Đình An Dũng thờ: Tam vị Tản Viên Sơn Thánh; Quan tri huyện Trấn Yên Lê Huy Chiêu (Thành Hoàng); Ngũ Hổ. Hàng năm đình An Dũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.
Hàng năm đình An Dũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự
Theo các cụ cao niên trong xã Yên Hợp cho biết: Xã Yên Dũng
từ xưa có 02 đình, đều có tên là đình An Dũng (đình tổng và đình làng), có 01 đền
Trái Đó và 01 miếu.
Khi các cụ lớn lên đã thấy có đình, đền, miếu, thời gian xây
dựng không rõ từ năm bao nhiêu. Theo “An Dũng xã bi ký” - Bia xã An Dũng, đặt tại
đình An Dũng thì đình được xây dựng trong khoảng thời gian Lê Huy Chiêu lên làm
quan tri huyện Trấn Yên, năm Tự Đức thứ 23 (khoảng 1870).
Giai đoạn khoảng 1960 đến 1965 vì một số lý do nhân dân dỡ
đình, nay ngôi đình được khôi phục lại với quy mô xây dựng cấp 4 có 5 gian đại
bái, 1 gian hậu cung, diện tích khoảng 300 m2.
Nhân vật thờ tự của đình An Dũng thờ: Tam vị Tản Viên Sơn
Thánh; Quan tri huyện Trấn Yên Lê Huy Chiêu (Thành Hoàng); Ngũ Hổ.
Theo “An Dũng xã bi ký” - Bia xã An Dũng đặt tại đình An
Dũng có các lễ hội sau: Cúng kỳ phúc cho thần dân mỗi năm; tiệc mùa xuân vào
ngày 17 tháng Giêng; đại tiệc vào ngày 17/3; trung tiệc vào ngày 17/7; thường
tiệc vào ngày 13/8; tiệc giải họa vào ngày 25/12.
Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng được tổ chức tại
thôn Yên Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Lễ tế tam vị Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức chính hội ngày
17 tháng Giêng kèm theo các lễ hội nhỏ khác.
Lễ vật để tổ chức cúng ngày lễ gồm có: Lễ chay gồm oản, bánh
nếp, bánh tẻ, chè kho, bánh khảo; Lễ mặn gồm thịt lợn đen tuyền, gà... Sau khi
lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, Thầy cúng sẽ làm ghi lễ và các thủ tục, các ghi thức
cúng tế Tam vị Tản Viên Sơn Thánh; Thành Hoàng (Lê Huy Chiêu); Ngũ Hổ, cầu cho
mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, muôn dân sức khỏe, cuộc sống an
lành, đất nước thái bình. Sau đó Thầy cúng và nhân dân trong vùng tổ chức rước
kiệu quanh đình.
Cùng với phần rước lễ là phần hội, tại đây diễn ra các cuộc
vui chơi, hát chèo, chầu văn, đua thuyền, thi bơi qua sông Hồng, đấu vật, chọi
gà, kéo co... thu hút rất nhiều du khách thập phương về vui hội.