Du lịch Bắc Giang - Tiềm năng và định hướng phát triển Du lịch Bắc Giang - Tiềm năng và định hướng phát triển Tỉnh Bắc Giang nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. Có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên với địa hình phong phú, đa dạng, tài nguyên văn hoá, nhân văn đậm đặc… Điều này giúp Bắc Giang có tiềm năng để khai thác phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tại Nghị quyết 112/NQ-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ Bắc Giang về việc phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030. Tỉnh Bắc Giang xác định: phát triển du lịch là trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chú trọng liên kết du lịch và các ngành kinh tế khác tạo nên chuỗi giá trị cho sản phẩm du lịch địa phương. Trên cơ sở quan điểm đó, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 hình thành một số khu du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh có quy mô lớn, tạo sức lan tỏa trở thành khu du lịch quốc gia, xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Giang là điểm đến hấp dẫn của khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu đến đến năm 2025 đón được ít nhất 3 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 3 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 6 nghìn lao động. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế quan trọng và phát triển bền vững; phấn đấu đón được 7,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng 10 nghìn việc làm. Định hướng 5 không gian phát triển du lịch Cụ thể tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển các không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao giải trí gắn với các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch và nhu cầu trong tỉnh, Vùng Thủ đô Hà Nội, các khu vực xung quanh. Ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng (Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Giang- Quảng Ninh- Hà Nội, Hà Nội- Quảng Ninh- Bắc Giang- Hà Nội, Thái Nguyên- Bắc Giang- Quảng Ninh,…) và Trung Quốc. (1) Không gian du lịch Tây Yên Tử (Tả ngạn sông Lục Nam), bao gồm một phần huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động - khu vực phía Đông tỉnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, kết hợp du lịch cộng đồng, phân bố không gian các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng chính. (2) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí (Hữu ngạn sông Lục Nam, tả ngạn sông Thương), gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giamg - khu vực phía Đông Bắc tỉnh. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thể thao giải trí gắn với cảnh quan sinh thái hồ, rừng, kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng vườn đồi cây ăn quả đặc sản. (3) Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía Tây Bắc tỉnh. Phát triển du lịch thăm quan di tích lịch sử, văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, cộng đồng, ẩm thực đặc sản. Phân bố không gian các khu vực tập trung du lịch. (4) Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử ATK (Nam hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh. Phát triển du lịch văn hóa nghệ thuật, thăm quan di tích, đình chùa gắn với an toàn khu; làng nghề, du lịch sinh thái, thể thao giải trí gắn với không gian cảnh quan sinh thái vùng đồng bằng xen gò đồi sông Cầu, sông Thương. (5) Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng (tả ngạn sông Cầu, tả - hữu sông Thương), bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng - khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh; Phát triển du lịch văn hóa, thể thao giải trí, du lịch mua sắm, ẩm thực, trung tâm cung ứng các dịch vụ du lịch, kết nối thu, phát, trung chuyển các tua du lịch trong tỉnh và liên vùng, du lịch nghỉ dưỡng, tể thao, vui chơi giải trí gắn với núi Nham Biền, đồi Quảng Phúc. Các khu vực tập trung hoạt động du lịch. Định hướng đến năm 2030, tập trung các giải pháp quy hoạch Quy hoạch khu du lịch rừng Sơn Động gắn với du lịch biển Hạ Long; khu du lịch Tây Yên Tử, gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; khu du lịch cấp Quốc gia từ các khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử huyện Sơn Động đến khu du lịch sinh thái Suối Mỡ huyện Lục Nam; Chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào quy hoạch khu du lịch cấp quốc gia. Quy hoạch khu du lịch vui chơi, giải trí, thể thao (golf) gắn với dãy núi Nham Biền huyện Yên Dũng, thành phố Bắc Giang. Xây dựng 10 điểm giới thiệu, bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn OCOP tại các khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng hoặc ở vị trí thuận lợi. Ưu tiên dành quỹ đất, các vị trí thuận lợi, để thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực đầu tư cho các dự án lớn về du lịch; xây dựng các tổ hợp khách sạn, resort,hệ thống nhà hàng, siêu thị, trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa du lịch - thương mại. Định hướng phát triển du lịch Bắc Giang đến năm 2030 Bắc Giang sẽ cơ bản hoàn thành các tiêu chí 01 khu du lịch cấp quốc gia, (bao gồm: khu du lịch Tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, điểm du lịch chùa Vĩnh Nghiêm, các điểm di tích gắn với Phật giáo Trúc Lâm bên sườn phía Tây dãy núi Yên Tử...) thuộc địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Nam,Yên Dũng. Tiếp tục xây dựng quy hoạch, mời gọi, thu hút đầu tư 8 sân golf thuộc địa bàn các huyện, thành phố còn lại; công nhận thêm 01 khu du lịch cấp tỉnh (nângtổng số thành 03); công nhận thêm 05 điểm du lịch cộng đồng (nâng tổng số thành 25 điểm) tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Hoàn thành ít nhất 02 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn từ 5 sao. Xây dựng 4 sản phẩm du lịch đặc thù Xác định được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tỉnh Bắc Giang sẽ ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển 04 sản phẩm du lịch chủ lực gồm: (1) Du lịch văn hóa - tâm linh: Tiếp tục xây dựng, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hiện có; đồng thời, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển các điểm khu du lịch Tây Yên Tử, gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; và phục dựng các điểm di tích theo dấu chân Phật Hoàng qua đó, xây dựng phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang. (2) Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng: thu hút đầu tư dự án tại Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn; khu nghỉ dưỡng (resort) đạt tiêu chuẩn 5 sao.. (3) Du lịch vui chơi, giải trí gắn với thể thao golf: Thu hút đầu tư xây dựng khu vui chơi, giải trí, thể thao (golf) gắn với dãy núi Nham Biền huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang và một số sân golf tại huyện Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam. (4) Du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động và Yên Thế. Hy vọng với nhiều giải pháp, nhiều nguồn lực đang được huy động cho công tác phát triển du lịch, Bắc Giang sẽ đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh trong tương lai./. Hà Yến Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Bắc Giang - mybacgiang.vn - Đăng ngày 16/12/2022 Tỉnh Bắc Giang nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. Có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên với địa hình phong phú, đa dạng, tài nguyên văn hoá, nhân văn đậm đặc… Điều này giúp Bắc Giang có tiềm năng để khai thác phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tại Nghị quyết 112/NQ-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ Bắc Giang về việc phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030. Tỉnh Bắc Giang xác định: phát triển du lịch là trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chú trọng liên kết du lịch và các ngành kinh tế khác tạo nên chuỗi giá trị cho sản phẩm du lịch địa phương.Trên cơ sở quan điểm đó, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 hình thành một số khu du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh có quy mô lớn, tạo sức lan tỏa trở thành khu du lịch quốc gia, xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Giang là điểm đến hấp dẫn của khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu đến đến năm 2025 đón được ít nhất 3 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 3 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 6 nghìn lao động. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế quan trọng và phát triển bền vững; phấn đấu đón được 7,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng 10 nghìn việc làm.Định hướng 5 không gian phát triển du lịch Cụ thể tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển các không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao giải trí gắn với các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch và nhu cầu trong tỉnh, Vùng Thủ đô Hà Nội, các khu vực xung quanh. Ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng (Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Giang- Quảng Ninh- Hà Nội, Hà Nội- Quảng Ninh- Bắc Giang- Hà Nội, Thái Nguyên- Bắc Giang- Quảng Ninh,…) và Trung Quốc. (1) Không gian du lịch Tây Yên Tử (Tả ngạn sông Lục Nam), bao gồm một phần huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động - khu vực phía Đông tỉnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, kết hợp du lịch cộng đồng, phân bố không gian các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng chính. (2) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí (Hữu ngạn sông Lục Nam, tả ngạn sông Thương), gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giamg - khu vực phía Đông Bắc tỉnh. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thể thao giải trí gắn với cảnh quan sinh thái hồ, rừng, kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng vườn đồi cây ăn quả đặc sản. (3) Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía Tây Bắc tỉnh. Phát triển du lịch thăm quan di tích lịch sử, văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, cộng đồng, ẩm thực đặc sản. Phân bố không gian các khu vực tập trung du lịch. (4) Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử ATK (Nam hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh. Phát triển du lịch văn hóa nghệ thuật, thăm quan di tích, đình chùa gắn với an toàn khu; làng nghề, du lịch sinh thái, thể thao giải trí gắn với không gian cảnh quan sinh thái vùng đồng bằng xen gò đồi sông Cầu, sông Thương. (5) Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng (tả ngạn sông Cầu, tả - hữu sông Thương), bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng - khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh; Phát triển du lịch văn hóa, thể thao giải trí, du lịch mua sắm, ẩm thực, trung tâm cung ứng các dịch vụ du lịch, kết nối thu, phát, trung chuyển các tua du lịch trong tỉnh và liên vùng, du lịch nghỉ dưỡng, tể thao, vui chơi giải trí gắn với núi Nham Biền, đồi Quảng Phúc. Các khu vực tập trung hoạt động du lịch. Định hướng đến năm 2030, tập trung các giải pháp quy hoạch Quy hoạch khu du lịch rừng Sơn Động gắn với du lịch biển Hạ Long; khu du lịch Tây Yên Tử, gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; khu du lịch cấp Quốc gia từ các khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử huyện Sơn Động đến khu du lịch sinh thái Suối Mỡ huyện Lục Nam; Chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào quy hoạch khu du lịch cấp quốc gia. Quy hoạch khu du lịch vui chơi, giải trí, thể thao (golf) gắn với dãy núi Nham Biền huyện Yên Dũng, thành phố Bắc Giang. Xây dựng 10 điểm giới thiệu, bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn OCOP tại các khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng hoặc ở vị trí thuận lợi. Ưu tiên dành quỹ đất, các vị trí thuận lợi, để thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực đầu tư cho các dự án lớn về du lịch; xây dựng các tổ hợp khách sạn, resort,hệ thống nhà hàng, siêu thị, trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa du lịch - thương mại.Định hướng phát triển du lịch Bắc Giang đến năm 2030 Bắc Giang sẽ cơ bản hoàn thành các tiêu chí 01 khu du lịch cấp quốc gia, (bao gồm: khu du lịch Tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, điểm du lịch chùa Vĩnh Nghiêm, các điểm di tích gắn với Phật giáo Trúc Lâm bên sườn phía Tây dãy núi Yên Tử...) thuộc địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Nam,Yên Dũng. Tiếp tục xây dựng quy hoạch, mời gọi, thu hút đầu tư 8 sân golf thuộc địa bàn các huyện, thành phố còn lại; công nhận thêm 01 khu du lịch cấp tỉnh (nângtổng số thành 03); công nhận thêm 05 điểm du lịch cộng đồng (nâng tổng số thành 25 điểm) tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Hoàn thành ít nhất 02 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn từ 5 sao.Xây dựng 4 sản phẩm du lịch đặc thùXác định được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tỉnh Bắc Giang sẽ ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển 04 sản phẩm du lịch chủ lực gồm: (1) Du lịch văn hóa - tâm linh: Tiếp tục xây dựng, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hiện có; đồng thời, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển các điểm khu du lịch Tây Yên Tử, gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; và phục dựng các điểm di tích theo dấu chân Phật Hoàng qua đó, xây dựng phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang. (2) Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng: thu hút đầu tư dự án tại Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn; khu nghỉ dưỡng (resort) đạt tiêu chuẩn 5 sao.. (3) Du lịch vui chơi, giải trí gắn với thể thao golf: Thu hút đầu tư xây dựng khu vui chơi, giải trí, thể thao (golf) gắn với dãy núi Nham Biền huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang và một số sân golf tại huyện Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam. (4) Du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động và Yên Thế.Hy vọng với nhiều giải pháp, nhiều nguồn lực đang được huy động cho công tác phát triển du lịch, Bắc Giang sẽ đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh trong tương lai./.Hà YếnTrung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Bắc Giang - mybacgiang.vn - Đăng ngày 16/12/2022 Trở về đầu trang Du lịch Bắc Giang phát triển du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10