"Cuộc đời là những chuyến đi" và người Thầy là Phó giáo sư duy nhất ngành du lịch năm 2019

PGS. TS Phạm Hồng Long - Trưởng Khoa Du lịch học trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội là người đam mê dịch chuyển, đi nhiều và thích khám phá những hằng số văn hóa và tự nhiên.

Cậu học trò đam mê du lịch sinh thái

Là một trong 349 nhà giáo được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2019 và là PGS duy nhất ngành du lịch, thầy Phạm Hồng Long cho rằng đây là sự ghi nhận của Nhà nước đối với những đóng góp không của chỉ cá nhân trong đào tạo và nghiên cứu, mà còn là nỗ lực của tập thể Khoa Du lịch học và uy tín học thuật nhà trường.

“Tôi tự hào là một trong những người được đào tạo bài bản về du lịch, thuộc thế hệ đầu tiên được học du lịch ở trong nước và sau này có điều kiện học lên thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Chức danh PGS là niềm vinh dự và đồng thời đặt lên vai tôi trọng trách thúc đẩy đào tạo và nghiên cứu du lịch của Khoa Du lịch học xứng tầm là một trong những cơ sở giáo dục về du lịch dẫn đầu cả nước và vươn tầm khu vực, thế giới”, tân PGS Hồng Long cho hay.

 PGS.TS Phạm Hồng Long với SV Du lịch

PGS.TS Phạm Hồng Long đam mê du lịch sinh thái từ khi còn học cấp THPT. Tình yêu dành cho du lịch của cậu học trò quê gốc Hải Phòng bắt đầu từ xuất thân gia đình làm lâm nghiệp. Vì thế, khi là sinh viên năm cuối ngành du lịch, cậu đã chọn Vườn Quốc gia Ba Bể là điểm đến đầu tiên trong hành trình nghiên cứu khoa học (NCKH)...

Khi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Du lịch học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, với sự hỗ trợ của chuyên gia Úc, thầy giáo trẻ Hồng Long cho ra đời công trình NCKH mang tên “Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Ba Bể”, được sử dụng trong kỷ yếu hội nghị khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa.

 
 Sau này, khi có điều kiện tham gia các chuyến điền dã, nghiên cứu thực địa ở nhiều điểm du lịch trong cả nước, thầy giáo trẻ Phạm Hồng Long vẫn tiếp tục đi sâu nghiên cứu về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững. Thầy Hồng Long đã nghiên cứu rất sâu về hiện trạng quy hoạch và quản lý ở một số vườn quốc gia Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Cát Tiên, Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng...
 
 

Kết nối với nước ngoài để phát triển du lịch bền vững

Nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu du lịch, cộng với học thạc sĩ ngành Quản trị Du lịch ở Malaysia và tiến sĩ Du lịch tại Nhật Bản nên PGS Phạm Hồng Long hiểu rõ những vấn đề của ngành du lịch nước nhà. Có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn cho GDP trong cả nước; tuy nhiên, du lịch Việt đang phát triển “nóng”, chú trọng nhiều về số lượng khách du lịch. Du khách nước ngoài đến Việt Nam có số ngày gần như các nước trong khu vực nhưng trung bình chi tiêu chỉ khoảng 96 USD/ngày, trong khi tại Thái Lan cao gần gấp đôi.

 
 

Xác định phát triển du lịch phải hài hòa 3 chiều cạnh: Kinh tế - văn hóa - xã hội, thầy giáo Hồng Long thiên về các công trình nghiên cứu du lịch bền vững. Dựa trên những dữ liệu thực tế, thầy Long đã có bài nghiên cứu so sánh chính sách phát triển du lịch ở một số nước đã được Văn phòng Quốc hội, Tổng cục Du lịch tham khảo trong quá trình sửa đổi, ban hành Luật Du lịch 2017.

 

 Trong 20 năm hoạt động, PGS Phạm Hồng Long đã hoàn thành 4 đề tài/công trình NCKH; tham gia nghiên cứu 3 đề tài cấp tỉnh, 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ.


 PGS.Tiến Sĩ .Phạm Hồng Long với lưu SV Nhật Bản

Cũng bởi mong muốn cho du lịch nước nhà phát triển nhanh, mạnh, bền vững, các hội thảo khoa học do Khoa Du lịch học dưới sự dẫn dắt của thầy Hồng Long đều hướng đến yếu tố hội nhập quốc tế.

Vừa mới đây, ngày 3 -  4/12/2019, Khoa Du lịch học tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Phát triển du lịch bền vững: Bài học kinh nghiệm cho các nước Đông Nam Á, thu hút 60 học giả của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đến trao đổi, chia sẻ kiến thức, định vị lại vị thế, nhìn nhận vai trò của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

 

“Để hỗ trợ người dân địa phương làm du lịch, nhiều năm nay tôi đã đến Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An để đào tạo, tập huấn cho cộng đồng địa phương kỹ năng giao tiếp ứng xử, cách làm du lịch cộng đồng. Chúng tôi mong muốn gieo được suy nghĩ vào những người tham gia vào các công đoạn sơ khởi nhất của hoạt động du lịch”, PGS Hồng Long nói.           

 
 Để hoạt động du lịch thực sự phát triển bền vững, có chiều sâu văn hóa, thầy giáo Hồng Long thường dặn sinh viên phải đi nhiều, và đi là cách học hỏi nhanh nhất. Như một danh nhân đã nói “Thế giới giống như một cuốn sách, và những ai không đi chỉ đọc có một trang duy nhất”. Hãy đi để lật giở các trang sách. Với tâm thế là sinh viên du lịch, đi không phải là hưởng thụ mà đi là để quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. 
 
 PGS.TS Phạm Hồng Long (thứ 7 từ trái sang ) với anh chị em đồng nghiệp khoa Du lịch
 
 PGS Phạm Hồng Long (đứng ngoài cùng, bên phải) thường dặn sinh viên phải đi nhiều, và đi là cách học hỏi nhanh nhất.

PGS.TS. Thầy Phạm Hồng Long có một đam mê ăn vào máu thịt là chụp ảnh. Do đặc thù ngành đào tạo phải đi nhiều, trải nghiệm thực tế khắp mọi miền đất nước, khắp các quốc gia trên thế giới. Cảm xúc của Thầy trong mỗi chuyến đi đến một vùng đất, gặp gỡ giao lưu với mọi người hay đến một điểm du lịch ….đều được Thầy lưu giữ trong mỗi bức hình. Chụp ảnh không chỉ là để thỏa mãn đam mê riêng mà còn cách thể hiện tình cảm, tình yêu không nói thành lời của vị PGS trẻ tuổi với công việc, với học viên, sinh viên cũng như đồng nghiệp. Ở đó cũng có cả nỗi niềm đau đáu, mong mỏi sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành du lịch nước nhà.

  PGS.TS Phạm Hồng Long ( Ngoài cùng bên trái  ) với anh chị em đồng nghiệp khoa Du lịch
 
Trong hình ảnh có thể có: 12 người, bao gồm Long Hong Pham, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, cây, giày và ngoài trời
  PGS.TS Phạm Hồng Long cùng vợ con và người thân ( Ngoài cùng bên trái  )
 
0   Tổng số:
http://www.didulich.net/tet-viet-nam">Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • "Cuộc đời là những chuyến đi" và người Thầy là Phó giáo sư duy nhất ngành du lịch năm 2019

    PGS. TS Phạm Hồng Long - Trưởng Khoa Du lịch học trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội là người đam mê dịch chuyển, đi nhiều và thích khám phá những hằng số văn hóa và tự nhiên.

    Cậu học trò đam mê du lịch sinh thái

    Là một trong 349 nhà giáo được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2019 và là PGS duy nhất ngành du lịch, thầy Phạm Hồng Long cho rằng đây là sự ghi nhận của Nhà nước đối với những đóng góp không của chỉ cá nhân trong đào tạo và nghiên cứu, mà còn là nỗ lực của tập thể Khoa Du lịch học và uy tín học thuật nhà trường.

    “Tôi tự hào là một trong những người được đào tạo bài bản về du lịch, thuộc thế hệ đầu tiên được học du lịch ở trong nước và sau này có điều kiện học lên thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Chức danh PGS là niềm vinh dự và đồng thời đặt lên vai tôi trọng trách thúc đẩy đào tạo và nghiên cứu du lịch của Khoa Du lịch học xứng tầm là một trong những cơ sở giáo dục về du lịch dẫn đầu cả nước và vươn tầm khu vực, thế giới”, tân PGS Hồng Long cho hay.

     PGS.TS Phạm Hồng Long với SV Du lịch

    PGS.TS Phạm Hồng Long đam mê du lịch sinh thái từ khi còn học cấp THPT. Tình yêu dành cho du lịch của cậu học trò quê gốc Hải Phòng bắt đầu từ xuất thân gia đình làm lâm nghiệp. Vì thế, khi là sinh viên năm cuối ngành du lịch, cậu đã chọn Vườn Quốc gia Ba Bể là điểm đến đầu tiên trong hành trình nghiên cứu khoa học (NCKH)...

    Khi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Du lịch học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, với sự hỗ trợ của chuyên gia Úc, thầy giáo trẻ Hồng Long cho ra đời công trình NCKH mang tên “Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Ba Bể”, được sử dụng trong kỷ yếu hội nghị khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa.

     
     Sau này, khi có điều kiện tham gia các chuyến điền dã, nghiên cứu thực địa ở nhiều điểm du lịch trong cả nước, thầy giáo trẻ Phạm Hồng Long vẫn tiếp tục đi sâu nghiên cứu về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững. Thầy Hồng Long đã nghiên cứu rất sâu về hiện trạng quy hoạch và quản lý ở một số vườn quốc gia Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Cát Tiên, Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng...
     
     

    Kết nối với nước ngoài để phát triển du lịch bền vững

    Nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu du lịch, cộng với học thạc sĩ ngành Quản trị Du lịch ở Malaysia và tiến sĩ Du lịch tại Nhật Bản nên PGS Phạm Hồng Long hiểu rõ những vấn đề của ngành du lịch nước nhà. Có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn cho GDP trong cả nước; tuy nhiên, du lịch Việt đang phát triển “nóng”, chú trọng nhiều về số lượng khách du lịch. Du khách nước ngoài đến Việt Nam có số ngày gần như các nước trong khu vực nhưng trung bình chi tiêu chỉ khoảng 96 USD/ngày, trong khi tại Thái Lan cao gần gấp đôi.

     
     

    Xác định phát triển du lịch phải hài hòa 3 chiều cạnh: Kinh tế - văn hóa - xã hội, thầy giáo Hồng Long thiên về các công trình nghiên cứu du lịch bền vững. Dựa trên những dữ liệu thực tế, thầy Long đã có bài nghiên cứu so sánh chính sách phát triển du lịch ở một số nước đã được Văn phòng Quốc hội, Tổng cục Du lịch tham khảo trong quá trình sửa đổi, ban hành Luật Du lịch 2017.

     

     Trong 20 năm hoạt động, PGS Phạm Hồng Long đã hoàn thành 4 đề tài/công trình NCKH; tham gia nghiên cứu 3 đề tài cấp tỉnh, 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ.


     PGS.Tiến Sĩ .Phạm Hồng Long với lưu SV Nhật Bản

    Cũng bởi mong muốn cho du lịch nước nhà phát triển nhanh, mạnh, bền vững, các hội thảo khoa học do Khoa Du lịch học dưới sự dẫn dắt của thầy Hồng Long đều hướng đến yếu tố hội nhập quốc tế.

    Vừa mới đây, ngày 3 -  4/12/2019, Khoa Du lịch học tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Phát triển du lịch bền vững: Bài học kinh nghiệm cho các nước Đông Nam Á, thu hút 60 học giả của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đến trao đổi, chia sẻ kiến thức, định vị lại vị thế, nhìn nhận vai trò của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

     

    “Để hỗ trợ người dân địa phương làm du lịch, nhiều năm nay tôi đã đến Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An để đào tạo, tập huấn cho cộng đồng địa phương kỹ năng giao tiếp ứng xử, cách làm du lịch cộng đồng. Chúng tôi mong muốn gieo được suy nghĩ vào những người tham gia vào các công đoạn sơ khởi nhất của hoạt động du lịch”, PGS Hồng Long nói.           

     
     Để hoạt động du lịch thực sự phát triển bền vững, có chiều sâu văn hóa, thầy giáo Hồng Long thường dặn sinh viên phải đi nhiều, và đi là cách học hỏi nhanh nhất. Như một danh nhân đã nói “Thế giới giống như một cuốn sách, và những ai không đi chỉ đọc có một trang duy nhất”. Hãy đi để lật giở các trang sách. Với tâm thế là sinh viên du lịch, đi không phải là hưởng thụ mà đi là để quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. 
     
     PGS.TS Phạm Hồng Long (thứ 7 từ trái sang ) với anh chị em đồng nghiệp khoa Du lịch
     
     PGS Phạm Hồng Long (đứng ngoài cùng, bên phải) thường dặn sinh viên phải đi nhiều, và đi là cách học hỏi nhanh nhất.

    PGS.TS. Thầy Phạm Hồng Long có một đam mê ăn vào máu thịt là chụp ảnh. Do đặc thù ngành đào tạo phải đi nhiều, trải nghiệm thực tế khắp mọi miền đất nước, khắp các quốc gia trên thế giới. Cảm xúc của Thầy trong mỗi chuyến đi đến một vùng đất, gặp gỡ giao lưu với mọi người hay đến một điểm du lịch ….đều được Thầy lưu giữ trong mỗi bức hình. Chụp ảnh không chỉ là để thỏa mãn đam mê riêng mà còn cách thể hiện tình cảm, tình yêu không nói thành lời của vị PGS trẻ tuổi với công việc, với học viên, sinh viên cũng như đồng nghiệp. Ở đó cũng có cả nỗi niềm đau đáu, mong mỏi sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành du lịch nước nhà.

      PGS.TS Phạm Hồng Long ( Ngoài cùng bên trái  ) với anh chị em đồng nghiệp khoa Du lịch
     
    Trong hình ảnh có thể có: 12 người, bao gồm Long Hong Pham, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, cây, giày và ngoài trời
      PGS.TS Phạm Hồng Long cùng vợ con và người thân ( Ngoài cùng bên trái  )
     
    0   Tổng số: