Giới thiệu Trò Xuân Phả Giới thiệu Trò Xuân Phả Xứ Thanh đó giờ vẫn luôn nức tiếng với những di sản văn hóa, văn nghệ đáng quý: nào là tổ khúc hò sông Mã, nào là tổ khúc dân ca Đông Anh, và trong đó có cả Trò Xuân Phả diễn ra vào các ngày từ mùng 10 đến 12 tháng Hai âm lịch vào tiết Thanh Minh hàng năm tại di tích đình làng Nghè Xuân Phả (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Trò Xuân Phả – Trò diễn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa (Ảnh: Dân Trí) Có thể nói Trò Xuân Phả là đỉnh cao của múa dân gian đất Việt. Xem múa Xuân Phả, có người đã ví Trò Xuân Phả với điệu “Cheoyongmu” (Múa mặt nạ) của Hàn Quốc, hay như một “lễ hội hóa trang” của phương Tây, nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt Nam. Xuân Phả gồm các Trò diễn dân gian mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Chăm Pa, Lào) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Trò Xuân Phả đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian chứ nhiều ký ức cổ xưa mà đến ngày nay những nhà nghiên cứu văn hóa cũng chưa thể hiểu hết. Diễn viên múa Trò Xuân Phả (Ảnh: Văn Hiến Miền Trung Tây Nguyên). Nguồn gốc của Trò Xuân Phả được dân gian kể lại bằng một truyền thuyết. Tương truyền, trước thời Lê sơ, đất nước bị vẫn còn Minh xâm lăm le xâm chiếm. Nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì trời tối và đoàn sứ giả gặp mưa to, gió lớn. Sứ thần cùng đoàn tùy tùng phải trú ngụ trong ngôi miếu nhỏ ở ven sông. Đêm đến, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng bày cách đánh giặc. Sứ giả trong lòng vô cùng phấn khởi, vội quay về kinh đô đem chuyện báo mộng tâu với nhà vua. Nghe có lý, nhà vua lập tức thân hành cùng quan quân lên đường. Khi gặp giặc, nhà vua đã làm đúng như lời dặn của vị Thành hoàng làng. Quả nhiên lũ giặc biển bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại hốt hoảng chèo thuyền trốn chạy, nhà vua chiến thắng trở về. Đất nước trở lại yên bình, nhà vua liền mở hội mừng. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo. Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình đến góp vui cùng nhân dân ta. Có lẽ vì có dịp được ngắm nhìn những điệu múa ấy mà nhà vua đã ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng, đó là năm điệu Trò cổ Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần). Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, nhà Vua đã phong tặng tước vương gọi là Đại Hải Long Vương. Nhà vua còn ban thưởng cho dân Xuân Phả năm điệu múa Trò để hàng năm dâng lên Thành hoàng trong ngày hội làng. Tuy đây chỉ là một câu chuyện dân gian được nhân dân truyền miệng song ta có thể khẳng định rằng Trò Xuân Phả là vũ điệu dân gian dành riêng cho Đại Hải Long Vương thành hoàng làng Xuân Phả. Trình diễn Trò Xuân Phả tại đình làng (Theo Báo Văn hóa và Đời sống) Một nhà nghiên cứu từng phát biểu: “Trò Xuân Phả là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có 5 lớp tương đương với 5 Trò diễn và đậm chất của Người Việt cổ, nói về việc 5 quốc gia hay 5 phương đến chúc mừng vua Lê sau khi thắng giặc trở về. Trò Xuân Phả phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của vương triều Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, ca khúc khải hoàn. Vì vậy có thể khẳng định Trò Xuân Phả chính là thông điệp về sự giao hảo của quốc gia độc lập tự chủ với các nước trong khu vực và vị thế của nước Đại Việt ta thời bấy giờ là rất lớn, khiến cho các nước láng giềng phải mang lễ vật sang tiến cống (“lân bang ngũ quốc đồ tiến cống”).” Trong năm điệu múa, thì chỉ ba điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần có mặt nạ – những chiếc mặt nạ bằng gỗ chỉ che nửa mặt từ đỉnh mũi trở xuống, còn hai mắt cắm lông công. Đặc biệt Trò Chiêm Thành và Hoa Lang người múa không đeo, mà ngậm mặt nạ nửa mặt bởi một chột gỗ vào miệng. Mỗi điệu múa đều có những đặc sắc riêng về cả nội dung, hình thức và cách thức biểu diễn. Đầu tiên, Trò Hoa Lang là Trò múa hát, mô phỏng người nước Hoa Lang (Hà Lan) – có nơi lại ghi chép là Cao Ly (Triều Tiên) – đến tiến cống vua Đại Việt. 17 người sẽ đóng các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, lính hầu, quân, người điều khiển kỳ lân dùng đạo cụ là quạt giấy hoa, cây siên đao, cây bai chèo, hai con ngựa, roi ngựa, cờ lụa màu đỏ, cờ lẹm màu trắng, 1 con kỳ lân, túi vải hoa để diễn. Trang phục biểu diễn là áo dài năm thân màu xanh nước biển có trang trí hoa văn các loại phù hợp với các nhân vật (áo của chúa ông có rồng vàng trước ngực, đuôi rồng vắt qua vai kéo về sau áo, gấu áo có sóng gợn màu vàng kim tuyến…). Mở đầu Trò là điệu múa kỳ lân (thực ra là con thủy quái), sau là chúa ông cùng đội quân và tiếp đó là hai lính hầu cưỡi ngựa khi đi nước kiệu, khi đi nước đại. Những điệu Trò như phi ngựa, múa đấu roi, múa kéo quạt, múa siên đao, múa phất cờ, múa cờ lẹm, được kết hợp khéo léo theo nhịp trống chiêng và đàn bát âm, cùng những lời hát cất lên với những động tác chèo thuyền nhịp nhàng. Đoàn người Hoa Lang có cô gái Việt ra đón tiếp, đầu đội mũ Kê pi cao, ngậm mặt nạ mũi thẳng, kết thúc là điệu bơi chèo. Họ vượt biển đến rồi lại trở ra biển để đi. Một trích đoạn bài hát của Trò Hoa Lang: “Trò tôi ở bên Hoa Lang Tôi nghe chính đức tôi sang chèo chầu Khoan là khoan, thuyền đà tới bến, quan ta chèo Các quan ta, ta gác mái lên, ta chèo cho đều Đố ai bắt được thì theo mái này Dô hụy dô, ta nghe tiếng hồ, ta đẩy thuyền lên Chúc mừng tuổi vua vạn niên Ngai rồng ngự trị dân yên thái hòa Khoan là khoan, tay trên mở túi hồng nhan ăn trầu Chúc mừng đại đức thánh minh Lịch triều phong tặng tối linh đại từ Xinh là xinh, hai tay nâng lấy chén quỳnh nâng lên” Trò Ai Lao là Trò mô phỏng người nước Ai Lao (Lào) sang tiến cống vua Đại Việt. Không chỉ sử dụng lời ca, điệu khúc này còn thông qua động tác múa và âm nhạc để thể hiện nội dung. Nhân vật của Trò có chúa ông, lính hầu, mái nàng, quân, người đội lốt hổ, đội lốt voi. Người múa dùng chiếc cáng để cáng chúa, 10 đôi sênh, lốt hổ, lốt voi, cây súng kíp, búa điều khiển voi, cờ đuôi nheo làm đạo cụ diễn. Trang phục nhân vật chúa mặc áo thụng màu xanh, nẹp xanh thẫm, ngực áo có mặt nguyệt và đôi rồng chầu, quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ, đội mũ cánh chuồn đen. Dẫn đầu Trò Ai Lao là đoàn voi bước đi thong thả, đoàn hổ xông xáo nhảy nơi này, nơi khác và sau là chúa ông cùng quân lính. Những điệu Trò được diễn nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng mõ, tiếng sênh. Trò Chiêm Thành là Trò mô phỏng người Champa sang cống tiến vua Đại Việt. Nhân vật Trò Chiêm thành thường mặc phục trang màu đỏ, nhân vật gồm có chúa, mế nàng, phỗng, quân. Theo nhịp trống rung, đi đầu Trò là hai phỗng đi hàng đôi, vừa đi vừa hát, theo sau là chúa và các quân. Sau khi Chúa đọc văn tế và hai phỗng dâng hương đoàn quân, ngậm mặt nạ gỗ kỳ dị, bắt đầu nhảy múa thành hai hàng. Khi đứng, khi quỳ khụy các tư thế chuyển nhanh và cương hoạch như các thế võ, các thế tay vặn ngược không khác gì các tư thế trong các tượng Chàm cổ xưa. Nhịp múa đầu của Trò Chiêm Thành đi cùng với câu hát: “Tu là đi tu Lần này anh quyết đi tu Ăn chay nằm mộng ở chùa hồ sen Thấy cô mình má phấn răng đen Nam mô di Phật, anh quên mất chùa Ai mua tiên cảnh thì mua Còn cái mõ mít treo chùa tam quan Trống chùa này treo cửa tam quan Đợi người quý khách hồng nhan vẫy vùng Trống chùa nay ai gõ thùng thùng Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng Đầu năm ăn quả thanh yên Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bồng Ăn cam nhớ quít, ăn hồng cậy nhau Trồng chuối, chuối lổ tiêu tàu Thầy mẹ em chỉ tham giàu mà thôi Đôi ta như đũa có đôi.” Trò Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến. Đặc biệt Trò Tú Huần được lưu truyền rộng rãi hơn các Trò khác, và theo nghiên cứu sử học đây cũng là một trong những Trò lâu đời nhất. Đoàn Trò Tú Huần mặc quần áo màu xanh nước biển, từ bà già đến đàn con đều đeo mặt nạ bằng gỗ. Khi tiếng mõ nổi lên thì những điệu Trò bắt đầu trình diễn, người hầu dìu vị cố già thong thả nhún nhảy, người hầu làm động tác lúc thì quạt, lúc thì giã trầu. Người mẹ gõ sênh nhảy ra và hú lên một tiếng tức thì đàn con cũng ra trình diễn. Bầy con trẻ tất cả đều đầu đội mũ tre và các bó lạt chẻ xơ ra như tóc rối, đeo mặt nạ có chấm như bị bệnh đậu mùa có số răng từ một chiếc đến năm chiếc. 10 con chia thành từng đôi, xếp hai hàng, tiến lùi theo mẹ, mỗi lần nhảy lại hú lên, khi hát thì xoạc chân chèo, và gõ phách theo nhịp múa. Trong Trò sử dụng những điệu nhảy chân cóc, có lúc lại ngồi xổm nhảy cóc lùi xa, tiến gần. Bài hát của điệu Tú Huấn: “Tú Huần là Tú Huần ta Sáng sớm rửa mặt đeo hoa ăn trầu Tú Huần kia hỡi Tú Huần Mẹ đi đánh trống lấy phần con ăn Ăn rồi con lại giữ nhà Mẹ đi đánh trống rước cha con về Cha con đã về ở tê Quần quần áo áo, rê rê cả đường Huê tình kia hỡi huê tình Yêu kẻ một mình ghét kẻ có đôi Huê tình sặc sỡ mọi nơi Gái đương huê nguyệt chẳng chơi cũng hèn Huê tình chẳng huê tình không Lại có huê nguyệt ở trong huê tình Hỡi người cao cổ rỗ hoa Vào đây đánh trống cùng ta thì vào Vào đây đánh trống cùng ta Được tiền ta sẽ chia ba cho mình Ta chiềng hàng sứ xê ra Nào người nhân ngãi đường xa thì vào Ta ghét con mắt ấy thay Yêu nhau nó rẩng lông mày nó lên.” Trò Ngô Quốc là điệu múa mô phỏng người Trung Hoa sang cống tiến. Lớp nhân vật của Trò này gồm có chúa Ngô, mế nàng, lính, nàng tiên, quân, ngoài ra còn có thầy thuốc, thầy địa lý, người bán kẹo. Đoàn múa có cô gái Việt ra đón, ăn mặc như người Mãn Thanh. Đặc biệt, Trò Ngô Quốc kết thúc cũng bằng điệu chèo thuyền đặc trưng. Dẫn đầu đoàn Trò là thầy địa lý tay cầm la bàn để xem hướng nhà, xem đất. Thầy thuốc tay cầm dao cầu, vừa đi vừa tìm người kê đơn bắt mạch. Người bán kẹo rao hàng ý ới… Khi trống rung lên, những nàng tiên nhịp nhàng vỗ cánh ra trình diễn rồi cúi chào Thành hoàng. Chúa và quân cũng tiến ra diễn Trò theo nhịp trống nổi lên. Lúc thì múa siên đao, lúc thì chèo thuyền và hát theo nhịp trống. Cứ như vậy vừa chèo vừa hát vừa múa cho đến hết lời ca, thì cũng là lúc điệu Trò kết thúc. Trình diễn Trò Xuân Phả (Ảnh: TTXVN) Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các “vũ công” nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt. Những điệu múa của Trò Xuân Phả vừa vui, mạnh nhưng không kém phần trữ tình. Trò Xuân Phả sử dụng nhiều đạo cụ và mỗi đạo cụ có một hình tượng riêng. Những động tác khi múa lúc uyển chuyển, nhịp nhàng khi lại mạnh mẽ tạo nên cao trào, đem đến cho khán giả một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên. Trò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian mang đầy tính chất ước lệ, Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được sinh ra nói riêng. Với những nét đẹp độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đó, vào năm 1935, Trò Xuân Phả trình diễn tại hội chợ nông sản huyện Thọ Xuân, có các quan đầu tỉnh người Việt và người Pháp đến dự. Năm 1936, vua Bảo Đại mời người dân Xuân Trường về biểu diễn Trò Xuân Phả tại Kinh đô Huế Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ghi danh Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vào dịp ngày 10/2 âm lịch hàng năm, dân làng Xuân Phả mở trại hội tại Nghè Xuân Phả với việc tái diễn các tích Trò Xuân Phả lên ngài Chúa đất Đại Hải Long Vương. Ngoài ra, Trò Xuân Phả còn được biểu diễn thường xuyên tại các lễ hội đền thờ Lê Hoàn, lễ hội Lam Kinh (Thọ Xuân) và Lễ hội Hoa Lư (Ninh Bình). Để xem về Trò Xuân Phả, mời các bạn xem thêm dưới đây: Phóng sự: Trò Xuân Phả: Điệu múa nửa thiên niên kỷ (YouTube: CHANNEL VTC1). 5 điệu múa Trò Xuân Phả (YouTube: Công Tú Flycam). Phim tài liệu: Trò diễn Xuân Phả di sản văn hóa xứ Thanh (YouTube: Đài PTTH Thanh Hoá). Illya Hạnh Nguồn tham khảo: 1. TTXVN (2013) – Trò cổ Xuân Phả – di sản văn hóa quý xứ Thanh 2. Tiasang (2009) – Trò Xuân Phả Nguồn: Trường Ca Kịch viện Ths Nguyễn Thy Ngà Xứ Thanh đó giờ vẫn luôn nức tiếng với những di sản văn hóa, văn nghệ đáng quý: nào là tổ khúc hò sông Mã, nào là tổ khúc dân ca Đông Anh, và trong đó có cả Trò Xuân Phả diễn ra vào các ngày từ mùng 10 đến 12 tháng Hai âm lịch vào tiết Thanh Minh hàng năm tại di tích đình làng Nghè Xuân Phả (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Trò Xuân Phả – Trò diễn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa (Ảnh: Dân Trí)Có thể nói Trò Xuân Phả là đỉnh cao của múa dân gian đất Việt. Xem múa Xuân Phả, có người đã ví Trò Xuân Phả với điệu “Cheoyongmu” (Múa mặt nạ) của Hàn Quốc, hay như một “lễ hội hóa trang” của phương Tây, nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt Nam. Xuân Phả gồm các Trò diễn dân gian mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Chăm Pa, Lào) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Trò Xuân Phả đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian chứ nhiều ký ức cổ xưa mà đến ngày nay những nhà nghiên cứu văn hóa cũng chưa thể hiểu hết. Diễn viên múa Trò Xuân Phả (Ảnh: Văn Hiến Miền Trung Tây Nguyên).Nguồn gốc của Trò Xuân Phả được dân gian kể lại bằng một truyền thuyết. Tương truyền, trước thời Lê sơ, đất nước bị vẫn còn Minh xâm lăm le xâm chiếm. Nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì trời tối và đoàn sứ giả gặp mưa to, gió lớn. Sứ thần cùng đoàn tùy tùng phải trú ngụ trong ngôi miếu nhỏ ở ven sông. Đêm đến, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng bày cách đánh giặc. Sứ giả trong lòng vô cùng phấn khởi, vội quay về kinh đô đem chuyện báo mộng tâu với nhà vua. Nghe có lý, nhà vua lập tức thân hành cùng quan quân lên đường. Khi gặp giặc, nhà vua đã làm đúng như lời dặn của vị Thành hoàng làng. Quả nhiên lũ giặc biển bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại hốt hoảng chèo thuyền trốn chạy, nhà vua chiến thắng trở về. Đất nước trở lại yên bình, nhà vua liền mở hội mừng. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo. Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình đến góp vui cùng nhân dân ta. Có lẽ vì có dịp được ngắm nhìn những điệu múa ấy mà nhà vua đã ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng, đó là năm điệu Trò cổ Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần). Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, nhà Vua đã phong tặng tước vương gọi là Đại Hải Long Vương. Nhà vua còn ban thưởng cho dân Xuân Phả năm điệu múa Trò để hàng năm dâng lên Thành hoàng trong ngày hội làng. Tuy đây chỉ là một câu chuyện dân gian được nhân dân truyền miệng song ta có thể khẳng định rằng Trò Xuân Phả là vũ điệu dân gian dành riêng cho Đại Hải Long Vương thành hoàng làng Xuân Phả. Trình diễn Trò Xuân Phả tại đình làng (Theo Báo Văn hóa và Đời sống)Một nhà nghiên cứu từng phát biểu: “Trò Xuân Phả là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có 5 lớp tương đương với 5 Trò diễn và đậm chất của Người Việt cổ, nói về việc 5 quốc gia hay 5 phương đến chúc mừng vua Lê sau khi thắng giặc trở về. Trò Xuân Phả phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của vương triều Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, ca khúc khải hoàn. Vì vậy có thể khẳng định Trò Xuân Phả chính là thông điệp về sự giao hảo của quốc gia độc lập tự chủ với các nước trong khu vực và vị thế của nước Đại Việt ta thời bấy giờ là rất lớn, khiến cho các nước láng giềng phải mang lễ vật sang tiến cống (“lân bang ngũ quốc đồ tiến cống”).” Trong năm điệu múa, thì chỉ ba điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần có mặt nạ – những chiếc mặt nạ bằng gỗ chỉ che nửa mặt từ đỉnh mũi trở xuống, còn hai mắt cắm lông công. Đặc biệt Trò Chiêm Thành và Hoa Lang người múa không đeo, mà ngậm mặt nạ nửa mặt bởi một chột gỗ vào miệng. Mỗi điệu múa đều có những đặc sắc riêng về cả nội dung, hình thức và cách thức biểu diễn.Đầu tiên, Trò Hoa Lang là Trò múa hát, mô phỏng người nước Hoa Lang (Hà Lan) – có nơi lại ghi chép là Cao Ly (Triều Tiên) – đến tiến cống vua Đại Việt. 17 người sẽ đóng các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, lính hầu, quân, người điều khiển kỳ lân dùng đạo cụ là quạt giấy hoa, cây siên đao, cây bai chèo, hai con ngựa, roi ngựa, cờ lụa màu đỏ, cờ lẹm màu trắng, 1 con kỳ lân, túi vải hoa để diễn. Trang phục biểu diễn là áo dài năm thân màu xanh nước biển có trang trí hoa văn các loại phù hợp với các nhân vật (áo của chúa ông có rồng vàng trước ngực, đuôi rồng vắt qua vai kéo về sau áo, gấu áo có sóng gợn màu vàng kim tuyến…). Mở đầu Trò là điệu múa kỳ lân (thực ra là con thủy quái), sau là chúa ông cùng đội quân và tiếp đó là hai lính hầu cưỡi ngựa khi đi nước kiệu, khi đi nước đại. Những điệu Trò như phi ngựa, múa đấu roi, múa kéo quạt, múa siên đao, múa phất cờ, múa cờ lẹm, được kết hợp khéo léo theo nhịp trống chiêng và đàn bát âm, cùng những lời hát cất lên với những động tác chèo thuyền nhịp nhàng. Đoàn người Hoa Lang có cô gái Việt ra đón tiếp, đầu đội mũ Kê pi cao, ngậm mặt nạ mũi thẳng, kết thúc là điệu bơi chèo. Họ vượt biển đến rồi lại trở ra biển để đi.Một trích đoạn bài hát của Trò Hoa Lang:“Trò tôi ở bên Hoa LangTôi nghe chính đức tôi sang chèo chầuKhoan là khoan, thuyền đà tới bến, quan ta chèoCác quan ta, ta gác mái lên, ta chèo cho đềuĐố ai bắt được thì theo mái nàyDô hụy dô, ta nghe tiếng hồ, ta đẩy thuyền lênChúc mừng tuổi vua vạn niênNgai rồng ngự trị dân yên thái hòaKhoan là khoan, tay trên mở túi hồng nhan ăn trầuChúc mừng đại đức thánh minhLịch triều phong tặng tối linh đại từXinh là xinh, hai tay nâng lấy chén quỳnh nâng lên”Trò Ai Lao là Trò mô phỏng người nước Ai Lao (Lào) sang tiến cống vua Đại Việt. Không chỉ sử dụng lời ca, điệu khúc này còn thông qua động tác múa và âm nhạc để thể hiện nội dung. Nhân vật của Trò có chúa ông, lính hầu, mái nàng, quân, người đội lốt hổ, đội lốt voi. Người múa dùng chiếc cáng để cáng chúa, 10 đôi sênh, lốt hổ, lốt voi, cây súng kíp, búa điều khiển voi, cờ đuôi nheo làm đạo cụ diễn. Trang phục nhân vật chúa mặc áo thụng màu xanh, nẹp xanh thẫm, ngực áo có mặt nguyệt và đôi rồng chầu, quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ, đội mũ cánh chuồn đen. Dẫn đầu Trò Ai Lao là đoàn voi bước đi thong thả, đoàn hổ xông xáo nhảy nơi này, nơi khác và sau là chúa ông cùng quân lính. Những điệu Trò được diễn nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng mõ, tiếng sênh.Trò Chiêm Thành là Trò mô phỏng người Champa sang cống tiến vua Đại Việt. Nhân vật Trò Chiêm thành thường mặc phục trang màu đỏ, nhân vật gồm có chúa, mế nàng, phỗng, quân. Theo nhịp trống rung, đi đầu Trò là hai phỗng đi hàng đôi, vừa đi vừa hát, theo sau là chúa và các quân. Sau khi Chúa đọc văn tế và hai phỗng dâng hương đoàn quân, ngậm mặt nạ gỗ kỳ dị, bắt đầu nhảy múa thành hai hàng. Khi đứng, khi quỳ khụy các tư thế chuyển nhanh và cương hoạch như các thế võ, các thế tay vặn ngược không khác gì các tư thế trong các tượng Chàm cổ xưa. Nhịp múa đầu của Trò Chiêm Thành đi cùng với câu hát:“Tu là đi tuLần này anh quyết đi tuĂn chay nằm mộng ở chùa hồ senThấy cô mình má phấn răng đenNam mô di Phật, anh quên mất chùaAi mua tiên cảnh thì muaCòn cái mõ mít treo chùa tam quanTrống chùa này treo cửa tam quanĐợi người quý khách hồng nhan vẫy vùngTrống chùa nay ai gõ thùng thùngCủa chung ai khéo vẫy vùng nên riêngĐầu năm ăn quả thanh yênCuối năm ăn bưởi cho nên đèo bồngĂn cam nhớ quít, ăn hồng cậy nhauTrồng chuối, chuối lổ tiêu tàuThầy mẹ em chỉ tham giàu mà thôiĐôi ta như đũa có đôi.”Trò Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến. Đặc biệt Trò Tú Huần được lưu truyền rộng rãi hơn các Trò khác, và theo nghiên cứu sử học đây cũng là một trong những Trò lâu đời nhất. Đoàn Trò Tú Huần mặc quần áo màu xanh nước biển, từ bà già đến đàn con đều đeo mặt nạ bằng gỗ. Khi tiếng mõ nổi lên thì những điệu Trò bắt đầu trình diễn, người hầu dìu vị cố già thong thả nhún nhảy, người hầu làm động tác lúc thì quạt, lúc thì giã trầu. Người mẹ gõ sênh nhảy ra và hú lên một tiếng tức thì đàn con cũng ra trình diễn. Bầy con trẻ tất cả đều đầu đội mũ tre và các bó lạt chẻ xơ ra như tóc rối, đeo mặt nạ có chấm như bị bệnh đậu mùa có số răng từ một chiếc đến năm chiếc. 10 con chia thành từng đôi, xếp hai hàng, tiến lùi theo mẹ, mỗi lần nhảy lại hú lên, khi hát thì xoạc chân chèo, và gõ phách theo nhịp múa. Trong Trò sử dụng những điệu nhảy chân cóc, có lúc lại ngồi xổm nhảy cóc lùi xa, tiến gần.Bài hát của điệu Tú Huấn:“Tú Huần là Tú Huần taSáng sớm rửa mặt đeo hoa ăn trầuTú Huần kia hỡi Tú HuầnMẹ đi đánh trống lấy phần con ănĂn rồi con lại giữ nhàMẹ đi đánh trống rước cha con vềCha con đã về ở têQuần quần áo áo, rê rê cả đườngHuê tình kia hỡi huê tìnhYêu kẻ một mình ghét kẻ có đôiHuê tình sặc sỡ mọi nơiGái đương huê nguyệt chẳng chơi cũng hènHuê tình chẳng huê tình khôngLại có huê nguyệt ở trong huê tìnhHỡi người cao cổ rỗ hoaVào đây đánh trống cùng ta thì vàoVào đây đánh trống cùng taĐược tiền ta sẽ chia ba cho mìnhTa chiềng hàng sứ xê raNào người nhân ngãi đường xa thì vàoTa ghét con mắt ấy thayYêu nhau nó rẩng lông mày nó lên.”Trò Ngô Quốc là điệu múa mô phỏng người Trung Hoa sang cống tiến. Lớp nhân vật của Trò này gồm có chúa Ngô, mế nàng, lính, nàng tiên, quân, ngoài ra còn có thầy thuốc, thầy địa lý, người bán kẹo. Đoàn múa có cô gái Việt ra đón, ăn mặc như người Mãn Thanh. Đặc biệt, Trò Ngô Quốc kết thúc cũng bằng điệu chèo thuyền đặc trưng. Dẫn đầu đoàn Trò là thầy địa lý tay cầm la bàn để xem hướng nhà, xem đất. Thầy thuốc tay cầm dao cầu, vừa đi vừa tìm người kê đơn bắt mạch. Người bán kẹo rao hàng ý ới… Khi trống rung lên, những nàng tiên nhịp nhàng vỗ cánh ra trình diễn rồi cúi chào Thành hoàng. Chúa và quân cũng tiến ra diễn Trò theo nhịp trống nổi lên. Lúc thì múa siên đao, lúc thì chèo thuyền và hát theo nhịp trống. Cứ như vậy vừa chèo vừa hát vừa múa cho đến hết lời ca, thì cũng là lúc điệu Trò kết thúc. Trình diễn Trò Xuân Phả (Ảnh: TTXVN)Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các “vũ công” nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt. Những điệu múa của Trò Xuân Phả vừa vui, mạnh nhưng không kém phần trữ tình. Trò Xuân Phả sử dụng nhiều đạo cụ và mỗi đạo cụ có một hình tượng riêng. Những động tác khi múa lúc uyển chuyển, nhịp nhàng khi lại mạnh mẽ tạo nên cao trào, đem đến cho khán giả một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên. Trò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian mang đầy tính chất ước lệ, Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được sinh ra nói riêng.Với những nét đẹp độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đó, vào năm 1935, Trò Xuân Phả trình diễn tại hội chợ nông sản huyện Thọ Xuân, có các quan đầu tỉnh người Việt và người Pháp đến dự. Năm 1936, vua Bảo Đại mời người dân Xuân Trường về biểu diễn Trò Xuân Phả tại Kinh đô HuếTháng 10/2016, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ghi danh Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vào dịp ngày 10/2 âm lịch hàng năm, dân làng Xuân Phả mở trại hội tại Nghè Xuân Phả với việc tái diễn các tích Trò Xuân Phả lên ngài Chúa đất Đại Hải Long Vương. Ngoài ra, Trò Xuân Phả còn được biểu diễn thường xuyên tại các lễ hội đền thờ Lê Hoàn, lễ hội Lam Kinh (Thọ Xuân) và Lễ hội Hoa Lư (Ninh Bình).Để xem về Trò Xuân Phả, mời các bạn xem thêm dưới đây: Phóng sự: Trò Xuân Phả: Điệu múa nửa thiên niên kỷ (YouTube: CHANNEL VTC1). 5 điệu múa Trò Xuân Phả (YouTube: Công Tú Flycam). Phim tài liệu: Trò diễn Xuân Phả di sản văn hóa xứ Thanh (YouTube: Đài PTTH Thanh Hoá).Illya HạnhNguồn tham khảo:1. TTXVN (2013) – Trò cổ Xuân Phả – di sản văn hóa quý xứ Thanh 2. Tiasang (2009) – Trò Xuân PhảNguồn: Trường Ca Kịch việnThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Trò Xuân Phá vua Đinh Tiên Hoàng hoàng hậu Dương Thị Nguyệt Thanh Hóa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10