Chè cốm, chè bắp hay chè nhãn,… là những món chè mang đặc trưng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam hấp dẫn thực khách bởi hương vị thơm ngon, dân dã.
Thiên nhiên trù phú ban tặng cho dải đất hình chữ S vô vàn những đặc sản tinh túy của đất trời. Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có nền ẩm thực phong phú như Việt Nam. Mỗi vùng miền đều có những món ngon nức tiếng đậm đà hương vị riêng nhưng vẫn phản phất chung nét hồn Việt, làm say lòng thực khách bốn phương.
Chè cốm – hương vị mùa thu Hà Nội
Một điều không thể phủ nhận rằng là mỗi lần đến Hà Nội, bước chân của kẻ lữ khách không khỏi trĩu lại bởi hương thơm quyến rũ của gánh chè cốm mang đậm hương vị mùa thu.
Cốm – nguyên liệu của món chè cốm Hà Nội. Ảnh: Ameovat.com
Cốm là thứ phổ biến ở Việt Nam. Từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi, hễ nơi nào có sự hiện diện của bông lúa là nơi ấy có cốm. Thế nhưng lạ thay, chẳng nơi đâu vang danh, thơm ngon như cốm ở chốn kinh kỳ này. Được làm từ thứ lúa thượng hạng nên cốm nơi đây trong trẻo, xanh ngát lại thơm ngon, dẻo ngọt vô cùng.
Món ăn giản đơn nhưng chứa đựng cả hồn quê. Ảnh: Cuốn n Roll
Để làm nên món chè ngon đặc trưng của Hà Nội này không khó. Người ta chỉ cần nhúm cốm, bột sắn dây và một chút đường phèn là có được món ăn vừa thanh tao, vừa thân thuộc.
Chè cốm có độ sánh vừa phải, lấp ló màu vàng của đậu xanh, màu xanh của cốm hòa với màu trắng đục của nước cốt dừa, cùng vài hạt đậu phộng rang điểm xuyến cho bát chè trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn. Đơn giản vậy thôi nhưng chè cốm lại khiến bao người lưu luyến mỗi khi đặt chân đến thủ đô.
Chè hạt sen long nhãn – món chè đậm phong cách ẩm thực cố đô Huế
Ẩm thực Huế lâu nay được biết đến là khá cầu kỳ, mỗi món ăn ở đây đều được chế biến rất công phu, chưa đựng cả cái hồn của đất và người. Và chè hạt sen long nhãng cũng vậy, tuy chỉ là món tráng miệng nhưng nhìn vào chén chè bạn sẽ thấy được nét thanh tao, tinh hoa hội tụ.
Chè hạt sen long nhãn. Ảnh: BAOMOI.COM
Thực ra, nấu chè hạt sen long nhãn không khó nhưng đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian. Quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu, sen phải là hạt đều tròn, vẫn còn nhựa và thơm.
Hạt sen sau khi bóc vỏ, lấy tim, hấp chín thì đem đi rim đường phèn cho ngọt. Còn nhãn lọc bỏ hạt nhưng không được làm bể cơm, sau đó cho hạt sen đã rim đường vào trong. Để giữ được độ giòn thì cần đun sôi nước đường, tắt bếp rồi mới thả nhãn lồng sen vào.
Bát chè thanh mát, ngọt dịu của xứ Huế. Ảnh: thegioiamthuc.com
Với vị ngọt thanh thanh của đường phèn, vị giòn giòn của nhãn và vị thanh mát béo bỡ của sen. Cảm giác vị ngọt nơi đầu lưỡi hòa với chút mát mát, chắc chắn khi thử bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại được vị hấp dẫn của nó.
Chè bắp – đặc sản của Hội An
Nếu đến du lịch Hội An bạn sẽ thấy món chè bắp hầu có mặt ở khắp các con ngõ. Không riêng gì ngày nóng mà ngay cả khi những đợt gió lạnh ùa về, món chè ngon nóng, giản dị này lại đen đến cho người dân phố Hội lẫn những vị khách phương xa một cảm giác thật ấm áp.
Bắp non Cẩm Nam. Ảnh: innotour
Cũng không quá cầu kỳ, chè bắp đơn giản từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến. Các thành phần chính gồm bắp, đường kính và bột năng. Tuy nhiên bắp dùng để nấu chè phải là bắp non (bắp sữa) – loại bắp được trồng trên bãi đất bồi ven con sông Thu Bồn, có hương vị ngọt, thơm hơn hẳn so với bắp ở các nơi khác.
Bắp tươi khi hái về, bóc vỏ và gọt thành lớp thật mỏng, lõi bắp sẽ dùng để hầm nước nấu chè. Thịt bawso cho vào nồi nấu và khấu thật đều để chè không bị vón cục. Khi chè chín cho đường và một ít gừng giã nhỏ vào. Chè bắp không cần cho quá nhiều nước vì đã có vị ngọt của bắp non và để tránh cảm giác ngấy.
Chè bắp – đặc sản của Hội An. Ảnh: Mytour
Có dịp đến thăm phố Hội, ngồi bên bờ sông Hoài thơ mộng trong tiết trời thu se se lạnh và thưởng thức bát chè bắp, bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị thanh tao, thơm ngon, mát lạnh của nó. Và sẽ hiểu vì sao chè bắp Cẩm Nam lại trở thành đặc sản Hội An.
Chè chuối bột báng – món chè đặc trưng của miền Tây Nam Bộ
Người niềm Tây Nam Bộ có nền ẩm thực rất riêng, dường như các món ăn của họ đều có sự hiện diện của chuối như bánh chuối, kem chuối, bánh tráng chuối và cả chè chuối. Đặc biệt, món chè chuối bột báng – thứ chè dung dị, giản đơn nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp của mỗi người con miền Nam xa xứ.
Món chè đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Ảnh: anhp.vn
Chè chuối bột báng mang nét phóng khoáng của người dân Nam Bộ. Những nguyên liệu dùng để nấu chè như từ nải chuối, trái dừa đến những củ khoai lang ngọt bùi hay củ mì thơm nồng đều có thể tìm thấy ở trong vườn..
Món chè này được chế biến từ chuối cùng nước cốt dừa và bột báng – loại hạt có hình tròn nhỏ như trân châu trắng khi được ngâm trong nước sẽ nở mềm. Do chuối đã có vị ngọt tự nhiên nên phần nước cốt dừa cho vào chè sẽ được nêm với muối để có vị mặn để trung hòa, cho món ăn mùi vị vừa vặn hơn.
Hương vị béo béo, ngọt ngọt của chè chuối. Ảnh: Dulichkhampha24.com
Sự kết hợp giữa nước cốt dừa béo ngậy, những sợi bột báng bột khoai dai dai với đủ màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn thì thật là khó cưỡng.
Chè Bưởi – hương vị hoa trái miền An Giang
Vùng đtấ thanh bình, trù phú An Giang không chỉ có những vườn trái cây xum xuê mà còn mang lại cho du khách phương xa những thức quà, những món ăn độc đáo, thơm ngon không thể nào quên khi được một lần nếm thử.
Vỏ bưởi – nguyên liệu chính của món chè. Ảnh: beptruong.edu.vn
Chè bưởi thì ở đâu cũng có nhưng đặc trưng nhất vẫn ở An Giang mà nếu có dịp về thăm vùng đất này bạn đừng quên tìm thử. Để chế biến món chè này, người ta tận dụng bỏ bưởi, sơ chế cho hết chất đắng rồi cho vào nồi chè nấu cùng với đậu xanh, nước cốt dừa. Những sợi bưởi còn thơm nhẹ, vừa dai vừa giòn, hương vị đọng ngay ở đầu lưỡi.
Đến An Giang không thể bỏ qua món chè bưởi. Ảnh: Downtownpainesville
Hương vị ngọt ngào, thơm ngon của những món chè trên, hy vọng sẽ góp phần cho hành trình khám phá của bạn được trọn vẹn nhất.
Nhi Tuyết
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)