Điểm nhấn du lịch truyền thống lịch sử tại Long An Điểm nhấn du lịch truyền thống lịch sử tại Long An Long An là mảnh đất anh hùng với nhiều chiến công vang dội trong cả thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn tỉnh là nơi ghi dấu nhiều chiến công, sự kiện hào hùng và trở thành điểm đến được quan tâm, đây cũng là những tiềm năng du lịch của tỉnh nhà. Thu hút khách du lịch Toàn tỉnh hiện có 125 DTLS và 3 công trình văn hóa có tính lịch sử. Với hệ thống di tích phong phú về nội dung và loại hình, Long An có lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các khu di tích. Giám đốc Trung tâm Thông tin, Xúc tiến du lịch (TTTTXLDL) - Đỗ Thị Kim Dung nhận định: “DTLS là một tài nguyên du lịch nhân văn, tạo nên sự đa dạng cho du lịch Long An, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các DTLS trên địa bàn tỉnh bước đầu được khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống và tham quan du lịch”. Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" là điểm đến được nhiều du khách quan tâm Tuyến du lịch đường sông vốn là điểm nhấn mới mẻ của du lịch Long An, điểm đến được thiết kế trong các tour xuôi đôi dòng Vàm Cỏ đều gắn với các DTLS hoặc các công trình văn hóa có tính lịch sử trên địa bàn tỉnh: Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc",… Ngoài ra, tour du lịch dành cho phân khúc học sinh, sinh viên do các công ty lữ hành thiết kế theo hướng Bến Lức, Đức Hòa cũng gắn với điểm đến là DTLS: Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa,... Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số lượng khách đến các khu di tích ngày càng tăng. Năm 2022, có 150.000 lượt khách tham quan và tham gia các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Trong quí I/2023, lượng khách đến thăm các khu di tích là 86.000 lượt. Trong đó, các điểm đến như Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa, Khu DTLS Cách mạng tỉnh, Khu DTLS Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc",... thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu. Khai thác thế mạnh sẵn có Mỗi khu DTLS trên địa bàn tỉnh đều có những điểm nhấn nổi bật và khác biệt. Nếu Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo gắn liền với chiến công oai hùng của anh hùng Nguyễn Trung Trực, có địa thế đặc biệt thuận lợi cùng khuôn viên rộng, cảnh quan mát mẻ thì Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" lại thu hút bởi khu vực trưng bày 8 hộp hình theo 8 chuyên đề về những chiến công đặc trưng, dấu ấn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nổi bật với các công trình phụ trợ như thư viện Nguyễn Hữu Thọ, khu vực trưng bày, bán sản phẩm tiêu biểu của địa phương,... Bên cạnh đó, tại mỗi điểm đến đều có đội ngũ thuyết minh viên chuyên nghiệp túc trực, sẵn sàng phục vụ các đoàn khách đến tham quan kể cả thứ bảy, chủ nhật. Thuyết minh viên Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo - Nguyễn Thị Kiều Diễm cho biết: “Chúng tôi có mặt tại khu di tích trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. Vào dịp cuối tuần, khi các đoàn đến có báo trước, chúng tôi cũng đón tiếp như bình thường. Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo có lợi thế thuận lợi cả đường bộ và đường sông nên nhận được sự quan tâm của du khách, đặc biệt trong lễ kỷ niệm ngày hy sinh của cụ Nguyễn, rất đông người dân và du khách về đây viếng cụ”. Di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ vừa được xây dựng, chuẩn bị đưa vào khai thác Không chỉ vậy, các cấp chính quyền trong tỉnh đều rất quan tâm đến việc đầu tư tu bổ, xây dựng các khu DTLS, gắn liền với phát triển du lịch. Với sự quan tâm đó, hầu hết khu DTLS của tỉnh đều được đầu tư xây dựng khang trang, đường giao thông cơ bản thuận tiện, dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác về cả đường sông lẫn đường bộ. Đó là một trong những lợi thế quan trọng trong việc thu hút du khách của các khu DTLS trong địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỉnh phân bổ kinh phí cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch với tổng nguồn vốn gần 54 tỉ đồng với các hạng mục: Xử lý sạt lở bảo vệ DTLS Miễu ông Bần Quỳ, bồi thường giải phóng mặt bằng Khu di tích Bình Tả, Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu, Khu DTLS Rừng tràm Bà Vụ. Bên cạnh các dự án đang đầu tư, khai thác, Long An còn nhiều dự án đang kêu gọi nhà đầu tư: Điểm du lịch Đồn Rạch Cát, khu Lâm viên Thanh niên, Khu DTLS Cách mạng tỉnh, Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Khu DTLS Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ, Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Nhằm thúc đẩy việc kêu gọi đầu tư, ngành Du lịch đang nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, TTTTXLDL cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn du khách: Triển khai hệ thống mã QR, tập huấn cho hướng dẫn viên tại điểm,... Đưa du lịch Long An đến gần du khách Những năm trở lại đây, nhất là sau khi ngành Du lịch được khởi động lại sau dịch Covid-19, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác quảng bá du lịch. Bằng nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ, du lịch Long An đang từng bước đến gần du khách hơn. Trong xu thế chuyển đổi số, ngành Du lịch tỉnh tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quảng bá du lịch. Sự vận hành hiệu quả của Bản đồ số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch bước đầu giúp du khách phần nào hiểu rõ về du lịch Long An. “Thông qua việc quét mã QR cũng như các video về du lịch Long An, du khách sẽ có cái nhìn tương đối toàn diện và chân thực về du lịch tỉnh nhà. Chúng tôi đã tổ chức tập huấn và đang kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp du lịch tham gia đóng góp, quảng bá về dịch vụ của mình trên Bản đồ số, giúp du khách có thể cập nhật được thông tin chính xác, nhanh chóng khi muốn đến Long An. Sàn giao dịch điện tử cũng trong quá trình xây dựng, sẽ sớm đưa vào vận hành, du khách có thể tìm, mua mọi sản phẩm nổi bật của Long An ở đó” - Giám đốc TTTTXLDL - Đỗ Thị Kim Dung cho biết. Long An tham gia Ngày hội Du lịch TP.HCM (Ảnh: TTTTXTDL) Ngoài ứng dụng công nghệ số, ngành Du lịch tỉnh cũng đẩy mạnh hoạt động quảng bá thông qua việc tham gia các hội chợ xúc tiến du lịch. Đó là cơ hội để các sản phẩm du lịch Long An tiếp cận các doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư, du khách,... Xác định sản phẩm du lịch Long An mang tính khác biệt và thu hút với thị trường miền Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc, TTTTXLDL đẩy mạnh tham gia các hội chợ xúc tiến tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các gian hàng của Long An tại Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh và Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam là dịp để du lịch tỉnh nhà kết nối với các doanh nghiệp lữ hành, chung tay phát triển sản phẩm, xây dựng tour, tuyến khai thác tối đa tiềm năng du lịch và phù hợp với thị hiếu của du khách. Dự kiến mẫu túi được đề xuất là sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mang đặc trưng văn hóa Long An (Ảnh: TTTTXTDL) Bên cạnh việc thúc đẩy quảng bá, Long An còn đẩy mạnh xuất bản các ấn phẩm quảng bá du lịch tỉnh, thiết kế, sản xuất mẫu sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mang đặc trưng văn hóa Long An, sử dụng làm quà tặng lưu niệm, bán tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh./. Quế Lâm Báo Long An online - baolongan.vn - Đăng ngày 28/4/2023 Long An là mảnh đất anh hùng với nhiều chiến công vang dội trong cả thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn tỉnh là nơi ghi dấu nhiều chiến công, sự kiện hào hùng và trở thành điểm đến được quan tâm, đây cũng là những tiềm năng du lịch của tỉnh nhà. Thu hút khách du lịch Toàn tỉnh hiện có 125 DTLS và 3 công trình văn hóa có tính lịch sử. Với hệ thống di tích phong phú về nội dung và loại hình, Long An có lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các khu di tích. Giám đốc Trung tâm Thông tin, Xúc tiến du lịch (TTTTXLDL) - Đỗ Thị Kim Dung nhận định: “DTLS là một tài nguyên du lịch nhân văn, tạo nên sự đa dạng cho du lịch Long An, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các DTLS trên địa bàn tỉnh bước đầu được khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống và tham quan du lịch”. Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" là điểm đến được nhiều du khách quan tâmTuyến du lịch đường sông vốn là điểm nhấn mới mẻ của du lịch Long An, điểm đến được thiết kế trong các tour xuôi đôi dòng Vàm Cỏ đều gắn với các DTLS hoặc các công trình văn hóa có tính lịch sử trên địa bàn tỉnh: Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc",… Ngoài ra, tour du lịch dành cho phân khúc học sinh, sinh viên do các công ty lữ hành thiết kế theo hướng Bến Lức, Đức Hòa cũng gắn với điểm đến là DTLS: Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa,...Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số lượng khách đến các khu di tích ngày càng tăng. Năm 2022, có 150.000 lượt khách tham quan và tham gia các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Trong quí I/2023, lượng khách đến thăm các khu di tích là 86.000 lượt. Trong đó, các điểm đến như Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa, Khu DTLS Cách mạng tỉnh, Khu DTLS Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc",... thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu.Khai thác thế mạnh sẵn cóMỗi khu DTLS trên địa bàn tỉnh đều có những điểm nhấn nổi bật và khác biệt. Nếu Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo gắn liền với chiến công oai hùng của anh hùng Nguyễn Trung Trực, có địa thế đặc biệt thuận lợi cùng khuôn viên rộng, cảnh quan mát mẻ thì Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" lại thu hút bởi khu vực trưng bày 8 hộp hình theo 8 chuyên đề về những chiến công đặc trưng, dấu ấn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nổi bật với các công trình phụ trợ như thư viện Nguyễn Hữu Thọ, khu vực trưng bày, bán sản phẩm tiêu biểu của địa phương,...Bên cạnh đó, tại mỗi điểm đến đều có đội ngũ thuyết minh viên chuyên nghiệp túc trực, sẵn sàng phục vụ các đoàn khách đến tham quan kể cả thứ bảy, chủ nhật. Thuyết minh viên Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo - Nguyễn Thị Kiều Diễm cho biết: “Chúng tôi có mặt tại khu di tích trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. Vào dịp cuối tuần, khi các đoàn đến có báo trước, chúng tôi cũng đón tiếp như bình thường. Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo có lợi thế thuận lợi cả đường bộ và đường sông nên nhận được sự quan tâm của du khách, đặc biệt trong lễ kỷ niệm ngày hy sinh của cụ Nguyễn, rất đông người dân và du khách về đây viếng cụ”. Di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ vừa được xây dựng, chuẩn bị đưa vào khai thácKhông chỉ vậy, các cấp chính quyền trong tỉnh đều rất quan tâm đến việc đầu tư tu bổ, xây dựng các khu DTLS, gắn liền với phát triển du lịch. Với sự quan tâm đó, hầu hết khu DTLS của tỉnh đều được đầu tư xây dựng khang trang, đường giao thông cơ bản thuận tiện, dễ dàng kết nối với các điểm du lịch khác về cả đường sông lẫn đường bộ. Đó là một trong những lợi thế quan trọng trong việc thu hút du khách của các khu DTLS trong địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỉnh phân bổ kinh phí cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch với tổng nguồn vốn gần 54 tỉ đồng với các hạng mục: Xử lý sạt lở bảo vệ DTLS Miễu ông Bần Quỳ, bồi thường giải phóng mặt bằng Khu di tích Bình Tả, Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu, Khu DTLS Rừng tràm Bà Vụ.Bên cạnh các dự án đang đầu tư, khai thác, Long An còn nhiều dự án đang kêu gọi nhà đầu tư: Điểm du lịch Đồn Rạch Cát, khu Lâm viên Thanh niên, Khu DTLS Cách mạng tỉnh, Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Khu DTLS Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ, Khu DTLS Ngã tư Đức Hòa, Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".Nhằm thúc đẩy việc kêu gọi đầu tư, ngành Du lịch đang nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, TTTTXLDL cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn du khách: Triển khai hệ thống mã QR, tập huấn cho hướng dẫn viên tại điểm,...Đưa du lịch Long An đến gần du kháchNhững năm trở lại đây, nhất là sau khi ngành Du lịch được khởi động lại sau dịch Covid-19, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác quảng bá du lịch. Bằng nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ, du lịch Long An đang từng bước đến gần du khách hơn.Trong xu thế chuyển đổi số, ngành Du lịch tỉnh tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quảng bá du lịch. Sự vận hành hiệu quả của Bản đồ số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch bước đầu giúp du khách phần nào hiểu rõ về du lịch Long An. “Thông qua việc quét mã QR cũng như các video về du lịch Long An, du khách sẽ có cái nhìn tương đối toàn diện và chân thực về du lịch tỉnh nhà. Chúng tôi đã tổ chức tập huấn và đang kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp du lịch tham gia đóng góp, quảng bá về dịch vụ của mình trên Bản đồ số, giúp du khách có thể cập nhật được thông tin chính xác, nhanh chóng khi muốn đến Long An. Sàn giao dịch điện tử cũng trong quá trình xây dựng, sẽ sớm đưa vào vận hành, du khách có thể tìm, mua mọi sản phẩm nổi bật của Long An ở đó” - Giám đốc TTTTXLDL - Đỗ Thị Kim Dung cho biết. Long An tham gia Ngày hội Du lịch TP.HCM (Ảnh: TTTTXTDL)Ngoài ứng dụng công nghệ số, ngành Du lịch tỉnh cũng đẩy mạnh hoạt động quảng bá thông qua việc tham gia các hội chợ xúc tiến du lịch. Đó là cơ hội để các sản phẩm du lịch Long An tiếp cận các doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư, du khách,... Xác định sản phẩm du lịch Long An mang tính khác biệt và thu hút với thị trường miền Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc, TTTTXLDL đẩy mạnh tham gia các hội chợ xúc tiến tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các gian hàng của Long An tại Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh và Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam là dịp để du lịch tỉnh nhà kết nối với các doanh nghiệp lữ hành, chung tay phát triển sản phẩm, xây dựng tour, tuyến khai thác tối đa tiềm năng du lịch và phù hợp với thị hiếu của du khách. Dự kiến mẫu túi được đề xuất là sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mang đặc trưng văn hóa Long An (Ảnh: TTTTXTDL)Bên cạnh việc thúc đẩy quảng bá, Long An còn đẩy mạnh xuất bản các ấn phẩm quảng bá du lịch tỉnh, thiết kế, sản xuất mẫu sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mang đặc trưng văn hóa Long An, sử dụng làm quà tặng lưu niệm, bán tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh./.Quế LâmBáo Long An online - baolongan.vn - Đăng ngày 28/4/2023 Trở về đầu trang Long An di tích lịch sử tiềm năng du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10