tháng bảy là lễ rước Phật, xuất phát từ Ngũ bang Hội quán rồi lần lượt đi hết các chùa… rồi đến chùa Phổ Tịnh để làm lễ rước Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy. Thời gian này, nhà nào cũng thiết hương án, bày lễ vật dâng cúng ra sân, khi đoàn lễ đi qua chủ nhà ra thắp hương cho kiệu hoa. Khi khai lễ, làm thủ tục cung nghinh chức sự, trình tự khai kinh, tụng niệm, trai đàn, dâng sớ và cúng chẩn ba ngày đêm.Trong phố, đêm nào cũng thắp đèn lồng, sáng trưng một vùng thị tứ. Khách thập phương đến được tiếp đãi mời mọc, không phân biệt sang hèn, có nhà tạm dựng mỗi kỳ, làm chỗ nghỉ cho số đông.… Tối ngày rằm là lễ phóng sinh, thả chim lên trời và thả cá giữa sông Kôn. Các đêm nối tiếp, người ta thường tổ chức hát bội linh đình cho dân chúng thưởng ngoạn.Một khán đài bằng tre cao khoảng mươi thước, rộng mỗi bề khoảng bốn, năm mét đặt giữa sân Hội quán, trên đó có cỗ cúng là hương đăng trà quả, các phẩm vật bánh trái, đặc biệt là con heo quay, chuẩn bị cho phần hội. Trưa mười bảy, đúng giờ Mùi, khoảng 13 giờ là ban lễ gồm chủ tế và các chức sắc hành lễ lên giàn chẩn tế. Lúc này, dưới giàn mọi người rất rộn rịp, các môn phái bố trí kỹ lưỡng và ngóng chờ giây phút vị chủ tế tuyên bố xô cỗ đổ giàn. Các anh tài bốn phương thi nhau giật phướn, phi thân, giở đủ miếng lợi hại giành được con heo quay, vượt qua một biển người trong đó không thiếu các đối thủ cao cường để đến điểm tập kết an toàn. Đoàn tàu đánh cá tiến ra cửa biển rước thuỷ thần.Tất nhiên, mỗi môn phái của mỗi lò, bao gồm nhiều võ sĩ anh em, kẻ vác heo, người cản đường, kẻ reo hò nghi binh, người mở đường máu… Có con heo phải trải qua tay năm ba chủ trước khi đến người chiến thắng cuối cùng, cũng là chuyện xảy ra không phải hi hữu. Rất nhiều lò võ tranh tài, ngoài An Nhơn còn có các huyện bạn, tỉnh bạn.Những lò võ được cuộc, là được món quà tinh thần vô giá, tiếng tăm nối tiếp tiếng tăm. Người trong cuộc tin rằng họ sẽ gặp hên vì được thụ lộc thần. Sinh thời, một lần Chế Lan Viên về thăm lại Bình Định, đã nói thật xúc động về ký ức những đêm hát bội ở An Vinh, các cuộc đổ giàn thượng võ ở An Thái làm cho ông yêu chất sử thi hùng tráng. Ông gọi đó là Olympic và khuyến khích nên tổ chức lại trò "đổ giàn". Vâng, tìm về An Thái là đi bên bóng mát của lịch sử với một khát vọng nguyên bản như thuở ban sơ, cái nguyên bản có thể đã cho Chế Lan Viên “chất hùng ca trong thơ” và cho dòng chảy văn hóa Bình Định chút ký ức của một thời đi cùng năm tháng. Theo Nguyễn Thanh Mừng (Nguyễn Thanh Mừng) Trở về đầu trang An Thái Nguyễn Huệ hội quán Minh Hương thầy giáo lò võ Chế Lan Viên con heo thượng võ thầy chủ tế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10