Các tác gia văn học trung đại – Châu bản viết gì về họ? Phần 1 Các tác gia văn học trung đại – Châu bản viết gì về họ? Phần 1 Lần giở khối văn bản hành chính Châu bản và sử sách triều Nguyễn, chúng ta sẽ thấy những cái tên “thân quen” từng được học trong nhà trường như Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Những trang tư liệu cổ này viết gì về họ? Chúng ta cùng khám phá qua các văn bản đặc sắc lần đầu tiên được công bố, trong triển lãm trực tuyến “Văn chương muôn màu”, sẽ khai mạc vào ngày 15/2/2024 tại website và fanpage Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Qua chương trình Ngữ văn, Lịch sử trong nhà trường, cũng như qua các công trình nghiên cứu, chúng ta đã được biết đến các tác gia văn học lớn của thế kỷ 19 – 20 như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Lần giở Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn và một số tư liệu cổ, công chúng sẽ được tiếp cận thêm các tác gia văn học ở một góc độ khác – sự nghiệp quan trường và cuộc đời của họ. Từ đó, chúng ta có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng quan điểm cũng như tâm tư, tình cảm mà các tác gia đã gửi gắm vào từng tác phẩm. Nguyễn Du (1766 – 1820). Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du trong khu tưởng niệm ở Hà Tĩnh (ảnh sưu tầm) Sách Đại Nam thực lục chép về việc năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc Bài “Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ” được Nguyễn Du viết khi qua mộ Đỗ Phủ ở Lỗi Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Nguyễn Du quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sinh ở Thăng Long (Hà Nội). Ông làm quan dưới triều Gia Long, Minh Mạng, được các vua triều Nguyễn trọng dụng. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại các tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục…, các bài văn Nôm Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu… Thơ ông thấm đượm nỗi buồn thế sự và lòng thương yêu con người, cùng sự đồng cảm vô hạn với những số phận đau thương. Đó cũng là một trong những điều làm cho thơ ông trở nên bất tử. Trong sách Đại Nam thực lục, Quốc Sử quán triều Nguyễn chép về việc Nguyễn Du làm quan dưới triều Gia Long đến năm đầu triều Minh Mạng. Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Sau khi đi sứ về, năm Gia Long 14 (1815), ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì đột ngột qua đời trong một nạn dịch đang hoành hành dữ dội khi đó. Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) Bản Tấu của Phạm Đình Hổ ngày 28 tháng 12 năm Minh Mạng 7 (1826) về việc được bổ chức Thự Tế tửu Quốc Tử Giám (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) Phạm Đình Hổ, tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã tiều, người làng Đan Loan, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Dưới thời vua Gia Long, ông đi thi và đỗ Sinh đồ (Tú tài). Có lần vua Minh Mạng tuần du ra Bắc, xuống chiếu cầu sách hay. Phạm Đình Hổ dâng sách, được nhà vua chú ý, lần lượt được phong chức Hành tẩu, Thừa chỉ Hàn lâm viện. Sau đó, ông được thăng chức Tế tửu Quốc Tử Giám kiêm thị giảng học sĩ. Một thời gian sau, ông xin cáo quan về quê dưỡng bệnh. Ông để lại cho hậu thế nhiều công trình khảo cứu và các sáng tác văn chương như Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án), Vũ trung tùy bút… Tác phẩm của ông khiến cho người đọc hiểu sâu thêm về một giai đoạn lịch sử đầy biến động thời Lê mạt. Châu bản triều Nguyễn cho biết rõ hơn về sự nghiệp quan trường của ông. Đáng chú ý có bản Tấu của Phạm Đình Hổ ngày 28 tháng 12 năm Minh Mạng 7 (1826) về việc được bổ chức Thự Tế tửu Quốc Tử Giám. Trong đó, ông từ chối nhận chức Tế tửu Quốc Tử Giám: Thần trộm nghĩ thái học là cửa hiền, tế tửu là thầy kẻ học, có được kẻ xứng tài mới giúp rập được cho nền thánh hóa. Như thần đây, chưa lội dòng sâu, khoa mục chẳng thành, ... nay lạm dự chữ thầy, sợ phụ lòng trông mong kẻ sĩ. Mà hai vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám là bậc sĩ lưu kì túc, thần dự vào đấy còn thấy sượng sùng, huống chi Tế tửu là chức đứng đầu chốn huỳnh cung… Thần cúi trông thánh thượng chọn người, rút lại chức trách đã giao cho thần, lại chọn bậc thuần sư khác, xét đức dụng, đặng làm khuôn thước cho kẻ sĩ, khiến họ đều chịu ơn thâm tạo mà kẻ tiểu thần này cũng tránh được lỗi chẳng tròn chức phận. Hoàng đế Minh Mệnh phê trên bản tấu: Hãy cố gắng nhận chức. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) Tượng Nguyễn Công Trứ tại đền thờ ở Ninh Bình (ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) Năm Minh Mạng 21 (1840), thổ phỉ gây rối ở Trấn Tây, Nguyễn Công Trứ xin đi đánh dẹp. Khi đó ông đã 63 tuổi. (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) Nguyễn Công Trứ, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê quán tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, Nguyễn Công Trứ được biết đến với Bài ca ngất ngưởng. Ông là nhân vật lỗi lạc trong nhiều lĩnh vực với nhiều công trạng kinh bang tế thế. Nguyễn Công Trứ làm quan trải qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. 28 năm trong cuộc đời làm quan là những thăng trầm tiếp nối, ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì lập công lao và cũng không ít lần bị giáng phạt, có lúc bị giáng làm lính. Tuy không phải nhân vật quyền thế bậc nhất một thời nhưng ông là một trong số ít người được nhắc đến nhiều lần trong Châu bản triều Nguyễn. Cao Bá Quát (1808 – 1855) Cao Bá Quát tức Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội) nổi tiếng học rộng, tài cao. Ông liên quan đến vụ án sửa bài thi nghiêm trọng khi làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Ông bị khép tội chết, sau đó được giảm án, cho đi dương trình hiệu lực lập công chuộc tội. Năm Tự Đức 7 (1854), ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Mỹ Lương và bị tử trận. Những sự việc này đều được ghi lại trong Châu bản triều Nguyễn và lần đầu tiên được công bố rộng rãi - trong triển lãm “Văn chương muôn màu”. Ông bị khép vào tội “tru di tam tộc”. Vì vậy những gì liên quan đến ông đều bị liên lụy, trong đó có cả văn chương. Nhưng Cao Bá Quát vẫn để lại một di sản văn chương lớn, thể hiện trí tuệ sắc sảo, tài năng phong phú, tạo thành một đỉnh cao trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 19. Nguyễn Xuân Ôn (1825 – 1889) Nội các tâu về việc xét bổ tri phủ. Trong đó có đề cập việc dân hạt Quảng Ninh trình xin giữ lại phủ viên Nguyễn Xuân Ôn. Văn bản năm Tự Đức 27 (1874). (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) Nguyễn Xuân Ôn hiệu là Ngọc Đường, người xã Lương Điền, huyện Đông Thành (nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Ông là vị quan nổi tiếng triều Nguyễn, một trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp, đồng thời là một tác gia văn học. Thơ văn của ông đậm màu sắc trữ tình và tính chiến đấu cao, phản ánh chân thực cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Châu bản triều Nguyễn ghi lại những lần thăng giáng trong sự nghiệp quan trường của ông cũng như việc ông bị bắt do chống Pháp.(còn nữa) Hồng Nhung Nguồn: Trung Tâm lưu trữ Quốc gia I Lần giở khối văn bản hành chính Châu bản và sử sách triều Nguyễn, chúng ta sẽ thấy những cái tên “thân quen” từng được học trong nhà trường như Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Những trang tư liệu cổ này viết gì về họ? Chúng ta cùng khám phá qua các văn bản đặc sắc lần đầu tiên được công bố, trong triển lãm trực tuyến “Văn chương muôn màu”, sẽ khai mạc vào ngày 15/2/2024 tại website và fanpage Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Qua chương trình Ngữ văn, Lịch sử trong nhà trường, cũng như qua các công trình nghiên cứu, chúng ta đã được biết đến các tác gia văn học lớn của thế kỷ 19 – 20 như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Lần giở Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn và một số tư liệu cổ, công chúng sẽ được tiếp cận thêm các tác gia văn học ở một góc độ khác – sự nghiệp quan trường và cuộc đời của họ. Từ đó, chúng ta có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng quan điểm cũng như tâm tư, tình cảm mà các tác gia đã gửi gắm vào từng tác phẩm. Nguyễn Du (1766 – 1820). Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du trong khu tưởng niệm ở Hà Tĩnh (ảnh sưu tầm) Sách Đại Nam thực lục chép về việc năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc Bài “Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ” được Nguyễn Du viết khi qua mộ Đỗ Phủ ở Lỗi Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Nguyễn Du quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sinh ở Thăng Long (Hà Nội). Ông làm quan dưới triều Gia Long, Minh Mạng, được các vua triều Nguyễn trọng dụng. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại các tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục…, các bài văn Nôm Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu… Thơ ông thấm đượm nỗi buồn thế sự và lòng thương yêu con người, cùng sự đồng cảm vô hạn với những số phận đau thương. Đó cũng là một trong những điều làm cho thơ ông trở nên bất tử. Trong sách Đại Nam thực lục, Quốc Sử quán triều Nguyễn chép về việc Nguyễn Du làm quan dưới triều Gia Long đến năm đầu triều Minh Mạng. Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Sau khi đi sứ về, năm Gia Long 14 (1815), ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì đột ngột qua đời trong một nạn dịch đang hoành hành dữ dội khi đó. Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) Bản Tấu của Phạm Đình Hổ ngày 28 tháng 12 năm Minh Mạng 7 (1826) về việc được bổ chức Thự Tế tửu Quốc Tử Giám (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) Phạm Đình Hổ, tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã tiều, người làng Đan Loan, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Dưới thời vua Gia Long, ông đi thi và đỗ Sinh đồ (Tú tài). Có lần vua Minh Mạng tuần du ra Bắc, xuống chiếu cầu sách hay. Phạm Đình Hổ dâng sách, được nhà vua chú ý, lần lượt được phong chức Hành tẩu, Thừa chỉ Hàn lâm viện. Sau đó, ông được thăng chức Tế tửu Quốc Tử Giám kiêm thị giảng học sĩ. Một thời gian sau, ông xin cáo quan về quê dưỡng bệnh. Ông để lại cho hậu thế nhiều công trình khảo cứu và các sáng tác văn chương như Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án), Vũ trung tùy bút… Tác phẩm của ông khiến cho người đọc hiểu sâu thêm về một giai đoạn lịch sử đầy biến động thời Lê mạt. Châu bản triều Nguyễn cho biết rõ hơn về sự nghiệp quan trường của ông. Đáng chú ý có bản Tấu của Phạm Đình Hổ ngày 28 tháng 12 năm Minh Mạng 7 (1826) về việc được bổ chức Thự Tế tửu Quốc Tử Giám. Trong đó, ông từ chối nhận chức Tế tửu Quốc Tử Giám: Thần trộm nghĩ thái học là cửa hiền, tế tửu là thầy kẻ học, có được kẻ xứng tài mới giúp rập được cho nền thánh hóa. Như thần đây, chưa lội dòng sâu, khoa mục chẳng thành, ... nay lạm dự chữ thầy, sợ phụ lòng trông mong kẻ sĩ. Mà hai vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám là bậc sĩ lưu kì túc, thần dự vào đấy còn thấy sượng sùng, huống chi Tế tửu là chức đứng đầu chốn huỳnh cung… Thần cúi trông thánh thượng chọn người, rút lại chức trách đã giao cho thần, lại chọn bậc thuần sư khác, xét đức dụng, đặng làm khuôn thước cho kẻ sĩ, khiến họ đều chịu ơn thâm tạo mà kẻ tiểu thần này cũng tránh được lỗi chẳng tròn chức phận. Hoàng đế Minh Mệnh phê trên bản tấu: Hãy cố gắng nhận chức. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) Tượng Nguyễn Công Trứ tại đền thờ ở Ninh Bình (ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)Năm Minh Mạng 21 (1840), thổ phỉ gây rối ở Trấn Tây, Nguyễn Công Trứ xin đi đánh dẹp. Khi đó ông đã 63 tuổi. (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)Nguyễn Công Trứ, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê quán tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, Nguyễn Công Trứ được biết đến với Bài ca ngất ngưởng. Ông là nhân vật lỗi lạc trong nhiều lĩnh vực với nhiều công trạng kinh bang tế thế. Nguyễn Công Trứ làm quan trải qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. 28 năm trong cuộc đời làm quan là những thăng trầm tiếp nối, ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì lập công lao và cũng không ít lần bị giáng phạt, có lúc bị giáng làm lính. Tuy không phải nhân vật quyền thế bậc nhất một thời nhưng ông là một trong số ít người được nhắc đến nhiều lần trong Châu bản triều Nguyễn.Cao Bá Quát (1808 – 1855)Cao Bá Quát tức Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội) nổi tiếng học rộng, tài cao. Ông liên quan đến vụ án sửa bài thi nghiêm trọng khi làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Ông bị khép tội chết, sau đó được giảm án, cho đi dương trình hiệu lực lập công chuộc tội. Năm Tự Đức 7 (1854), ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Mỹ Lương và bị tử trận. Những sự việc này đều được ghi lại trong Châu bản triều Nguyễn và lần đầu tiên được công bố rộng rãi - trong triển lãm “Văn chương muôn màu”. Ông bị khép vào tội “tru di tam tộc”. Vì vậy những gì liên quan đến ông đều bị liên lụy, trong đó có cả văn chương. Nhưng Cao Bá Quát vẫn để lại một di sản văn chương lớn, thể hiện trí tuệ sắc sảo, tài năng phong phú, tạo thành một đỉnh cao trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 19.Nguyễn Xuân Ôn (1825 – 1889) Nội các tâu về việc xét bổ tri phủ. Trong đó có đề cập việc dân hạt Quảng Ninh trình xin giữ lại phủ viên Nguyễn Xuân Ôn. Văn bản năm Tự Đức 27 (1874). (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)Nguyễn Xuân Ôn hiệu là Ngọc Đường, người xã Lương Điền, huyện Đông Thành (nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Ông là vị quan nổi tiếng triều Nguyễn, một trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp, đồng thời là một tác gia văn học. Thơ văn của ông đậm màu sắc trữ tình và tính chiến đấu cao, phản ánh chân thực cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19.Châu bản triều Nguyễn ghi lại những lần thăng giáng trong sự nghiệp quan trường của ông cũng như việc ông bị bắt do chống Pháp.(còn nữa)Hồng NhungNguồn: Trung Tâm lưu trữ Quốc gia I Trở về đầu trang Châu bản danh nhân văn hóa Việt Nam 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10