Phát hiện tiêu bản bộ chữ Nôm Tày cổ Phát hiện tiêu bản bộ chữ Nôm Tày cổ Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Tày có số dân đông đứng thứ hai sau dân tộc Kinh. Dân tộc Tày có chữ viết riêng, ký hiệu riêng, trong đó có chữ Nôm của dân tộc Tày. Trong đời sống hàng ngày, dân tộc Tày sử dụng tiếng Tày để giao tiếp, còn chữ Nôm rất ít khi sử dụng mà chỉ dùng trong các buổi lễ cúng bái hay trong các truyện thơ, ca dao, tục ngữ. Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV - XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc và tồn tại cho đến ngày nay. Cư dân Tày ở Tuyên Quang từ lâu đời đã biết sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày. Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc. Là thể chữ tượng hình, chữ khối vuông nên trong cách viết, chữ Nôm Tày cũng phải tuân thủ trình tự, cách thức viết chữ của chữ Hán đó là: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ. Bộ tiêu bản bộ chữ Nôm Tày cổ mới được phát hiện. Chữ Nôm Tày dùng trong các sách cúng về âm đọc gần với âm đọc tiếng Quan Hỏa trong các sách cúng của thầy Tào, thầy Then, thầy Pụt. Chữ Nôm Tày dùng để ghi chép truyện thơ, hát lượn, hát cọi lại gần gũi với ngôn ngữ thường ngày của tộc người Tày nên người nghe dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, chữ Nôm Tày cho đến nay vẫn chưa hình thành bộ chữ thống nhất, có những chữ cùng âm, cùng ngữ nghĩa lại có nhiều tự dạng khác nhau. Điều này là do trong điều kiện trước đây chữ Nôm Tày được lưu hành thông qua truyền dạy trực tiếp và sao chép thủ công nên đã có nhiều biến thể. Có nhiều chữ khi viết được người viết giản lược nét, viết tắt, viết thảo (lối viết nhanh, liền nét, chỉ giữ một số nét trọng tâm trong chữ) nên nếu không có một trình độ nhất định về chữ Hán thì không thể đọc được văn Nôm Tày. Ngoài chữ Nôm Tày được ghi chép, lưu giữ trong sách cúng của thầy Tào, thầy Then, thầy Pụt. Lần đầu tiên, tại tỉnh ta, vào tháng 7-2015, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện 330 tiêu bản chữ Nôm Tày cổ do ông Lê Xuân Trọng, xã Thắng Quân (Yên Sơn) sưu tầm được ở xã Thượng Lâm (Lâm Bình) vào năm 2010. Chất liệu chủ yếu của bộ tiêu bản chữ Nôm Tày được đúc từ kẽm, trọng lượng của bộ chữ nặng 2,8 kg. Về hình thức, các chữ gần giống nhau về hình dạng là hình vuông và kích thước có chiều dài là 18 mm; 4 cạnh vuông rộng 5 mm; đầu vuông khắc chữ cũng có chiều dài và rộng là 5 mm. Tiêu bản chữ Nôm Tày cổ lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh ta là di sản quý giá, khá độc đáo, nguồn tư liệu lịch sử có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; là những bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, cũng như nguồn gốc của người Tày trên mảnh đất Tuyên Quang xưa. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh đang từng bước phân loại và phối hợp với các nhà khoa học làm rõ giá trị, niên đại. Lý Mạnh Thắng (Bảo tàng tỉnh) Nguồn: Báo Tuyên Quang Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Tày có số dân đông đứng thứ hai sau dân tộc Kinh. Dân tộc Tày có chữ viết riêng, ký hiệu riêng, trong đó có chữ Nôm của dân tộc Tày. Trong đời sống hàng ngày, dân tộc Tày sử dụng tiếng Tày để giao tiếp, còn chữ Nôm rất ít khi sử dụng mà chỉ dùng trong các buổi lễ cúng bái hay trong các truyện thơ, ca dao, tục ngữ.Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV - XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc và tồn tại cho đến ngày nay. Cư dân Tày ở Tuyên Quang từ lâu đời đã biết sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày.Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc. Là thể chữ tượng hình, chữ khối vuông nên trong cách viết, chữ Nôm Tày cũng phải tuân thủ trình tự, cách thức viết chữ của chữ Hán đó là: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ.Bộ tiêu bản bộ chữ Nôm Tày cổ mới được phát hiện.Chữ Nôm Tày dùng trong các sách cúng về âm đọc gần với âm đọc tiếng Quan Hỏa trong các sách cúng của thầy Tào, thầy Then, thầy Pụt. Chữ Nôm Tày dùng để ghi chép truyện thơ, hát lượn, hát cọi lại gần gũi với ngôn ngữ thường ngày của tộc người Tày nên người nghe dễ hiểu hơn.Tuy nhiên, chữ Nôm Tày cho đến nay vẫn chưa hình thành bộ chữ thống nhất, có những chữ cùng âm, cùng ngữ nghĩa lại có nhiều tự dạng khác nhau. Điều này là do trong điều kiện trước đây chữ Nôm Tày được lưu hành thông qua truyền dạy trực tiếp và sao chép thủ công nên đã có nhiều biến thể. Có nhiều chữ khi viết được người viết giản lược nét, viết tắt, viết thảo (lối viết nhanh, liền nét, chỉ giữ một số nét trọng tâm trong chữ) nên nếu không có một trình độ nhất định về chữ Hán thì không thể đọc được văn Nôm Tày.Ngoài chữ Nôm Tày được ghi chép, lưu giữ trong sách cúng của thầy Tào, thầy Then, thầy Pụt. Lần đầu tiên, tại tỉnh ta, vào tháng 7-2015, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện 330 tiêu bản chữ Nôm Tày cổ do ông Lê Xuân Trọng, xã Thắng Quân (Yên Sơn) sưu tầm được ở xã Thượng Lâm (Lâm Bình) vào năm 2010. Chất liệu chủ yếu của bộ tiêu bản chữ Nôm Tày được đúc từ kẽm, trọng lượng của bộ chữ nặng 2,8 kg. Về hình thức, các chữ gần giống nhau về hình dạng là hình vuông và kích thước có chiều dài là 18 mm; 4 cạnh vuông rộng 5 mm; đầu vuông khắc chữ cũng có chiều dài và rộng là 5 mm.Tiêu bản chữ Nôm Tày cổ lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh ta là di sản quý giá, khá độc đáo, nguồn tư liệu lịch sử có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; là những bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, cũng như nguồn gốc của người Tày trên mảnh đất Tuyên Quang xưa. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh đang từng bước phân loại và phối hợp với các nhà khoa học làm rõ giá trị, niên đại. Lý Mạnh Thắng (Bảo tàng tỉnh) Nguồn: Báo Tuyên Quang Trở về đầu trang Chữ Nôm Tày cổ tiếng Tày Quan Hỏa Tuyên Quang 1.777778 Tổng số:9 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10