Đoạn
văn này trích từ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại
Bảo thứ ba (năm 1442) Đoạn văn bao gồm 4 ý chính.
Hiền tài quốc gia chi nguyên khí, nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long, nguyên khí nỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô.
賢材國家之元氣,元氣盛則國勢強以隆,元氣餒則國勢弱以污。
Nghĩa:
HIỀN
TÀI là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà
hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
Thị dĩ thánh đế minh vương mạc bất dĩ dục tài thủ sĩ, bồi thực nguyên khí vi tiên vụ dã.
是以聖帝明王莫不以育材取士,培植元氣為先務也。
Nghĩa:
Vì
thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc GIÁO DỤC
NHÂN TÀI, KÉN CHỌN KẺ SĨ, VUN TRỒNG NGUYÊN KHÍ quốc gia làm công việc
cần thiết.
Cái
sĩ chi quan hệ ư quốc gia như thử, kì trọng cố sùng thượng chi ý đãi vô
chung cùng, kí sủng chi dĩ khoa danh, hựu long chi dĩ tước trật.
蓋士之關係於國家如此,其重故崇尚之意殆無終窮,既寵之以科名,又隆之以爵秩。
Nghĩa:
Vì
kẻ sĩ có QUAN HỆ TRỌNG ĐẠI với quốc gia như thế, được QUÝ CHUỘNG không
biết dường nào, đã được ĐỀ CAO bởi khoa danh, lại được ban trọng tước
trật.
Ân
chí phổ dã do dĩ vi vị túc. Hựu tiêu chư Nhạn Tháp chi đề, tái bao dĩ
Long Hổ chi hiệu, diên khai Văn Hỉ, đình hạ đắc nhân vô sở bất dụng kì
cực dã.
恩至溥也猶以為未足。又標諸鴈塔之題,載褒以龍虎之號,筵開聞喜,廷賀得人無所不用其極也。
Nghĩa:
Ơn
ban đã nhiều mà vẫn coi là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn [1], ban
danh hiệu Long Hổ [2] để ngợi khen. Báo tin mở tiệc, triều đình MỪNG
ĐƯỢC NGƯỜI TÀI, không việc gì không làm hết mức.
~Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký
《大寶三年壬戌科進士題名記》
Văn
bia do Đông các Đại học sĩ thần Thân Nhân Trung 申仁忠 (1419 - 1499) phụng
sắc soạn, lập bia ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484)
[Hoàng Việt Hồng Đức thập ngũ niên bát nguyệt thập ngũ nhật lập]. Vậy là
bia này được lập dựng vào ngày Tết Trung Thu để lưu danh các Tiến Sĩ đỗ
đạt 42 năm trước đó, và đây cũng là tấm bia đầu tiên được lập tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám.
[1] Nhạn tháp: Các khoa thi Tiến sĩ sau khi truyền loa gọi tên người thi đỗ thì khắc tên ở Nhạn tháp chùa Từ Ân (TQ)
[2] Long hổ: Bảng báo tên người đậu Tiến sĩ là "Long hổ bảng". Nguồn: wikipedia, hannom.org.vn
Bia tiến sĩ khắc ghi những lời soạn nổi tiếng của Thân Nhân Trung.
Thân Nhân Trung (1419 - 1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang). Ông làm quan đến chức năng Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện bạch Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính, Tế tửu Quốc Tử giám; được vua Lê Thánh Tông ban vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông phong là Phó Ðô Nguyên suý. Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, lúc ông đã trên 50 tuổi, là khá nhiều so với nhiều người khác, ông đã phải mất gần 40 năm mới đạt được học vị cuối cùng của khoa cử phong kiến.
Thân Nhân Trung được triều đình tin dùng trong tuyển dụng nhân tài và đào tạo nhân tài cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Các kỳ thi hương, thi hội ông đều có đóng góp tích cực, việc xem xét bài viết của các thí sinh, vua đều giao cho Thân Nhân Trung xem xét đọc duyệt để tiến lên. Uy tín và vai trò của Thân Nhân Trung càng được đề cao vào năm 1493, khi ông được giữ chức Hàn lâm viện xuyên chỉ, Đông các đại học sĩ hai Tế tửu Quốc Tử Giám.
Khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với hưng thịnh của quốc gia, Thân Nhân Trung không quên vai trò triều đình phong kiến trúc trong công việc “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi bổ thêm nguyên khí” (Dục tài, thủ sĩ bồi thực nguyên khí). Muốn bồi dưỡng nhân tài, theo Thân Nhân Trung, người trên phải biết lo cho dân, lo việc nước, tạo cho nước mạnh, dân giàu. Ông viết: “Trị nước càng mạnh thịnh vượng càng phải cẩn trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày mâng lo lắng” là muốn người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Trong lời bình “Đạo làm vua” của Lê Thánh Tông trong khổ hội Tao Đàn làm chính Lê Thánh Tông làm Đỗ Nguyên suý và Thân Nhân Trung làm Phó Đỗ Nguyên suý, ông đã nói rõ điều tâm đức của mình: “Không Thánh thượng lại lấy mùa tươi tươi tốt làm rộng rãi, điều đó nữa tăng sức khỏe lạ vô ích… có ý giữ dưỡng cần cù trọng mãi không thôi... Bắt đầu đặt vấn đề như thế thì đó là một vị vua Khiêm tốn”.
Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung, kể cả trong văn chương dù làm lúc vua tôi ngâm vịnh, có tính trả thù, người đọc vẫn tìm thấy ở ông một tấm lòng yêu nước dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với tầng đế vương.
Thân Nhân Trung không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn là nhà giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về tinh thần dũng học để gia đình, con cháu và quê hương nội theo. Hai người con của ông: Thân Nhân Tín - con trai cả, Thân Nhân Vũ - con trai thứ và cháu nội - Thân Cảnh Vân đều có ý học tập và đỗ đại khoa trong các thời kỳ của triều Lê. Ca cảm về sự thành đạt của gia đình ông, Vua Lê Thánh Tông đã viết như sau: “Thập đệ đệ huynh quý hiển. Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh”( Mười anh em nhà họ Trinh kết nhau quý hiển. Hai cha con họ Thân tắm dưỡng ân vinh).
Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành thành quốc sách đầu, khi văn hóa, khoa học và vương miện ngũ trí thức đang nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến trúc quốc gia đất nước hôm nay.
Nguồn: Báo Điện Biên; Hội học chữ Hán Nôm (FB)