Lễ hội đền Vua bà - Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh Lễ hội đền Vua bà - Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh Lễ hội Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ hàng năm được làng Diềm (tức làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) tổ chức ngày 6 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Vua Bà thường diễn ra vào hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 2 âm lịch. Trong đó mùng 6 là ngày hội chính, lấy theo ngày Vua Bà giang xuống thôn. Ngay từ chiều ngày mùng 5, dân làng đã rục rịch tổ chức lễ mở cửa đền, lễ dâng hương và lễ cầu mưa rửa đền. Sáng ngày mồng 6 là chính hội. Không khí vui tươi trong ngày mở hội Đại diện các làng Quan họ Bắc Ninh đều tề tựu về đây dâng hương hoa phẩm vật lên Đức Vua Bà. Lễ tế thần bao giờ cũng có tiết mục hát Quan họ ca ngợi công đức Vua Bà và cầu cho một năm sung túc an bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt hát thờ ở hội đền Vua Bà chỉ được sử dụng giọng người làng Diềm để thể hiện lòng thành kính. Người dân tự hào gọi đây là giọng “A Rằng” chính gốc quan họ. Sau khi lễ tế kêt thúc, dân làng dựng rạp và diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội Xuân” ngoài trời. Người dân diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội Xuân” Tiếp đến là lễ rước kiệu Vua Bà quanh làng. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời tượng trưng cho chuyến du ngoạn Vua Bà đã đặt chân lên vùng đất làng Diềm ngày nay. Đám rước dừng lại ở đền Cùng, nơi các cụ trong làng xuống giếng Ngọc lấy nước giếng để làm lễ tắm Vua Bà. Tương truyền đây là giếng thần không bao giờ cạn, nước sạch trong nhìn cả đáy và có thể uống nước mà không cần đun sôi. Giọng hát đặc trưng của người làm Diềm cũng nhờ uống nước giếng này thường xuyên mà có. Tất cả các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang và thành kính, với ước mong Vua Bà che chở cho dân làng làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, cuộc sống an lành. Lễ rước Vua Bà quanh làng truyền thống Bên cạnh các nghi lễ trang nghiêm là phần lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động như đu tiên, vật, cướp cầu, chọi gà, thi đấu cờ tướng, cầu lông…, nhưng đặc sắc và được mong chờ nhất vẫn là các hội giao lưu Quan họ. Dân làng vui chơi hết ngày mùng 6 sang đến ngày 7 mới tan hội. Người dân lại tổ chức lễ tế và đóng cửa đền Vua Bà. Mỗi năm, làng Diềm có đến 4 lễ hội vào các tháng Giêng, Hai, Ba, Tám và điều đặc biệt là lễ hội nào cũng có sự tham gia của Quan họ và đều ca theo lề lối truyền thống. Giữ gìn được lối sinh hoạt truyền thống này bởi làng Diềm vừa duy trì được các mối quan hệ, giao lưu vốn có, vừa mở rộng giao lưu với Quan họ các làng lân cận nên vào ngày hội. Nguồn: Du lịch Việt Nam 24 Lễ hội Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ hàng năm được làng Diềm (tức làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) tổ chức ngày 6 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Vua Bà thường diễn ra vào hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 2 âm lịch. Trong đó mùng 6 là ngày hội chính, lấy theo ngày Vua Bà giang xuống thôn. Ngay từ chiều ngày mùng 5, dân làng đã rục rịch tổ chức lễ mở cửa đền, lễ dâng hương và lễ cầu mưa rửa đền. Sáng ngày mồng 6 là chính hội. Không khí vui tươi trong ngày mở hội Đại diện các làng Quan họ Bắc Ninh đều tề tựu về đây dâng hương hoa phẩm vật lên Đức Vua Bà. Lễ tế thần bao giờ cũng có tiết mục hát Quan họ ca ngợi công đức Vua Bà và cầu cho một năm sung túc an bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt hát thờ ở hội đền Vua Bà chỉ được sử dụng giọng người làng Diềm để thể hiện lòng thành kính. Người dân tự hào gọi đây là giọng “A Rằng” chính gốc quan họ. Sau khi lễ tế kêt thúc, dân làng dựng rạp và diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội Xuân” ngoài trời. Người dân diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội Xuân” Tiếp đến là lễ rước kiệu Vua Bà quanh làng. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời tượng trưng cho chuyến du ngoạn Vua Bà đã đặt chân lên vùng đất làng Diềm ngày nay. Đám rước dừng lại ở đền Cùng, nơi các cụ trong làng xuống giếng Ngọc lấy nước giếng để làm lễ tắm Vua Bà. Tương truyền đây là giếng thần không bao giờ cạn, nước sạch trong nhìn cả đáy và có thể uống nước mà không cần đun sôi. Giọng hát đặc trưng của người làm Diềm cũng nhờ uống nước giếng này thường xuyên mà có. Tất cả các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang và thành kính, với ước mong Vua Bà che chở cho dân làng làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, cuộc sống an lành. Lễ rước Vua Bà quanh làng truyền thống Bên cạnh các nghi lễ trang nghiêm là phần lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động như đu tiên, vật, cướp cầu, chọi gà, thi đấu cờ tướng, cầu lông…, nhưng đặc sắc và được mong chờ nhất vẫn là các hội giao lưu Quan họ. Dân làng vui chơi hết ngày mùng 6 sang đến ngày 7 mới tan hội. Người dân lại tổ chức lễ tế và đóng cửa đền Vua Bà. Mỗi năm, làng Diềm có đến 4 lễ hội vào các tháng Giêng, Hai, Ba, Tám và điều đặc biệt là lễ hội nào cũng có sự tham gia của Quan họ và đều ca theo lề lối truyền thống. Giữ gìn được lối sinh hoạt truyền thống này bởi làng Diềm vừa duy trì được các mối quan hệ, giao lưu vốn có, vừa mở rộng giao lưu với Quan họ các làng lân cận nên vào ngày hội.Nguồn: Du lịch Việt Nam 24 Trở về đầu trang Lễ hội đền Vua Bà dân ca quan họ Bắc Ninh 10 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10