Ký ức Hội An - Sợi tơ vương của bốn trăm năm lịch sử Ký ức Hội An - Sợi tơ vương của bốn trăm năm lịch sử Buổi công diễn chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” đã khép lại, nhưng những lời thơ ý nhạc, ánh sáng lung linh và câu chuyện dài được kể lại khúc chiết bằng ngôn ngữ của múa hiện đại, của hoạt cảnh lớn… như những sợi tơ vương, để lại nhiều ấn tượng đẹp, cảm xúc khó tả trong lòng hơn 3.000 khán giả trong nước và quốc tế. Sân khấu đại cảnh của Ký ức Hội An với con đường tơ lụa ánh sáng gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả Những sợi tơ, không chỉ là sản phẩm đặc trưng của làng nghề phố Hội, mà đã trở thành một phần linh hồn Hội An trải dài suốt bốn trăm năm lịch sử. Chính vì thế, từ phân cảnh mở màn cho đến xuyên suốt show diễn là hình ảnh cô gái trong tà áo dài ngồi bên chiếc khung cửi dệt nên những đường tơ ký ức. Những đường tơ ấy, cùng với nghệ thuật trình diễn ánh sáng, đã dẫn dắt hàng ngàn khán giả xuyên không trở về vùng đất Faifo thuở những người dân đầu tiên đến xây dựng xóm làng, tạo lập nghề nghiệp; thuở mở cõi đất nước Đại Việt với cuộc hôn phối lịch sử giữa Huyền Trân công chúa và đức vua Chế Mân của xứ sở Chăm-pa; thuở giao thương quốc tế hưng thịnh của cảng thị Hội An trên con đường tơ lụa; thuở những ngọn đèn hoa đăng đầu tiên thả trôi trên sông Hoài mỗi lúc đêm về, như một lời nguyện cầu tha thiết… Những đường tơ ấy, vương suốt chiều dài trầm tích 400 năm, để rồi chở ngược những trầm tích ấy về một tương lai phố Hội năng động và hội nhập… Tái hiện cột mốc thời gian những cư dân đầu tiên của vùng đất Faifo đến lập ấp, xây làng Trong không gian biểu diễn trải rộng 25.000 m2 với những ngôi nhà phố cổ kính - công trình kiến trúc đặc trưng phố Hội, những hình ảnh về thương cảng nổi tiếng của 4 thế kỷ trước được tái hiện sống động bởi nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao, với sự tham gia của gần 500 diễn viên. Ký ức Hội An” hấp dẫn khán giả mọi độ tuổi, trong đó có cả du khách nước ngoài Nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cố vấn âm nhạc của chương trình cũng nhấn mạnh rằng đêm diễn còn là tiếng gọi cảm xúc từ âm nhạc. Quả thật, đắm chìm trong từng phân cảnh của show diễn, mới thấy rằng âm nhạc như dập dìu, đẩy đưa cảm xúc khán giả từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Lời nhạc rất ít, nhưng đủ tha thiết để chuyển cảnh khi khán giả lắng lòng với một giai đoạn của Hội An; đủ da diết để cô gái cầm đèn chạy về hướng biển gọi người thương trong đêm giông tố mịt mùng; và đủ sâu lắng để lấy không ít nước mắt người xem trong phân cảnh hồn chàng trở về bên hòn vọng phu mà thiếu nữ đã hóa thành vì đợi chờ mình… Trên sân khấu thực cảnh lớn nhất Việt Nam, có lượng diễn viên đông nhất Việt Nam thì chắc chắn vai diễn người đàn bà chờ chồng hóa đá đã khiến tất cả mấy ngàn khán giả đều phải..."gai người". Cô chính là đại diện của hình ảnh ấn tượng nhất show diễn hoành tráng kéo dài 5 màn này- hình ảnh người phụ nữ Việt mà cụ thể là người phụ nữ Hội An, phụ nữ đất Quảng. Xuyên suốt từ hình ảnh người con gái ngồi dệt lụa trên “khung cửi thời gian” kể lại câu chuyện mấy trăm năm của vùng đất Hội An, đến hình ảnh Huyền Trân Công Chúa về làm cô dâu của vua Chế Mân của vương quốc Cham-pa, và rồi hàng dài của hàng trăm tà áo dài liêu trai, huyền ảo lướt trên sân khấu, đạp xe thong thả trong ánh sáng lung linh, ma mị. Những người đàn bà đẹp dung dị nhưng đầy bí ẩn, tần tảo, cần mẫn trên những con đường dài của dòng thời gian chính là hình ảnh ẩn dụ mà vô cùng chính xác về Hội An, vùng đất thiêng có lịch sử phát triển hàng trăm năm theo một cách rất riêng cùng lịch sử, giao thương mở cửa, thân thiện chào đón nhưng vẫn luôn giữ cho riêng mình những cá tính không thể trộn lẫn và phai nhạt theo tháng năm... Phân cảnh cô gái hóa đá vọng phu đã lấy không ít nước mắt của khán giả John Villas, một du khách đến từ Úc chia sẻ những hoạt cảnh ở sân khấu và âm nhạc đã giúp anh cảm nhận được rằng đó là một mối tình đầy bi ai. Âm thanh, ánh sáng và khả năng trình diễn đầy cảm xúc của diễn viên, đã khiến anh rất xúc động. Đêm diễn còn cho Jonh được “chứng kiến” đám cưới giữa Công chúa Huyền Trân với Quốc vương Chăm Pa Chế Mân hùng tráng và trang trọng như thế nào. Trong khi đó, anh Châu Hoàng Sinh, một du khách đến từ Hà Nội lại tỏ ra thích thú với phân đoạn tái hiện khung cảnh sầm uất, đông vui của thương cảng Hội An 400 năm trước. Hàng trăm diễn viên với trang phục nhiều màu sắc trong vai những thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phúc Kiến, Ấn Độ… đến mua bán nhộn nhịp, giao lưu hội hè tưng bừng với những người dân bản địa. Còn chị Hoàng Mai Hương, đến từ Tp.HCM cho biết cá nhân khá ấn tượng với cảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha trên phố. “Chính bối cảnh cổ xưa, không gian trầm mặc, âm thanh hài hòa với ánh sáng, đã tôn vinh lên vẻ đẹp của thiếu nữ trong tà áo dài” - chị Mai Hương chia sẻ cảm xúc sau show diễn. Phân cảnh đẹp mắt của đám cưới vua Chăm-pa với công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt “Sự có mặt đông đảo của khán giả hôm nay chính là động lực rất lớn đối với ban tổ chức, hơn 500 diễn viên và hàng ngàn người làm công tác hậu cần thầm lặng. Hy vọng rằng, khi chương trình sáng đèn thường xuyên, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, góp ý từ phía khán giả để chương trình thật sự trở thành “điểm sáng” của du lịch phố Hội trong tương lai”, đại điện ban tổ chức chia sẻ. Linh Lang Buổi công diễn chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” đã khép lại, nhưng những lời thơ ý nhạc, ánh sáng lung linh và câu chuyện dài được kể lại khúc chiết bằng ngôn ngữ của múa hiện đại, của hoạt cảnh lớn… như những sợi tơ vương, để lại nhiều ấn tượng đẹp, cảm xúc khó tả trong lòng hơn 3.000 khán giả trong nước và quốc tế. Sân khấu đại cảnh của Ký ức Hội An với con đường tơ lụa ánh sáng gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả Những sợi tơ, không chỉ là sản phẩm đặc trưng của làng nghề phố Hội, mà đã trở thành một phần linh hồn Hội An trải dài suốt bốn trăm năm lịch sử. Chính vì thế, từ phân cảnh mở màn cho đến xuyên suốt show diễn là hình ảnh cô gái trong tà áo dài ngồi bên chiếc khung cửi dệt nên những đường tơ ký ức. Những đường tơ ấy, cùng với nghệ thuật trình diễn ánh sáng, đã dẫn dắt hàng ngàn khán giả xuyên không trở về vùng đất Faifo thuở những người dân đầu tiên đến xây dựng xóm làng, tạo lập nghề nghiệp; thuở mở cõi đất nước Đại Việt với cuộc hôn phối lịch sử giữa Huyền Trân công chúa và đức vua Chế Mân của xứ sở Chăm-pa; thuở giao thương quốc tế hưng thịnh của cảng thị Hội An trên con đường tơ lụa; thuở những ngọn đèn hoa đăng đầu tiên thả trôi trên sông Hoài mỗi lúc đêm về, như một lời nguyện cầu tha thiết… Những đường tơ ấy, vương suốt chiều dài trầm tích 400 năm, để rồi chở ngược những trầm tích ấy về một tương lai phố Hội năng động và hội nhập… Tái hiện cột mốc thời gian những cư dân đầu tiên của vùng đất Faifo đến lập ấp, xây làng Trong không gian biểu diễn trải rộng 25.000 m2 với những ngôi nhà phố cổ kính - công trình kiến trúc đặc trưng phố Hội, những hình ảnh về thương cảng nổi tiếng của 4 thế kỷ trước được tái hiện sống động bởi nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao, với sự tham gia của gần 500 diễn viên. Ký ức Hội An” hấp dẫn khán giả mọi độ tuổi, trong đó có cả du khách nước ngoài Nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cố vấn âm nhạc của chương trình cũng nhấn mạnh rằng đêm diễn còn là tiếng gọi cảm xúc từ âm nhạc. Quả thật, đắm chìm trong từng phân cảnh của show diễn, mới thấy rằng âm nhạc như dập dìu, đẩy đưa cảm xúc khán giả từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Lời nhạc rất ít, nhưng đủ tha thiết để chuyển cảnh khi khán giả lắng lòng với một giai đoạn của Hội An; đủ da diết để cô gái cầm đèn chạy về hướng biển gọi người thương trong đêm giông tố mịt mùng; và đủ sâu lắng để lấy không ít nước mắt người xem trong phân cảnh hồn chàng trở về bên hòn vọng phu mà thiếu nữ đã hóa thành vì đợi chờ mình… Trên sân khấu thực cảnh lớn nhất Việt Nam, có lượng diễn viên đông nhất Việt Nam thì chắc chắn vai diễn người đàn bà chờ chồng hóa đá đã khiến tất cả mấy ngàn khán giả đều phải..."gai người". Cô chính là đại diện của hình ảnh ấn tượng nhất show diễn hoành tráng kéo dài 5 màn này- hình ảnh người phụ nữ Việt mà cụ thể là người phụ nữ Hội An, phụ nữ đất Quảng. Xuyên suốt từ hình ảnh người con gái ngồi dệt lụa trên “khung cửi thời gian” kể lại câu chuyện mấy trăm năm của vùng đất Hội An, đến hình ảnh Huyền Trân Công Chúa về làm cô dâu của vua Chế Mân của vương quốc Cham-pa, và rồi hàng dài của hàng trăm tà áo dài liêu trai, huyền ảo lướt trên sân khấu, đạp xe thong thả trong ánh sáng lung linh, ma mị. Những người đàn bà đẹp dung dị nhưng đầy bí ẩn, tần tảo, cần mẫn trên những con đường dài của dòng thời gian chính là hình ảnh ẩn dụ mà vô cùng chính xác về Hội An, vùng đất thiêng có lịch sử phát triển hàng trăm năm theo một cách rất riêng cùng lịch sử, giao thương mở cửa, thân thiện chào đón nhưng vẫn luôn giữ cho riêng mình những cá tính không thể trộn lẫn và phai nhạt theo tháng năm... Phân cảnh cô gái hóa đá vọng phu đã lấy không ít nước mắt của khán giả John Villas, một du khách đến từ Úc chia sẻ những hoạt cảnh ở sân khấu và âm nhạc đã giúp anh cảm nhận được rằng đó là một mối tình đầy bi ai. Âm thanh, ánh sáng và khả năng trình diễn đầy cảm xúc của diễn viên, đã khiến anh rất xúc động. Đêm diễn còn cho Jonh được “chứng kiến” đám cưới giữa Công chúa Huyền Trân với Quốc vương Chăm Pa Chế Mân hùng tráng và trang trọng như thế nào. Trong khi đó, anh Châu Hoàng Sinh, một du khách đến từ Hà Nội lại tỏ ra thích thú với phân đoạn tái hiện khung cảnh sầm uất, đông vui của thương cảng Hội An 400 năm trước. Hàng trăm diễn viên với trang phục nhiều màu sắc trong vai những thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phúc Kiến, Ấn Độ… đến mua bán nhộn nhịp, giao lưu hội hè tưng bừng với những người dân bản địa. Còn chị Hoàng Mai Hương, đến từ Tp.HCM cho biết cá nhân khá ấn tượng với cảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha trên phố. “Chính bối cảnh cổ xưa, không gian trầm mặc, âm thanh hài hòa với ánh sáng, đã tôn vinh lên vẻ đẹp của thiếu nữ trong tà áo dài” - chị Mai Hương chia sẻ cảm xúc sau show diễn. Phân cảnh đẹp mắt của đám cưới vua Chăm-pa với công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt “Sự có mặt đông đảo của khán giả hôm nay chính là động lực rất lớn đối với ban tổ chức, hơn 500 diễn viên và hàng ngàn người làm công tác hậu cần thầm lặng. Hy vọng rằng, khi chương trình sáng đèn thường xuyên, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, góp ý từ phía khán giả để chương trình thật sự trở thành “điểm sáng” của du lịch phố Hội trong tương lai”, đại điện ban tổ chức chia sẻ. Linh Lang Trở về đầu trang Ký ức hội an phân cảnh đẹp mắt nghệ thuật biểu diễn 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10