Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể từ lễ hội đua bò Bảy Núi Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể từ lễ hội đua bò Bảy Núi Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi, vào dịp lễ Sene Dolta, bên cạnh các hoạt động truyền thống mang tính chất tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, còn có lễ hội đua bò Bảy Núi đặc sắc, hấp dẫn. Theo thông lệ của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi - An Giang, lễ hội đua bò được tổ chức ở những thửa ruộng gần chùa. Hàng năm, vào mùa cấy, nông dân các phum, sóc dẫn bò đến cày, bừa làm công quả ở các thửa ruộng của chùa và các chủ bò bắt cặp đua bò. Từ đó, trở thành các cuộc thi đua bò sôi nổi, do sư sãi ở chùa đứng ra tổ chức và trao thưởng cho những đôi bò thắng cuộc. Những năm gần đây, lễ hội đua bò ngày càng cuốn hút không chỉ người dân vùng Bảy Núi, mà còn thu hút du khách gần xa. Từ năm 1992, UBND huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã luân phiên đăng cai tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi, với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để lễ hội diễn ra đông vui, nhộn nhịp, các chủ bò thường chuẩn bị những đôi bò tốt. Người huấn luyện những đôi bò đua là người có nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển những con bò tuân theo mệnh lệnh của mình. Tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống, may mắn có nguồn gen bò khỏe mạnh đúng theo tiêu chuẩn của cuộc thi. “Các cặp bò được chọn đua phải là những con bò thuần chủng, có hình dáng cao ráo, nhanh nhẹn, chân cứng, thon thả, móng nhỏ và khít, gân to, thịt săn chắc, cặp sừng nhọn đều đặn và cân đối. Việc chăm sóc bò đua được thực hiện chu đáo, như: Làm chuồng, có giăng lưới xung quanh nhằm tránh muỗi gây bệnh, bò được tắm rửa sạch sẽ và chăn dắt đến những đồng cỏ non. Đây cũng chính là yếu tố giúp tôi giành giải nhất tại Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn lần thứ XVI/ 2022” - ông Nguyễn Thành Toàn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) thông tin. Theo ông Chau Kim Cheng (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), là người huấn luyện bò đua, ông luôn mong cặp bò của mình phải có tâm lý thi đấu thật tốt, đủ bản lĩnh, khi nghe tiếng trống, tiếng dàn nhạc, tiếng reo hò, vỗ tay... trước hàng ngàn người cổ vũ vang dội mà không sợ hãi, hoảng loạn bỏ chạy khỏi đường đua. Không giống với các loại hình đua động vật khác, đua bò theo từng đôi một, trước sau đều kéo theo một dàn bừa đã được cưa ngắn răng. Bừa làm bằng gỗ quý (gỗ trắc, căm xe, giáng hương); ách làm bằng loại cây có độ dẻo, dai nhằm tránh tổn thương cho bò. Người điều khiển bò bằng sự khéo léo, dũng cảm, họ biết phải đứng thế nào cho vững và phân phối sức lực cho bò trong từng vòng đua để giành đựợc chiến thắng. Đua bò còn cần đến roi (xalul) để điều khiển; roi được làm bằng cây tầm vông già, dài 70-80cm, đầu được gắn một vật nhọn từ 3-8cm tùy ý. Khi đến chặng nước rút, người huấn luyện sẽ chích cây xalul vào mông bò làm cho chúng đau và phóng nhanh về phía trước. Người điều khiển bò chỉ đứng một chân trên giàn bừa, còn chân kia đứng trên thanh gỗ, nối ách cổ bò với bừa, trong tư thế lao về phía trước, tay thoăn thoắt vung xalul liên tục vào mông con bò. Đua bò theo thể thức 2 vòng: Vòng đầu gọi là hô, vòng sau gọi là thả. Luật chơi rất đơn giản nhưng đầy khắc nghiệt. Mỗi lần đua, 2 cặp bò được đưa ra sân, 2 người điều khiển bò bốc thăm hoặc thỏa thuận với nhau để ai đi trước, ai đi sau trong khi trọng tài ra hiệu bò xuất phát. Khi đi vào vòng hô, các cặp bò phải đi chậm, từ từ và lúc này là dịp để người điều khiển bò thăm dò, tính toán, đấu trí với nhau. Khi đến vòng thả, trọng tài phất cờ ra hiệu đua nước rút. Ở vòng này, đôi bò chạy sau nhanh hơn và đạp lên bừa của đôi bò trước là thắng cuộc, dù chưa về đến đích. Người điều khiển bò nếu bị rớt xuống đất ở vòng này thì xem như thua cuộc, cho dù đôi bò của mình đang chạy về trước. Đó cũng là điều luật đầy thú vị, riêng biệt của đua bò Bảy Núi.Những đôi bò thắng trận sẽ tiếp tục vào vòng trong, thi đấu theo từng cặp loại trực tiếp cho đến khi có đôi bò chiến thắng cuối cùng ở trận chung kết. Những cặp bò thắng trận đều trải qua quá trình huấn luyện của chủ nuôi và bò, cả 2 phải thật sự ăn ý nhau trong quá trình thi đấu. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, đua bò là lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi, nhân dịp lễ Sene Dolta hàng năm. Đây là hoạt động được duy trì thường xuyên nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống Khmer, vừa thu hút khách du lịch đến với Tri Tôn. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đào Sĩ Tuấn, hàng năm, chỉ tính riêng Lễ hội đua bò Bảy Núi đã đón hàng chục ngàn du khách. Do tính chất hào hứng, hấp dẫn, ngoạn mục và đầy bất ngờ, lễ hội đua bò Bảy Núi đã vượt ra khỏi giới hạn môn thể thao truyền thống của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi, trở thành nét độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch Bảy Núi nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Đua bò được ví như “di sản” của văn hóa vùng đất miền núi biên giới. Đây còn là sân chơi, nơi hưởng thụ văn hóa và tìm về truyền thống dân tộc có giá trị đặc biệt trong sự kết nối tính cộng đồng giữa DTTS Khmer với cộng đồng các dân tộc khác. Được bảo tồn và nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia, đua bò Bảy Núi trở thành niềm tự hào, hãnh diện của đồng bào DTTS ở huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. MINH THƯ Nguồn: Báo An Giang Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi, vào dịp lễ Sene Dolta, bên cạnh các hoạt động truyền thống mang tính chất tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, còn có lễ hội đua bò Bảy Núi đặc sắc, hấp dẫn. Theo thông lệ của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi - An Giang, lễ hội đua bò được tổ chức ở những thửa ruộng gần chùa. Hàng năm, vào mùa cấy, nông dân các phum, sóc dẫn bò đến cày, bừa làm công quả ở các thửa ruộng của chùa và các chủ bò bắt cặp đua bò. Từ đó, trở thành các cuộc thi đua bò sôi nổi, do sư sãi ở chùa đứng ra tổ chức và trao thưởng cho những đôi bò thắng cuộc. Những năm gần đây, lễ hội đua bò ngày càng cuốn hút không chỉ người dân vùng Bảy Núi, mà còn thu hút du khách gần xa. Từ năm 1992, UBND huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã luân phiên đăng cai tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi, với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để lễ hội diễn ra đông vui, nhộn nhịp, các chủ bò thường chuẩn bị những đôi bò tốt. Người huấn luyện những đôi bò đua là người có nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển những con bò tuân theo mệnh lệnh của mình. Tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống, may mắn có nguồn gen bò khỏe mạnh đúng theo tiêu chuẩn của cuộc thi.“Các cặp bò được chọn đua phải là những con bò thuần chủng, có hình dáng cao ráo, nhanh nhẹn, chân cứng, thon thả, móng nhỏ và khít, gân to, thịt săn chắc, cặp sừng nhọn đều đặn và cân đối. Việc chăm sóc bò đua được thực hiện chu đáo, như: Làm chuồng, có giăng lưới xung quanh nhằm tránh muỗi gây bệnh, bò được tắm rửa sạch sẽ và chăn dắt đến những đồng cỏ non. Đây cũng chính là yếu tố giúp tôi giành giải nhất tại Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn lần thứ XVI/ 2022” - ông Nguyễn Thành Toàn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) thông tin.Theo ông Chau Kim Cheng (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), là người huấn luyện bò đua, ông luôn mong cặp bò của mình phải có tâm lý thi đấu thật tốt, đủ bản lĩnh, khi nghe tiếng trống, tiếng dàn nhạc, tiếng reo hò, vỗ tay... trước hàng ngàn người cổ vũ vang dội mà không sợ hãi, hoảng loạn bỏ chạy khỏi đường đua.Không giống với các loại hình đua động vật khác, đua bò theo từng đôi một, trước sau đều kéo theo một dàn bừa đã được cưa ngắn răng. Bừa làm bằng gỗ quý (gỗ trắc, căm xe, giáng hương); ách làm bằng loại cây có độ dẻo, dai nhằm tránh tổn thương cho bò.Người điều khiển bò bằng sự khéo léo, dũng cảm, họ biết phải đứng thế nào cho vững và phân phối sức lực cho bò trong từng vòng đua để giành đựợc chiến thắng. Đua bò còn cần đến roi (xalul) để điều khiển; roi được làm bằng cây tầm vông già, dài 70-80cm, đầu được gắn một vật nhọn từ 3-8cm tùy ý.Khi đến chặng nước rút, người huấn luyện sẽ chích cây xalul vào mông bò làm cho chúng đau và phóng nhanh về phía trước. Người điều khiển bò chỉ đứng một chân trên giàn bừa, còn chân kia đứng trên thanh gỗ, nối ách cổ bò với bừa, trong tư thế lao về phía trước, tay thoăn thoắt vung xalul liên tục vào mông con bò. Đua bò theo thể thức 2 vòng: Vòng đầu gọi là hô, vòng sau gọi là thả. Luật chơi rất đơn giản nhưng đầy khắc nghiệt. Mỗi lần đua, 2 cặp bò được đưa ra sân, 2 người điều khiển bò bốc thăm hoặc thỏa thuận với nhau để ai đi trước, ai đi sau trong khi trọng tài ra hiệu bò xuất phát. Khi đi vào vòng hô, các cặp bò phải đi chậm, từ từ và lúc này là dịp để người điều khiển bò thăm dò, tính toán, đấu trí với nhau. Khi đến vòng thả, trọng tài phất cờ ra hiệu đua nước rút. Ở vòng này, đôi bò chạy sau nhanh hơn và đạp lên bừa của đôi bò trước là thắng cuộc, dù chưa về đến đích. Người điều khiển bò nếu bị rớt xuống đất ở vòng này thì xem như thua cuộc, cho dù đôi bò của mình đang chạy về trước. Đó cũng là điều luật đầy thú vị, riêng biệt của đua bò Bảy Núi.Những đôi bò thắng trận sẽ tiếp tục vào vòng trong, thi đấu theo từng cặp loại trực tiếp cho đến khi có đôi bò chiến thắng cuối cùng ở trận chung kết. Những cặp bò thắng trận đều trải qua quá trình huấn luyện của chủ nuôi và bò, cả 2 phải thật sự ăn ý nhau trong quá trình thi đấu.Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, đua bò là lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi, nhân dịp lễ Sene Dolta hàng năm. Đây là hoạt động được duy trì thường xuyên nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống Khmer, vừa thu hút khách du lịch đến với Tri Tôn.Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đào Sĩ Tuấn, hàng năm, chỉ tính riêng Lễ hội đua bò Bảy Núi đã đón hàng chục ngàn du khách. Do tính chất hào hứng, hấp dẫn, ngoạn mục và đầy bất ngờ, lễ hội đua bò Bảy Núi đã vượt ra khỏi giới hạn môn thể thao truyền thống của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi, trở thành nét độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch Bảy Núi nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.Đua bò được ví như “di sản” của văn hóa vùng đất miền núi biên giới. Đây còn là sân chơi, nơi hưởng thụ văn hóa và tìm về truyền thống dân tộc có giá trị đặc biệt trong sự kết nối tính cộng đồng giữa DTTS Khmer với cộng đồng các dân tộc khác. Được bảo tồn và nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia, đua bò Bảy Núi trở thành niềm tự hào, hãnh diện của đồng bào DTTS ở huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang nói chung.MINH THƯNguồn: Báo An Giang Trở về đầu trang giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang Báo An Giang. 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10