Kết hôn với Quốc vương Chiêm Thành, công chúa Huyền Trân đã mang về châu Ô, châu Lý cho nhà Trần.
Sáng 13/2, Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội đền Huyền Trân nhằm ghi nhớ công lao của công chúa nhà Trần khi đã hy sinh hạnh phúc của bản thân mang về châu Ô, châu Lý cho nước nhà.
Theo lịch sử, vào năm 1306, công chúa Huyền Trân được vua Trần Anh Tông gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đã dâng châu Ô, châu Lý (từ đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cho nhà Trần.
Cảnh công chúa Huyền Trân đi lấy chồng được tái hiện trên sân khấu.
Sau khi Chế Mân mất, Huyền Trân công chúa trở về Đại Việt và xuất gia tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh).
Công chúa Huyền Trân mất ngày mùng 9 tháng Giêng năm 1340.
Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội đền Huyền Trân đúng ngày giỗ của bà.
Hàng nghìn người dân tỉnh Thừa Thiên Huế và du khách đã lên núi Ngũ Phong tham gia lễ hội.
Nhiều người thắp nhang tại đền Huyền Trân, tưởng nhớ vị công chúa nhà Trần đã có công lớn cho Đại Việt.
Võ Thạnh