Đình làng Động Phí ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội là nơi thờ ngài Bạch Tượng, vị tướng nhà Đinh tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Thần tích, thần phả ở đình làng Động Phí cho biết các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc có về đây chiêu mộ tướng Bạch Tượng với 500 thân binh.
Làng Động Phí nằm ở xã Phương Tú thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội.
Trước đây, Động Phí là một xã gồm 3 thôn là Nguyễn Xã, Động Phí, Ngọc Động, thuộc
tổng Đạo Tú của huyện Ứng Hoà.
Ngày nay, ba thôn này thuộc địa phận xã Phương Tú. Lễ hội
làng Động Phí là một trong những lễ hội lớn trong vùng vẫn được tổ chức vào 2
là ngày mồng 3, 4 tết hàng năm, với sự tham gia của 2 thôn là Ngọc Động và Nguyễn
Xá.
Đình làng Ngọc Động và đình làng Động Phí và đình làng Nguyễn
Xá là nơi thờ ba vị Thành hoàng là hai anh em tướng Bạch Tượng Bạch Địa, người
em Đô Đài, các đức ngài đã có công phò giúp vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân, thống nhất đất nước. Do đức ngài Bạch Tượng là anh cả nên hội làng Động
Phí thường tổ chức lớn nhất.
Ngày chính hội làng Động Phí là ngày mồng 4 tháng Giêng. Tương
truyền, ngày này là ngày tướng Bạch Tượng ra quân phò giúp vua Đinh Tiên Hoàng.
Tuy nhiên, hội làng này đã được tổ chức tưng bừng bắt đầu từ chiều ngày mồng 3
tết.
Hôm đó, làng tổ chức lễ nghiêm quân nhằm biểu dương lực lượng đã tham gia rước kiệu
Thành hoàng. Tất cả quân rước tề tựu đông đủ tại sân trước Tòa đại bái đình Động
Phí, dưới sự chỉ đạo của ban khánh tiết, đoàn rước sẽ theo trình tự từ đình ra
đầu làng, sau đó đi xuống cuối làng.
Biểu diễn múa trống tại lễ hội
Hội đình nghiềm quân gồm có đội cờ, nhạc bát âm, rước bát bửu,
múa sênh tiền gồm 12 - 16 em gái, đội trống nữ và đội múa rồng phù giá kiệu.
Đáng chú ý nhất của hội rước làng Động Phí gồm bốn cỗ kiệu:
1. Kiệu Tam tự (một đỉnh đồng và hai cây nến bằng đồng).
2. Kiệu ngũ sự (một đỉnh, hai cây nến bằng đồng và hai lọ lộc
bình).
3. Kiệu long đình có đặt long ngài bài vị đức bản thổ.
4. Kiệu bát cống được 16 người khiêng, trên kiệu đặt long
ngài và bài vị của Bạch Tượng Đại vương.
Trò cướp cầu xưa
Rước kiệu Thánh một vòng đi quanh làng xong thì hồi giá trở
lại đình, xếp các cỗ kiệu ở trước cửa nhà đại bái. Buổi tối, các cụ già trong
làng sẽ tổ chức lễ tế Thành hoàng. Việc tế diễn ra rất nghiêm trang. Tục từ xưa
đến nay, mỗi lần vào hội làng Động Phí phải chuẩn bị một cỗ chay để dâng lễ nhà
Thánh.
Mâm cỗ chay này gồm: ba bát cơm, ba bát chè, ba bát canh đậu
và sáu đĩa (đĩa cùi dừa, đậu ván, lạc, bí, vừng, giá đậu) cũng còn gọi là tục
cúng.
Sáng ngày mồng 4 tết mới là ngày chính hội, dân làng Động Phí
đều tập trung về đình để nghênh đón hai đoàn rước của làng Ngọc Động từ dưới
lên và đoàn rước của làng Nguyễn Xá từ trên xuống. Theo quy định, khi đám rước
của làng Nguyễn Xá đến trước thì cả đoàn phải dừng ở trước nghi môn để đợi đám
rước của làng Ngọc Động đến và đi trước vì Thành hoàng Ngọc Động là thờ cúng Tượng
Địa đại vương, người thuộc bậc trên của Thành hoàng làng Nguyễn Xá thờ Đô Đài đại
vương.
Đây cũng chính là thời điểm không khí ngày hội làng Động Phí
tưng bừng nhất. Cuộc hội nhập của đám rước
của 3 làng cùng nghênh đón tiếp nhau. Lúc này, đội múa sư tử bắt đầu trình diễn,
tiếng trống hội vang lên, đã phá vỡ trật tự nghiêm chỉnh từ trước của đám rước
kiệu, có khi còn có cả kiệu quay, kiệu bay. Cờ xí và bát bửu bay phấp phới, rợp
cả một vùng trời. Múa trống, múa sênh tiền.... đã bộc lộ rõ tài năng đa dạng.
Hội làng Động Phí tại Hà Nội
Đặc biệt trong lễ hội trước đây còn có cò trò cướp cầu, ngày
nay thì đã không còn. Tương truyền quả cầu này được làm cây chuối hột, có đường
kính 0.4m. Lễ cướp cầu thường tổ chức ở sân đình thôn Động Phí, có 5 thôn lân cận
tham gia, chia làm 9 keo thường kéo dài 3 ngày, bên nào cướp được cầu rồi đưa
vào hố của mình sẽ là đội chiến thắng.
Sau những màn trình diễn sôi động của các trò dân gian, các
cỗ kiệu Thánh sẽ được đón rước đến nghi môn và đặt ngay ngắn tại trước cửa
đình. Bấy giờ các cụ và trong thôn cũng bước vào thực hiện các nghi lễ tế cộng
đồng. Cuộc tế lễ thường kéo dài nhiều tuần. Buổi trưa, các làng sẽ tổ chức ăn
chay kết nghĩa với nhau. Cuối buổi chiều dân làng Ngọc Động và Nguyễn Xá rước
kiệu của làng mình về. Các thôn vẫn tiếp tục nghi lễ tế vào đêm hôm đó tại đình
của làng mình.
Hội làng Động Phí đã thể hiện được truyền thống uống nước nhớ
nguồn, tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng đã có công với đất nước, từ đó thắt
chặt mối thân tình giữa các thôn với nhau.
Nguồn: Lehoi.info