“Món ngon xứ Huế” - Lưu giữ tinh hoa ẩm thực Huế “Món ngon xứ Huế” - Lưu giữ tinh hoa ẩm thực Huế NDĐT- Nhà xuất bản Phụ nữ vừa giới thiệu cuốn sách mới, mang tên “Món ngon xứ Huế”, của hai tác giả Nguyễn Thị Phiên (mẹ) và Đỗ Thị Phương Nhi (con). Đều sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, họ là hai trong những nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng về món ăn Huế hiện nay. “Món ngon xứ Huế” - Lưu giữ tinh hoa ẩm thực Huế. Trong cuốn sách, tác giả Nguyễn Thị Phiên đã hé lộ với chúng ta những câu chuyện cảm động trong hành trình trở thành nghệ nhân ẩm thực, tay bếp vàng về món ăn Huế. Với mong muốn gìn giữ và lưu truyền những món ăn đậm chất Huế, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên cùng con gái là chị Đỗ Thị Phương Nhi đã viết nên quyển sách đầu tay “Món ngon xứ Huế”, với 65 món ăn được tác giả chăm chút, mô tả chi tiết, làm bật lên nét đặc trưng cũng như sự tinh tế trong cách chế biến món ăn Huế, từ món ăn thường ngày đến những món đặc biệt, cần sự tỉ mỉ dịp lễ, Tết. Khi được cầm trên tay cuốn sách “Món ngon xứ Huế”, lật giở từng trang sách, độc giả sẽ cảm nhận được tình cảm của cô Phiên và chị Nhi trong từng món ăn, từng hình ảnh sống động, hướng dẫn chi tiết và còn có những bí quyết riêng được hai tác giả chia sẻ bằng cả tấm lòng để truyền thụ cho thế hệ mai sau - những người đang có niềm đam mê với ẩm thực. Qua đó, người yêu Huế sẽ hiểu hơn tâm hồn Huế, hiểu hơn những giá trị tinh thần của đất cố đô mà Huế là đại diện tiêu biểu. Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên chia sẻ: “Chính những hàng quán gần nhà khi xưa, âm hưởng cung đình đó cũng với môn nữ công gia chánh, làm mứt, bánh kẹo, nấu các món ăn đã khơi gợi trí tò mò về ẩm thực trong tôi, khiến tôi không tài nào cưỡng lại được sự lôi cuốn hấp dẫn ấy”. Bên cạnh những công thức món ăn, cô Phiên cũng trò chuyện với độc giả bằng câu chuyện nhỏ nhẹ, tâm tình theo cách rất Huế. Cô Phiên sinh ra ở Huế, nhà gần khu cầu Đông Ba, trong ký ức của cô khi còn là cô bé ngày xưa, có một Huế rất đẹp và nên thơ, một Huế bạt ngàn mộng tưởng, tuy không ồn ào tàu xe nhưng lại sầm uất hàng quán với nhiều món ăn nức lòng thực khách. Gần nhà cô Phiên, đầu đường Nguyễn Chí Thanh là nơi tập trung những hàng ăn nổi tiếng như bánh khoái Đông Ba, bún bò O Rớt, bún giấm ruốc, chả tôm... vào mỗi buổi sáng lại có gánh dạo bán cho xóm Bạch Đằng và cầu Đông Ba; hay các món bánh canh Nam Phổ chiều chiều nổi danh. Đến tận bây giờ, khi đã ở cái tuổi “xế chiều” của đời người, trong tâm thức của cô Phiên vẫn còn in dấu hương vị của những hàng quán xưa cũ ấy. Cô còn kể, nhà cô cũng gần phủ bà chúa Chín, ông Hoàng Mười, phủ công chúa Ngọc Sơn, cả bên ngoại của vua Bảo Đại nên cô cũng nhận được cho mình chút hơi hướng món ăn của những đầu bếp, phủ đệ ngày đó. Rồi những khuôn thước trong nếp sống gia đình, những chỉ dạy của mẹ về tính tỉ mỉ, cẩn thận trong cách nấu nướng, sự kỹ càng, tinh tế trong cách phối hợp nguyên liệu và trang trí món ăn... tất thảy những thứ đó là vốn liếng, nguyên tắc cơ bản để cô Phiên làm quen với việc nấu nướng. Trong quá trình làm việc để cho ra đời cuốn sách "Món ngon xứ Huế", có những câu chuyện cũng như chia sẻ rất thú vị mà hai tác giả đã gửi gắm đến độc giả. Và một trong số đó là câu chuyện về món bánh bột lọc gói lá chuồn chuồn ớt, rất hồn nhiên của thuở thiếu thời của cô Phiên. Cô kể: "Bánh bột lọc gói lá đã in sâu vào tâm tôi. Mẹ tôi đã làm thành chiếc bánh ấy mềm dẻo, trong veo, khi nhai bột quyện với tôm thịt rim rất đậm đà. Lại thêm khi dọn ra, mẹ tôi đã dùng bốn chiếc bánh trong veo đó để tạo dáng con chuồn chuồn, với trái ớt đỏ tươi. Sau này, mỗi lần dạy làm món bánh bột lọc hình con chuồn chuồn, tôi lại nhớ kỷ niệm thuở ấy, được khách của ba và cả nhà khen chỉ vì bánh đúng y vị của mẹ". Món bánh bột lọc gói lá chuồn chuồn ớt gợi nhớ nhiều kỷ niệm thuở niên thiếu của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên. Hai tác giả chia sẻ, trong cuốn sách, hai điều mà họ tâm đắc nhất: Một là những công thức nấu món Huế đúng gu, đúng điệu; hai là những câu chuyện đời, chuyện nghề như một sự trải lòng với độc giả yêu thích món Huế. Hai mẹ con cùng viết chung cuốn sách này còn thể hiện tính kế thừa liên tục trong văn hóa ẩm thực Huế. Cuốn sách này nhận được sự ủng hộ của nhiều phụ nữ, nhất là các chuyên gia về văn hóa ẩm thực. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chuyên gia nấu ăn bậc III, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội cho biết: “Thật ngưỡng mộ và khâm phục đôi bàn tay tài hoa và trí sáng tạo tuyệt vời của chị Phiên, có lẽ rất hiếm người đầu bếp nào ở tuổi thất thập mà vẫn giữ được năng lượng dồi dào để thực hiện đam mê ẩm thực như chị. Người nhận được may mắn nhất trong hành trình của chị là cô giáo Phương Nhi. Là một giáo viên lâu năm trong nghề và được cùng làm việc với Nhi trong những ngày đi huấn luyện tại các khu du lịch, thật ngưỡng mộ!". Kho tàng ẩm thực phong phú và đặc sắc của Huế còn tiềm tàng nhiều trong dân gian. Và quyển sách này là niềm hy vọng sẽ mang đến những đóng góp nhất định trong việc giới thiệu rộng rãi nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Huế đến những người yêu ẩm thực Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.MINH KHANG NDĐT- Nhà xuất bản Phụ nữ vừa giới thiệu cuốn sách mới, mang tên “Món ngon xứ Huế”, của hai tác giả Nguyễn Thị Phiên (mẹ) và Đỗ Thị Phương Nhi (con). Đều sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, họ là hai trong những nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng về món ăn Huế hiện nay. “Món ngon xứ Huế” - Lưu giữ tinh hoa ẩm thực Huế.Trong cuốn sách, tác giả Nguyễn Thị Phiên đã hé lộ với chúng ta những câu chuyện cảm động trong hành trình trở thành nghệ nhân ẩm thực, tay bếp vàng về món ăn Huế. Với mong muốn gìn giữ và lưu truyền những món ăn đậm chất Huế, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên cùng con gái là chị Đỗ Thị Phương Nhi đã viết nên quyển sách đầu tay “Món ngon xứ Huế”, với 65 món ăn được tác giả chăm chút, mô tả chi tiết, làm bật lên nét đặc trưng cũng như sự tinh tế trong cách chế biến món ăn Huế, từ món ăn thường ngày đến những món đặc biệt, cần sự tỉ mỉ dịp lễ, Tết. Khi được cầm trên tay cuốn sách “Món ngon xứ Huế”, lật giở từng trang sách, độc giả sẽ cảm nhận được tình cảm của cô Phiên và chị Nhi trong từng món ăn, từng hình ảnh sống động, hướng dẫn chi tiết và còn có những bí quyết riêng được hai tác giả chia sẻ bằng cả tấm lòng để truyền thụ cho thế hệ mai sau - những người đang có niềm đam mê với ẩm thực. Qua đó, người yêu Huế sẽ hiểu hơn tâm hồn Huế, hiểu hơn những giá trị tinh thần của đất cố đô mà Huế là đại diện tiêu biểu. Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên chia sẻ: “Chính những hàng quán gần nhà khi xưa, âm hưởng cung đình đó cũng với môn nữ công gia chánh, làm mứt, bánh kẹo, nấu các món ăn đã khơi gợi trí tò mò về ẩm thực trong tôi, khiến tôi không tài nào cưỡng lại được sự lôi cuốn hấp dẫn ấy”. Bên cạnh những công thức món ăn, cô Phiên cũng trò chuyện với độc giả bằng câu chuyện nhỏ nhẹ, tâm tình theo cách rất Huế. Cô Phiên sinh ra ở Huế, nhà gần khu cầu Đông Ba, trong ký ức của cô khi còn là cô bé ngày xưa, có một Huế rất đẹp và nên thơ, một Huế bạt ngàn mộng tưởng, tuy không ồn ào tàu xe nhưng lại sầm uất hàng quán với nhiều món ăn nức lòng thực khách. Gần nhà cô Phiên, đầu đường Nguyễn Chí Thanh là nơi tập trung những hàng ăn nổi tiếng như bánh khoái Đông Ba, bún bò O Rớt, bún giấm ruốc, chả tôm... vào mỗi buổi sáng lại có gánh dạo bán cho xóm Bạch Đằng và cầu Đông Ba; hay các món bánh canh Nam Phổ chiều chiều nổi danh. Đến tận bây giờ, khi đã ở cái tuổi “xế chiều” của đời người, trong tâm thức của cô Phiên vẫn còn in dấu hương vị của những hàng quán xưa cũ ấy. Cô còn kể, nhà cô cũng gần phủ bà chúa Chín, ông Hoàng Mười, phủ công chúa Ngọc Sơn, cả bên ngoại của vua Bảo Đại nên cô cũng nhận được cho mình chút hơi hướng món ăn của những đầu bếp, phủ đệ ngày đó. Rồi những khuôn thước trong nếp sống gia đình, những chỉ dạy của mẹ về tính tỉ mỉ, cẩn thận trong cách nấu nướng, sự kỹ càng, tinh tế trong cách phối hợp nguyên liệu và trang trí món ăn... tất thảy những thứ đó là vốn liếng, nguyên tắc cơ bản để cô Phiên làm quen với việc nấu nướng. Trong quá trình làm việc để cho ra đời cuốn sách "Món ngon xứ Huế", có những câu chuyện cũng như chia sẻ rất thú vị mà hai tác giả đã gửi gắm đến độc giả. Và một trong số đó là câu chuyện về món bánh bột lọc gói lá chuồn chuồn ớt, rất hồn nhiên của thuở thiếu thời của cô Phiên. Cô kể: "Bánh bột lọc gói lá đã in sâu vào tâm tôi. Mẹ tôi đã làm thành chiếc bánh ấy mềm dẻo, trong veo, khi nhai bột quyện với tôm thịt rim rất đậm đà. Lại thêm khi dọn ra, mẹ tôi đã dùng bốn chiếc bánh trong veo đó để tạo dáng con chuồn chuồn, với trái ớt đỏ tươi. Sau này, mỗi lần dạy làm món bánh bột lọc hình con chuồn chuồn, tôi lại nhớ kỷ niệm thuở ấy, được khách của ba và cả nhà khen chỉ vì bánh đúng y vị của mẹ". Món bánh bột lọc gói lá chuồn chuồn ớt gợi nhớ nhiều kỷ niệm thuở niên thiếu của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên.Hai tác giả chia sẻ, trong cuốn sách, hai điều mà họ tâm đắc nhất: Một là những công thức nấu món Huế đúng gu, đúng điệu; hai là những câu chuyện đời, chuyện nghề như một sự trải lòng với độc giả yêu thích món Huế. Hai mẹ con cùng viết chung cuốn sách này còn thể hiện tính kế thừa liên tục trong văn hóa ẩm thực Huế. Cuốn sách này nhận được sự ủng hộ của nhiều phụ nữ, nhất là các chuyên gia về văn hóa ẩm thực. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chuyên gia nấu ăn bậc III, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội cho biết: “Thật ngưỡng mộ và khâm phục đôi bàn tay tài hoa và trí sáng tạo tuyệt vời của chị Phiên, có lẽ rất hiếm người đầu bếp nào ở tuổi thất thập mà vẫn giữ được năng lượng dồi dào để thực hiện đam mê ẩm thực như chị. Người nhận được may mắn nhất trong hành trình của chị là cô giáo Phương Nhi. Là một giáo viên lâu năm trong nghề và được cùng làm việc với Nhi trong những ngày đi huấn luyện tại các khu du lịch, thật ngưỡng mộ!". Kho tàng ẩm thực phong phú và đặc sắc của Huế còn tiềm tàng nhiều trong dân gian. Và quyển sách này là niềm hy vọng sẽ mang đến những đóng góp nhất định trong việc giới thiệu rộng rãi nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Huế đến những người yêu ẩm thực Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.MINH KHANG Trở về đầu trang Món ngon Huế sách dạy nấu ăn đặc sản Huế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10