Hát chúc hát mừng - Lề lối diễn xướng tiêu biểu của người Quan họ Hát chúc hát mừng - Lề lối diễn xướng tiêu biểu của người Quan họ Quan họ truyền thống có 4 hình thức diễn xướng tiêu biểu: Hát thờ, hát canh, hát chúc hát mừng và hát hội. Trong đó, hát chúc hát mừng được người Quan họ sử dụng thường xuyên, phổ biến với nội dung chủ yếu là chúc sức khỏe, tài lộc, may mắn, mừng năm mới lẫn nhau. Không khí ca hát vui tươi, không có những bài nói về nhớ thương, buồn phiền hay than thân trách phận... Quan họ Hoài Trung đón bạn đến thăm chúc mừng nhà mới. Xưa nay, người Quan họ quý trọng và chơi với nhau không chỉ lúc ca hát mà còn giữ mối liên hệ với nhau thường xuyên trong cuộc sống đời thường. Những dịp gặp gỡ, thăm hỏi nhau khi có hỉ sự, người Quan họ thường dùng lời ca tiếng hát để biểu hiện tình cảm của mình. Chính vì vậy, hình thức hát chúc hát mừng được người Quan họ sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và ở nhiều địa điểm khác nhau: Lúc ca trong nhà, lúc ca ngoài trời ở cổng làng, cổng nhà, hoặc sân đình, sân chùa, trên đồi, sườn đê... Nội dung câu hát chúc hát mừng phù hợp với từng hoàn cảnh như cưới hỏi, khao thọ, mừng tân gia, sinh con, ốm đau lâu ngày khỏi bệnh... Ngay cả khi các bọn Quan họ tìm nhau để kết bạn trong ngày hội xuân cũng hát chúc hát mừng tại trung tâm lễ hội. Tùy theo hoàn cảnh gặp gỡ giữa các bọn Quan họ mà có trình tự, quy định riêng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ Lê Danh Khiêm: Khi hát chúc hát mừng, đôi bên chỉ được sử dụng giọng La rằng, không ca các giọng lề lối khác và cũng không ca giọng lẻ giọng vặt hay giọng giã bạn. Tuy về cơ bản, các bài hát chúc mừng đều có cùng giai điệu giọng La rằng nhưng nội dung lời ca thì khác. Luôn trân trọng, đau đáu bảo tồn Quan họ truyền thống, vừa qua, CLB Quan họ làng Hoài Trung (xã Liên Bão, huyện Tiên Du) đã tổ chức tái hiện hình thức hát chúc hát mừng theo lề lối xưa với sự tham gia của các nghệ nhân, anh hai, chị hai ở một số làng Quan họ gốc như Viêm Xá, Đào Xá, Lũng Giang, Châm Khê, Đông Yên và CLB Quan họ truyền thống Nhị Hà (thành phố Hà Nội)... Anh hai Dương Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm CLB Quan họ Hoài Trung chia sẻ: “Người Quan họ có những lối chơi độc đáo, rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Từ lâu, CLB đã ấp ủ thực hành tái hiện các hình thức diễn xướng Quan họ truyền thống. Năm 2019, CLB đã phục dựng canh “5 trên, 5 dưới” để làm tư liệu cho Viện Âm nhạc Quốc gia. Sau đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tâm nguyện phục dựng hình thức hát chúc hát mừng theo lối cổ đến nay mới thực hiện được. Nhờ sự tư vấn của giới chuyên môn am hiểu văn hóa Quan họ và quá trình chuẩn bị công phu các điều kiện liên quan, cùng sự tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân, anh Hai, chị Hai ở nhiều CLB Quan họ trong và ngoài tỉnh đã giúp sức, chung tay với CLB Quan họ Hoài Trung phục dựng thành công hình thức diễn xướng hát chúc hát mừng đúng với lề lối xưa”. Khi hát chúc hát mừng, đôi bên Quan họ chỉ được ca giọng La rằng. Lấy bối cảnh Quan họ Hoài Trung đón bạn đến mừng nhà mới, chúc thọ và mừng đám cưới, các liền anh liền chị mặc trang phục cổ truyền và tái hiện trình tự các bước từ đón bạn ở cổng làng, cổng nhà, vào trong sân rồi đến các nghi thức thưa gửi, đỡ nhời, sau đó Quan họ chủ và Quan họ khách ca câu chúc mừng phù hợp với từng hoàn cảnh. Chẳng hạn đến thăm nhà bạn có việc cưới hỏi, bên Quan họ khách ca câu La rằng: “Sông Ngân mượn thợ bắc cầu/Anh Hai ơi! Mượn đường đưa rể đón dâu về nhà/Em mừng cả bốn ông bà/Em mừng anh chị giao hòa tốt đôi/Em mừng mừng cảnh mừng người/Mừng hai chữ “phú” treo chơi trong nhà”. Sau đó Quan họ chủ đáp lại bằng câu La rằng: “Đôi bên bàn định đã lâu/Chị Hai ơi! Chọn ngày đưa rể đón dâu về nhà/Trong nhà làm lễ gia tiên/Ngoài sân làm lễ kết duyên vợ chồng/Một mừng mừng cảnh mừng nhà/Hai mừng mừng cả ông bà đôi bên/Ba mừng mừng gió mừng mây/ Mừng chim loan phượng sánh cây ngô đồng”. Khi đến mừng nhà mới, Quan họ khách ca câu “Thoạt chân em bước vào nhà”- Quan họ chủ ca đáp lại câu “Đã sang năm mới tháng xuân”. Còn khi chúc thọ, Quan họ khách ca câu “Bước sang năm mới tháng xuân”- Quan họ chủ đối lại câu “Hôm nay vui vẻ thế này”... Vốn say Quan họ, say nghĩa say tình miền Kinh Bắc từ rất lâu nên khi biết tin CLB Quan họ Hoài Trung phục dựng hình thức hát chúc hát mừng, chị Ngô Thị Chung Thủy ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ngay vé máy bay để ra tham dự. “Tôi thực sự ấn tượng và cảm phục tâm huyết của anh Dương Đức Thắng cũng như các liền anh, liền chị CLB Quan họ Hoài Trung. Tôi hy vọng những hoạt động gìn giữ Quan họ truyền thống như thế này sẽ được tuyên truyền giới thiệu rộng rãi trên các nền tảng số để công chúng yêu Quan họ biết đến” - Chị Chung Thủy bày tỏ. Trong bối cảnh đương đại hiện nay, hoạt động giao lưu giữa các CLB Quan họ ngày càng mở rộng nên hình thức hát chúc hát mừng vẫn đang rất phổ biến nhưng lề lối, màu sắc diễn xướng cổ truyền có phần nhạt phai đi nhiều... Vì vậy, việc CLB Quan họ Hoài Trung dày công phối hợp với liền anh, liền chị ở các CLB Quan họ trong và ngoài tỉnh phục dựng diễn xướng hát chúc hát mừng theo lối cổ có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp, cốt cách của nghề chơi Quan họ truyền thống. T.L Báo Bắc Ninh Quan họ truyền thống có 4 hình thức diễn xướng tiêu biểu: Hát thờ, hát canh, hát chúc hát mừng và hát hội. Trong đó, hát chúc hát mừng được người Quan họ sử dụng thường xuyên, phổ biến với nội dung chủ yếu là chúc sức khỏe, tài lộc, may mắn, mừng năm mới lẫn nhau. Không khí ca hát vui tươi, không có những bài nói về nhớ thương, buồn phiền hay than thân trách phận... Quan họ Hoài Trung đón bạn đến thăm chúc mừng nhà mới. Xưa nay, người Quan họ quý trọng và chơi với nhau không chỉ lúc ca hát mà còn giữ mối liên hệ với nhau thường xuyên trong cuộc sống đời thường. Những dịp gặp gỡ, thăm hỏi nhau khi có hỉ sự, người Quan họ thường dùng lời ca tiếng hát để biểu hiện tình cảm của mình. Chính vì vậy, hình thức hát chúc hát mừng được người Quan họ sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và ở nhiều địa điểm khác nhau: Lúc ca trong nhà, lúc ca ngoài trời ở cổng làng, cổng nhà, hoặc sân đình, sân chùa, trên đồi, sườn đê... Nội dung câu hát chúc hát mừng phù hợp với từng hoàn cảnh như cưới hỏi, khao thọ, mừng tân gia, sinh con, ốm đau lâu ngày khỏi bệnh... Ngay cả khi các bọn Quan họ tìm nhau để kết bạn trong ngày hội xuân cũng hát chúc hát mừng tại trung tâm lễ hội. Tùy theo hoàn cảnh gặp gỡ giữa các bọn Quan họ mà có trình tự, quy định riêng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ Lê Danh Khiêm: Khi hát chúc hát mừng, đôi bên chỉ được sử dụng giọng La rằng, không ca các giọng lề lối khác và cũng không ca giọng lẻ giọng vặt hay giọng giã bạn. Tuy về cơ bản, các bài hát chúc mừng đều có cùng giai điệu giọng La rằng nhưng nội dung lời ca thì khác. Luôn trân trọng, đau đáu bảo tồn Quan họ truyền thống, vừa qua, CLB Quan họ làng Hoài Trung (xã Liên Bão, huyện Tiên Du) đã tổ chức tái hiện hình thức hát chúc hát mừng theo lề lối xưa với sự tham gia của các nghệ nhân, anh hai, chị hai ở một số làng Quan họ gốc như Viêm Xá, Đào Xá, Lũng Giang, Châm Khê, Đông Yên và CLB Quan họ truyền thống Nhị Hà (thành phố Hà Nội)... Anh hai Dương Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm CLB Quan họ Hoài Trung chia sẻ: “Người Quan họ có những lối chơi độc đáo, rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Từ lâu, CLB đã ấp ủ thực hành tái hiện các hình thức diễn xướng Quan họ truyền thống. Năm 2019, CLB đã phục dựng canh “5 trên, 5 dưới” để làm tư liệu cho Viện Âm nhạc Quốc gia. Sau đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tâm nguyện phục dựng hình thức hát chúc hát mừng theo lối cổ đến nay mới thực hiện được. Nhờ sự tư vấn của giới chuyên môn am hiểu văn hóa Quan họ và quá trình chuẩn bị công phu các điều kiện liên quan, cùng sự tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân, anh Hai, chị Hai ở nhiều CLB Quan họ trong và ngoài tỉnh đã giúp sức, chung tay với CLB Quan họ Hoài Trung phục dựng thành công hình thức diễn xướng hát chúc hát mừng đúng với lề lối xưa”. Khi hát chúc hát mừng, đôi bên Quan họ chỉ được ca giọng La rằng. Lấy bối cảnh Quan họ Hoài Trung đón bạn đến mừng nhà mới, chúc thọ và mừng đám cưới, các liền anh liền chị mặc trang phục cổ truyền và tái hiện trình tự các bước từ đón bạn ở cổng làng, cổng nhà, vào trong sân rồi đến các nghi thức thưa gửi, đỡ nhời, sau đó Quan họ chủ và Quan họ khách ca câu chúc mừng phù hợp với từng hoàn cảnh. Chẳng hạn đến thăm nhà bạn có việc cưới hỏi, bên Quan họ khách ca câu La rằng: “Sông Ngân mượn thợ bắc cầu/Anh Hai ơi! Mượn đường đưa rể đón dâu về nhà/Em mừng cả bốn ông bà/Em mừng anh chị giao hòa tốt đôi/Em mừng mừng cảnh mừng người/Mừng hai chữ “phú” treo chơi trong nhà”. Sau đó Quan họ chủ đáp lại bằng câu La rằng: “Đôi bên bàn định đã lâu/Chị Hai ơi! Chọn ngày đưa rể đón dâu về nhà/Trong nhà làm lễ gia tiên/Ngoài sân làm lễ kết duyên vợ chồng/Một mừng mừng cảnh mừng nhà/Hai mừng mừng cả ông bà đôi bên/Ba mừng mừng gió mừng mây/ Mừng chim loan phượng sánh cây ngô đồng”. Khi đến mừng nhà mới, Quan họ khách ca câu “Thoạt chân em bước vào nhà”- Quan họ chủ ca đáp lại câu “Đã sang năm mới tháng xuân”. Còn khi chúc thọ, Quan họ khách ca câu “Bước sang năm mới tháng xuân”- Quan họ chủ đối lại câu “Hôm nay vui vẻ thế này”... Vốn say Quan họ, say nghĩa say tình miền Kinh Bắc từ rất lâu nên khi biết tin CLB Quan họ Hoài Trung phục dựng hình thức hát chúc hát mừng, chị Ngô Thị Chung Thủy ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ngay vé máy bay để ra tham dự. “Tôi thực sự ấn tượng và cảm phục tâm huyết của anh Dương Đức Thắng cũng như các liền anh, liền chị CLB Quan họ Hoài Trung. Tôi hy vọng những hoạt động gìn giữ Quan họ truyền thống như thế này sẽ được tuyên truyền giới thiệu rộng rãi trên các nền tảng số để công chúng yêu Quan họ biết đến” - Chị Chung Thủy bày tỏ. Trong bối cảnh đương đại hiện nay, hoạt động giao lưu giữa các CLB Quan họ ngày càng mở rộng nên hình thức hát chúc hát mừng vẫn đang rất phổ biến nhưng lề lối, màu sắc diễn xướng cổ truyền có phần nhạt phai đi nhiều... Vì vậy, việc CLB Quan họ Hoài Trung dày công phối hợp với liền anh, liền chị ở các CLB Quan họ trong và ngoài tỉnh phục dựng diễn xướng hát chúc hát mừng theo lối cổ có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp, cốt cách của nghề chơi Quan họ truyền thống. T.LBáo Bắc Ninh Trở về đầu trang Quan họ Bắc Ninh hát chúc mừng giai điệu giọng La rằng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10