A Ngưi làm du lịch A Ngưi làm du lịch “Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá vừa bảo tồn theo kiểu “lấy di sản nuôi di sản”. Du khách sẽ trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, tham gia tour trekking…”, anh Đinh A Ngưi (37 tuổi), dân tộc Ba Na, chia sẻ về việc làm du lịch cộng đồng ở bản làng mình. <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:7.5pt;text-align:justify;line-height: normal;background:white">Đinh A Ngưi (ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là người trẻ tiên phong làm homestay ở vùng rừng núi xa xôi và thành công với mô hình khởi nghiệp này. Sinh ra trên mảnh đất Kbang đầy nắng gió và nghèo khó, việc A Ngưi học đại học là chuyện hiếm ở buôn làng. “Lúc tôi vào TPHCM học ngành Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa thì ở buôn làng, khái niệm cho con học đại học chỉ mới nhen nhóm. Học xong tôi chỉ muốn về quê, để vừa làm vừa vận động bà con cho con học lên nữa. Về lại Tây Nguyên, làm công việc liên quan đến văn hóa, tôi cảm nhận và hiểu tiềm năng du lịch quê hương mình rất lớn, bởi huyện Kbang là nơi có không gian văn hóa cồng chiêng đậm chất nhất Tây Nguyên”, anh A Ngưi nói. Khi bắt tay vào làm du lịch, nhiều người bảo A Ngưi “không bình thường”. Anh kể: “Tôi hiểu rõ cảnh sắc quê hương mình rất đẹp, riêng thác nước có từ 50 đến 60 thác, chưa kể cộng đồng người Ba Na có nhiều lễ hội hấp dẫn mà nếu biết khai thác sẽ thu hút nhiều du khách. Tuổi thơ tôi cũng gắn liền văn hóa truyền thống người Ba Na, khi mọi thứ nhạt nhòa theo đời sống hiện đại, tôi thật lòng mong muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, truyền thống đẹp đẽ. Do đó, tôi đã kêu gọi, tập hợp các đội cồng chiêng, nghệ nhân hát sử thi, đội múa, đội nấu ăn, dệt thổ cẩm của làng phục vụ những đoàn du lịch đến quê hương. Tôi cũng vận động bà con nuôi heo, nuôi gà, ủ rượu cần… để cùng làm du lịch”.<span style="font-size:14.0pt; line-height:107%;font-family:" times="" new="" roman","serif";="" mso-fareast-font-family:="" calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;color:#222222;="" mso-ansi-language:="" en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> Ban đầu chủ yếu là thanh niên tham gia làm du lịch cùng A Ngưi Luyện tập đánh đàn Tơ Rưng cho việc đón khách du lịch Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Đang ảnh hưởng vì dịch Covid-19 nên homestay của A Ngưi gần đây vắng khách. Trước dịch, trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 đến 100 khách, có khi tăng đột biến. Tuy nhiên, anh không nản lòng mà vẫn đang xây dựng thêm một số nhà sàn để có thêm chỗ đón khách, chuẩn bị thêm nhiều dịch vụ độc đáo hơn nữa cho thời gian tới. “Làm homestay, du lịch cộng đồng là cách chúng tôi đưa văn hóa người Ba Na đến gần hơn với khách du lịch. Để xây dựng du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên thành công, phải dựa vào sức mạnh cộng đồng”, A Ngưi chia sẻ Đến giờ, bà con nơi A Ngưi sinh sống đã rất tin tưởng, bởi mô hình này dần thành công. Sau khoảng 2 năm đầu tư, homestay A Ngưi đã là điểm đến thú vị của du khách khi đến Gia Lai. Trong khuôn viên 1ha, anh dựng nhà sàn lớn và các chòi gỗ. Du khách đến làng được trải nghiệm cùng bà con từ ăn, nghỉ, sinh hoạt, làm nghề truyền thống, thưởng thức cơm lam, gà nướng, rượu cần, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. <span style="font-size:14.0pt; line-height:107%;font-family:" times="" new="" roman","serif";="" mso-fareast-font-family:="" calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;color:#222222;="" mso-ansi-language:="" en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> Tận dụng homestay nằm sát rừng, anh tổ chức khám phá rừng già, hái rau rừng, ngắm thác, bắt cá… Khu du lịch của A Ngưi đủ điều kiện đón khách tham gia tour trekking trải nghiệm như Hang Dơi, thác 50, thác Kon Bông, thác Kon Lôk... Hơn 300 hộ dân xã Kông Lơng Khơng cũng tham gia cùng A Ngưi, họ chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, biểu diễn cồng chiêng... <span style="font-size:14.0pt; line-height:107%;font-family:" times="" new="" roman","serif";="" mso-fareast-font-family:="" calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;color:#222222;="" mso-ansi-language:="" en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} <span style="font-size:14.0pt; line-height:107%;font-family:" times="" new="" roman","serif";="" mso-fareast-font-family:="" calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;color:#222222;="" mso-ansi-language:="" en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> Những nữ thanh niên mỗi người một việc để góp công sức trong việc tham gia hoạt động du lịch cộng đồng A Ngưi dường như chưa bao giờ sợ thất bại, bởi tình yêu đối với mảnh đất Kbang và niềm tin vào du lịch Tây Nguyên luôn ở đó! A Ngưi biểu diễn đàn Tơ rưng cho khách du lịch xem Món ăn dân tộc Tổng hợp từ internet: Thu Thảo - Hướng dẫn viên du lịch - Hạ Long Biên Tập Thạc sỹ. Nguyễn Thy Ngà “Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá vừa bảo tồn theo kiểu “lấy di sản nuôi di sản”. Du khách sẽ trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, tham gia tour trekking…”, anh Đinh A Ngưi (37 tuổi), dân tộc Ba Na, chia sẻ về việc làm du lịch cộng đồng ở bản làng mình. Đinh A Ngưi (ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là người trẻ tiên phong làm homestay ở vùng rừng núi xa xôi và thành công với mô hình khởi nghiệp này. Sinh ra trên mảnh đất Kbang đầy nắng gió và nghèo khó, việc A Ngưi học đại học là chuyện hiếm ở buôn làng. “Lúc tôi vào TPHCM học ngành Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa thì ở buôn làng, khái niệm cho con học đại học chỉ mới nhen nhóm. Học xong tôi chỉ muốn về quê, để vừa làm vừa vận động bà con cho con học lên nữa. Về lại Tây Nguyên, làm công việc liên quan đến văn hóa, tôi cảm nhận và hiểu tiềm năng du lịch quê hương mình rất lớn, bởi huyện Kbang là nơi có không gian văn hóa cồng chiêng đậm chất nhất Tây Nguyên”, anh A Ngưi nói. Khi bắt tay vào làm du lịch, nhiều người bảo A Ngưi “không bình thường”. Anh kể: “Tôi hiểu rõ cảnh sắc quê hương mình rất đẹp, riêng thác nước có từ 50 đến 60 thác, chưa kể cộng đồng người Ba Na có nhiều lễ hội hấp dẫn mà nếu biết khai thác sẽ thu hút nhiều du khách. Tuổi thơ tôi cũng gắn liền văn hóa truyền thống người Ba Na, khi mọi thứ nhạt nhòa theo đời sống hiện đại, tôi thật lòng mong muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, truyền thống đẹp đẽ. Do đó, tôi đã kêu gọi, tập hợp các đội cồng chiêng, nghệ nhân hát sử thi, đội múa, đội nấu ăn, dệt thổ cẩm của làng phục vụ những đoàn du lịch đến quê hương. Tôi cũng vận động bà con nuôi heo, nuôi gà, ủ rượu cần… để cùng làm du lịch”. Ban đầu chủ yếu là thanh niên tham gia làm du lịch cùng A Ngưi Luyện tập đánh đàn Tơ Rưng cho việc đón khách du lịch Đang ảnh hưởng vì dịch Covid-19 nên homestay của A Ngưi gần đây vắng khách. Trước dịch, trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 đến 100 khách, có khi tăng đột biến. Tuy nhiên, anh không nản lòng mà vẫn đang xây dựng thêm một số nhà sàn để có thêm chỗ đón khách, chuẩn bị thêm nhiều dịch vụ độc đáo hơn nữa cho thời gian tới. “Làm homestay, du lịch cộng đồng là cách chúng tôi đưa văn hóa người Ba Na đến gần hơn với khách du lịch. Để xây dựng du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên thành công, phải dựa vào sức mạnh cộng đồng”, A Ngưi chia sẻ Đến giờ, bà con nơi A Ngưi sinh sống đã rất tin tưởng, bởi mô hình này dần thành công. Sau khoảng 2 năm đầu tư, homestay A Ngưi đã là điểm đến thú vị của du khách khi đến Gia Lai. Trong khuôn viên 1ha, anh dựng nhà sàn lớn và các chòi gỗ. Du khách đến làng được trải nghiệm cùng bà con từ ăn, nghỉ, sinh hoạt, làm nghề truyền thống, thưởng thức cơm lam, gà nướng, rượu cần, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. Tận dụng homestay nằm sát rừng, anh tổ chức khám phá rừng già, hái rau rừng, ngắm thác, bắt cá… Khu du lịch của A Ngưi đủ điều kiện đón khách tham gia tour trekking trải nghiệm như Hang Dơi, thác 50, thác Kon Bông, thác Kon Lôk... Hơn 300 hộ dân xã Kông Lơng Khơng cũng tham gia cùng A Ngưi, họ chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, biểu diễn cồng chiêng... Những nữ thanh niên mỗi người một việc để góp công sức trong việc tham gia hoạt động du lịch cộng đồng A Ngưi dường như chưa bao giờ sợ thất bại, bởi tình yêu đối với mảnh đất Kbang và niềm tin vào du lịch Tây Nguyên luôn ở đó! A Ngưi biểu diễn đàn Tơ rưng cho khách du lịch xem Món ăn dân tộc Tổng hợp từ internet: Thu Thảo - Hướng dẫn viên du lịch - Hạ Long Biên Tập Thạc sỹ. Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang A Ngưi Ba na Hơ rê Cộng đồng Cồng chiêng Cơ Tu 9 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10