Ai trong lứa tuổi thiếu nhi xưa mà không biết một vài trò chơi dân gian trong đêm trăng nơi ven đê, sân đình, sân kho hợp tác xã…? Đêm trăng quê ngày ấy không có ánh điện nên lúc nào cũng thấy sáng trong, kỳ ảo. Và đó chính là nguồn thôi thúc tính hiếu động, ưa hoạt của tuổi đang lớn hòa quyện nơi sân chơi...
Thời tiết dịu mát, việc nông thư nhàn, ánh trăng sáng đẹp nhất trong năm… Đó là những lý do để trẻ em nông thôn xưa có tối trung thu vô tư, hồn nhiên và sôi động tuyệt vời qua những trò chơi dân gian.
Ai trong lứa tuổi thiếu nhi xưa mà không biết một vài trò chơi dân gian trong đêm trăng nơi ven đê, sân đình, sân kho hợp tác xã…? Đêm trăng quê ngày ấy không có ánh điện nên lúc nào cũng thấy sáng trong, kỳ ảo. Và đó chính là nguồn thôi thúc tính hiếu động, ưa hoạt của tuổi đang lớn hòa quyện nơi sân chơi.
Những trò chơi dân gian, không biết từ đâu, đã đáp ứng rất tốt nhu cầu nhiều lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ. Điều rất dễ nhận thấy là, những show game ngày xưa rất bình dị, chân mộc nhưng luôn có tính “hướng thiện”, hướng mỗi cá nhân vào những hoạt động lành mạnh, tính tập thể…
1. Múa lân
Múa lân
|
Người Việt đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu, lân trong văn hóa Việt là con vật tượng trưng cho điềm lành. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.
Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.
2. Rước đèn ông sao
Tết Trung thu, rước đèn ông sao là một hoạt động vừa có ý nghĩa lại vô cùng đặc trưng và không thể thiếu của người Việt. Trẻ nhỏ vừa cầm đèn ông sao (có thể thắp nến hoặc không) đi khắp đường làng, ngõ xóm trong đêm rằm vừa hát vang bài “Chiếc đèn ông sao”.
Mỗi khu vực, địa phương có thể tổ chức những hội thi hoặc lễ rước đèn ông sao riêng. Đèn ông sao ngày nay hình thù và màu sắc, kích cỡ cũng đa dạng, phong phú như đèn hình con cá, đèn con thỏ, đèn họa tiết hiện đại… Trẻ nhỏ có thể cầm theo những món đồ chơi của riêng mình hoặc đeo mặt nạ, hòa cùng vào không khí chung vui.
Số lượng người chơi: 6-7 em trở lên.
Cả nhóm các em cử ra (hoặc “oẳn-tù-tỳ”) 01 em làm chuột. Còn lại là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Em “chuột” cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một “mèo” nào đó, cố gắng đừng để mèo đó biết…
Chạy hết một vòng, nếu chuột phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Mèo bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát.
Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát.
Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
Số lượng người chơi: 10 em trở lên, chia làm 2 đội chơi.
“Oẳn-tù-tì” chọn ra đội nhảy trước (đội A). Đội còn lại (đội B) cầm tay nhau ngồi xổm, tạo nên một “hàng rào” vòng tròn. Từng cặp “bàn tay liên kết” đặt chùng xuống chạm mặt sân chơi làm “cửa bẫy”, sẵn sàng hất lên khi đối thủ nhảy qua…
Các thành viên đội nhảy A đi lại quanh vòng ngoài, chọn thời điểm mất cảnh giác của một cửa bẫy đội B để bất ngờ nhảy lọt vào trong vòng. Nếu được, đội B phải “mở cửa” đúng vị trí đó cho cả đội A vào. Đội A thắng trận lại tìm cơ hội khác để vượt vòng đội B ra ngoài. Và cứ tiếp tục ra vào như vậy nếu đội nhảy còn thắng…
Trường hợp cửa bẫy của hàng rào đội B kịp thời hất lên tạo chướng ngại vật và chạm được vào chân người nhảy của đội A, thậm chí có thể gây ngã đối thủ, thì đội A coi như bị thua và phải ngồi xuống thay thế tạo vòng nhảy cho đội B xung trận…
Lưu ý, cặp “bàn tay liên kết” khi hất lên gây chướng ngại có thể cao thấp tùy ý, nhưng người chơi của đội tạo vòng nhảy phải luôn ở nguyên tư thế “ngồi xổm”. Nếu cặp nào đó đứng lên để hất là vi phạm nội quy chơi và đội chơi coi như thua trận ấy.
Quán làng Ngái (Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội) nay vẫn là nơi hội tụ của những trò chơi dân gian trong các dịp lễ, tết
Trò chơi này cần 08 người chơi, lứa tuổi khoảng 8-13.
Một người được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, 7 người còn lại xếp thành hàng ngang và đựoc đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy. Mỗi người đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành một cái “bát hứng”. Tất cả đều hướng về một vạch làm “đích” phía trước – cách hàng ngang khoảng 10-15 mét.
Trò chơi bắt đầu khi chủ “cái” đi phía sau hàng ngang, cầm một vật nhỏ làm “cái” (quả bóng bàn hay hòn sỏi cuội chẳng hạn) bí mật bất ngờ đặt vào “bát hứng” của bất kỳ ai trong 7 người chơi kia. Người vừa đựợc đặt “cái”, cũng phải hết sức bí mật bất ngờ, cầm chặt “cái” và chạy vụt lên phía đích, làm sao tránh đựợc cú đá của 2 người đứng sát bên.
Người may mắn này chạy về tới đích và có quyền gọi tên của bất cứ bạn chơi nào (gọi theo tên quả) đứng dưới hàng ngang, lên đích cõng hoặc công kênh mình về hàng, trong tiếng vỗ tay reo hò của cả đội chơi. Sẽ thật vui khi người bị lên cõng cứ loay hoay, ì ạch mãi không cõng được bạn vì sức vóc yếu ớt hơn của mình!
Tất cả các trường hợp, người đựợc đặt “cái” bị cú đá của bạn chơi chạm phải, hoặc lúng túng làm rơi “cái” xuống sân, đều là không thành công. Người đó coi như “mất lộc” và phải trở về vị trí cũ, để trò chơi tiếp tục như bắt đầu…
6. Đốt pháo hạt bưởi
Đốt pháo hạt bưởi là trò chơi thú vị dịp Tết Trung thu, khiến cho mỗi đứa trẻ phải cười vang khi tham gia vì thích thú (Ảnh minh họa: Người đưa tin)
Đốt pháo hạt bưởi là trò chơi thú vị dịp Tết Trung thu, khiến cho mỗi đứa trẻ phải cười vang khi tham gia vì thích thú. Để chuẩn bị cho trờ chơi này, dịp sát Rằm tháng 8, sau mỗi lần ăn bưởi trẻ nhỏ cần khéo léo thu gom hạt bưởi đem đi phơi.
Sau khi đã tích trữ được một lượng hạt bưởi kha khá, trẻ nhỏ cần kiếm những sợi dây thép nhỏ để xâu chuỗi số hạt bưởi này thành các tràng dài. Để cẩn thận, những tràng hạt này sẽ được buộc vào một cái gậy để làm tay cầm, giúp trẻ tránh bị bỏng khi chơi.
Trong hạt bưởi có tinh dầu nên khi đốt sẽ tỏa ra một hương thơm vô cùng dễ chịu. Trẻ nhỏ khi ấy thi nhau hít hà và nhìn nhau cười đầy thích thú.
Tổng hợp