Chính sách chủ yếu nhất, bao trùm nhất và xuyên suốt nhất của phong kiến Trung Quốc là tìm đủ mọi cách để nhằm xoá bỏ đến tận gốc dấu ấn của nền độc lập và chủ quyền từng in đậm trong tâm khảm của các thế hệ nhân dân ta.
Đất đai của Âu Lạc bị coi là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc
và được cắt đặt thành những đơn vị hành chánh mới :
Về chính trị
- Thời thuộc Tiền Hán (206 TCN-08) : Đất đại của Nam Việt và
Âu Lạc được nhà Tiền Hán gộp lại và gọi chung là Giao Châu. Giao Châu quản lãnh
9 quận, trong đó đất Âu Lạc được chia làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật
Nam. Tuy chỉ có ba quận nhưng Âu Lạc lại có vị trí quan trọng nhất đối với toàn
cõi Giao Châu. Bấy giờ, chức quan đứng đầu Giao Châu là Thứ Sử và chức quan đứng
đầu mỗi quận là Thái Thú. Xét về cấp bậc thì chức Thái Thú nhỏ hơn chức Thứ Sử,
nhưng, chính Thái thú mới là kẻ trực tiếp nắm quyền sinh sát đối với dân.
+ Đất đai của quận giao Chỉ thời Tiền Hán nay đại để tương ứng
với vùng từ tỉnh Ninh Bình trở ra. Bấy giờ, quận Giao Chỉ có tất cả 10 huyện với
746.237 suất đinh (21).
+ Đất đai của quận Cửu Chân thời Tiền Hán nay đại để tương ứng
với tỉnh Thanh Hoá và khu vực phía Bắc của tỉnh Nghệ An. Quận Cửu Chân có tất cả
7 huyện với 166.113 suất đinh (22).
+ Đất đai quận Nhật Nam nay đại để tương ứng với vùng từ Nghệ
An trở vào Nam (23). Quận này quản lãnh 5 huyện với 69.485 suất đinh.
- Thời thuộc Tấn (280 - 420) : Địa giới của toàn cõi Giao Châu
bị thu nhỏ lại, chỉ có một phần của Nam Việt cũ cộng với Âu Lạc và gọi là Giao Châu.
Phần này được chia lại thành 7 quận (25), đó là :
+ Hợp Phố : (quản lãnh 06 huyện).
+ Giao Chỉ : (quản
lãnh 14 huyện).
+ Tân Xương : (quản lãnh 06 huyện).
+ Vũ Bình : (quản lãnh 07 huyện).
+ Cửu Chân : (quản lãnh 07 huyện).
+ Cửu Đức : (quản lãnh 08 huyệt).
+ Nhật Nam : (quản lãnh 05 huyện).
Thời thuộc Nam triều (420 - 542) : Lưu Dục (Tống Vũ Đế : 420-422)
đã cắt đặt tại các đơn vị hành chánh, theo đó thì đất đai của Âu Lạc cũ từ chỗ
chỉ có ba quận đã được chia lại thành tám quận. Tám quận đó là : Giao Chỉ, Long
Biên, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa Xương và một quận nữa thư tịch
cổ của Trung Quốc chép là khuyết danh nên chưa rõ đó là quận nào.
Thời thuộc Tuỳ (602 - 618) : Toàn bộ đất đai Âu Lạc cũ cũng được
nhà Tuỳ chia thành bảy quận nhưng địa giới cũng như tên gọi của từng quận cũng có
khác hơn so với các triều đại trước. Theo ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc thì
tên gọi và số hộ dân cụ thể của cả 7 quận này như sau (26) :
+ Giao Chỉ : (quản lãnh 9 huyện với 30.056 hộ).
+ Cửu Chân : (quản lãnh 7 huyện với 16.135 hộ).
+ Nhật Nam : (quản lãnh 8 huyện với 9.915 hộ).
+ Tị Ảnh : (quản lãnh 4 huyện với 1.815 hộ).
+ Hải Âm : (quản lãnh 4 huyện với 1.100 hộ).
+ Lâm Ấp : (quản lãnh 4 huyện với 1.220 hộ).
+ Ninh Việt : Chưa rõ số huyện và số hộ.
- Thời thuộc Đường : Vào năm 622, triều đình Lý Uyên (Đường Cao
Tổ : 618-626) đã bãi bỏ toàn bộ hệ thống quận huyện cũ và lập ra Giao Châu Đô hộ
Phủ. Năm 679, triều đình Lý Trị (tức Đường Cao Tông : 649-683) đổi Giao Châu Đô
Hộ Phủ thành An Nam Đô Hộ Phủ. Bấy giờ, An Nam Đô Hộ Phủ lãnh 12 châu vùng đồng
bằng cùng 41 châu vùng rừng núi và trung du (gọi là châu Ki Mi - châu ràng buộc
lỏng lẻo). Danh sách 12 châu vùng đồng bằng cụ thể như sau (27) :
+ Giao Châu + Phong Châu
+ Trường Châu + Ái Châu
+ Diễn Châu + Phúc
Lộc Châu
+ Hoan Châu + Lục
Châu
+ Vũ An Châu + Vũ
Nga Châu
+ Thang Châu + Chi
Châu
Trong 12 châu đồng bằng nói trên, có bốn châu nay thuộc lãnh
thổ của Trung Quốc, đó là : Vũ An Châu, Vũ Nga Châu, Thang Châu và Chi Châu. Về
các châu Ki Mi, rất tiếc là chúng tôi chỉ thống kê được danh sách dựa theo ghi
chép của thư tịch cổ chứ chưa xác định được vị trí cụ thể so với bản đồ hiện nay.
Danh sách 41 châu Ki Mi cụ thể như sau (28) :
+ Bàng Châu + Long
Vũ Châu
+ Tư Nông Châu + Tân
An Châu
+ Lâm Tây Châu + Vũ Định
Châu
+ Long Châu + Tư
Lăng Châu
+ Môn Châu + Phàn
Đức Châu
+ An Đức Châu + Nam
Đăng Châu
+ Quy Hoá Châu + Tây
Nguyên Châu
+ Vũ Vân Châu + Tư
Quách Châu
+ Đô Kim Châu + Thử Châu
+ Lộc Châu + Dư Châu
+ Kim Long Châu + Đức
Hoá Châu
+ Kim Quách Châu +
Quận Châu
+ Cam Đường Châu +
Quy Châu
+ Lạng Châu + Bình
Nguyên Châu
+ Nam Bình Châu + La Phục
Châu
+ Kha phú Châu + Lang
Mang Châu
+ Đề Thượng + Vạn
Kim Châu
+ Vi Châu + Kim Bưu Châu
+ Vũ Lục Châu + Tín
Châu
+ Tây Bình Châu + Thiêm
Lăng Châu
+ Thượng Tư Châu.
Từ sau năm 619, nhà Đường còn tiến hành chia đặt lại đơn vị
hành chánh khá nhiều lần nữa, nhưng, đo sự thay đổi không lớn nên không cần thiết
phải liệt kê ra. Như vậy là với việc xoá hẳn quốc hiệu và liên tiếp cho chia đặt
lại các đơn vị hành chánh, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã bộc lộ rất rõ
ý định quyết thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của nhân dân ta, quyết biến nước ta
thành một địa phương của Trung Quốc. Có thấy hết bản chất xấu xa của mưu đồ
chính trị này chúng ta mới có thể thấy hết tài năng phi phàm của các bậc danh tướng
thời Bắc thuộc - những người con ưu tú đã biết khơi dậy ý thức về cội nguồn của
xã hội ngỡ như đã vĩnh viễn bị chôn vùi.
Để tăng cường sức mạnh chính trị cho các chính quyến đô hộ,
luật pháp Trung Quốc đã nghiễm nhiên được áp dụng ở Âu Lạc. Thứ luật pháp áp đặt
và hoàn toàn xa lạ đó luôn luôn được giai cấp thống trị coi là vũ khí lợi hại của
chúng đối với toàn thể xã hội ta lúc bấy giờ.
Về quân sự
Chính sách quan trọng nhất và xuyên suốt nhất của các triều
đại phong kiến Trung Quốc đô hộ là sẵn sàng đàn áp mọi phong trào đấu tranh của
nhân dân ta một cách đẫm máu. Để thực hiện chính sách này, hai biện pháp lớn đã
được các chính quyền đô hộ gấp rút tiến hành. Một là xây dựng một hệ thống
thành luỹ thật dày đặc. Vì lẽ này mà vào năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh tan quân
đô hộ nhà Đông Hán và chiếm được những 65 thành trì. Hai là duy trì một đội
quân thường trực thật hùng hậu. Đầu thời Đông Hán, dù toàn cõi Âu Lạc cũ chỉ mới
có khoảng một triệu suất đinh (29) nhưng tổng số quân đội thường trực của chính
quyền đô hộ đã lên tới tổng số 12,000 tên. Các triều đại phong kiến Trung Quốc
sau nhà Đông Hán cũng đều quyết tâm duy trì một lực lượng quân đội thường trực
hùng hậu tương tự như thế. Cũng cần nói thêm rằng, quân đội thường trực đã quá
đông mà mỗi khi cần tiến hành đàn áp bất cứ một cuộc khởi nghĩa nào, chính quyền
đô hộ ở Âu Lạc lại còn nhanh chóng được nhận thêm đông đảo viện binh do triều
đình trung ương điều động từ Trung Quốc đến. Xin nêu hai ví dụ cụ thể :
Năm 43, triều đình Hán Quang Vũ (25-57) sai Mã Viện đem
20.000 quân đi đàn áp nghĩa binh của Hai Bà Trưng.
Năm 248, triều đình Ngô Đại Đế (229-252) đã sai Lục Dận đem 8.000
quân đi đàn áp nghĩa binh của Bà Triệu.
Nhà Lương (502-557) khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và nhà
Đường (618-907) khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, của
Mai Thúc Loan, Phùng Hưng hay Dương Thanh cũng đều điều động những lực lượng đi
cứu viện có quân số áp đảo.
Nhìn chung, chính quyền đô hộ là chính quyền quân sự. Rất
nhiều quan đô hộ cũng chính là những tướng lĩnh từng trực tiếp cầm quân và giàu
kinh nghiệm trận mạc. Sức mạnh của các chính quyền đô hộ đều được xây dựng chủ
yếu là dựa vào sức mạnh của vũ khí và của lực lượng vũ trang. Các biện pháp thống
trị cũng đều mang nặng kiểu cách quân sự.
Về kinh tế
Chính sách chung nhất của tất cả các triều đại phong kiến Trung
Quốc đô hộ là ra sức vơ vét tài nguyên và của cải trên đất nước ta. Phương thức
thực hiện phổ biến và lâu dài nhất của chúng chính là thu cống phẩm. Từ những gì
quý nhất, hiếm nhất, tốt nhất và đẹp nhất... cho đến những gì dẫu là bình thường
nhưng thiết thực thì cũng đều bị coi là sản phẩm buộc phải cống nạp. Ở vùng rừng
núi và trung du, đó là gỗ quý, khoáng sản, hương liệu, chim lạ thú hiếm.
Ở vùng đồng bằng, đó là những đặc sản nông nghiệp và thủ công
nghiệp. Ở vùng ven biển và hải đảo, đó là các loại hải sản quý, san hô, ngọc trai...
Ngoài ra, chính bản thân con người (nhất là thợ thủ công lành nghề, tráng đinh khoẻ
mạnh và phụ nữ) cũng nằm trong danh sách các loại cống phẩm nhất thiết phải có.
Để có căn cứ phục vụ cho việc thu cống phẩm, chính quyền đô hộ đã tiến hành kê biên
hộ khẩu và thống kê dân đinh. Ngay dưới thời Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà), tổng số
dân đinh của riêng hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đã được ghi rõ là 400.000 người
(32). Từ thời Hán trở đi, tất cả những gì là đặc sản luôn được chú ý vơ vét nhiều
nhất. Xin được nêu vài ví dụ cụ thể :
Nhà Hán đặt hai chức quan mới, đó là Tu Quan (chuyên thu hoa
quả cùng các thứ thực phẩm ngon) và Quất Quan (chuyên thu cây quýt và quả quýt)
(33).
Hán Vũ Đế (141-87 TCN) còn cho quan lại sang Giao Chỉ để thu
giống cây quý đem về Trung Quốc trồng. Chính Hán Vũ Đế đã Cho xây Phù Lệ Cung (cung
điện có vườn dành riêng để trồng cây vải lấy từ Giao Chỉ về) nhưng, trồng được
100 cây thì chẳng mấy chốc, cả 100 cây đều chết (34).
Vào năm 262, Ngô Cảnh Đế (258-264) buộc dân ta phải nạp 3000
con chim công, khiến cho thiên hạ ai ai cũng oán hận (35).
Từ thời Đường trở đi, phép Tô - Dung - Điệu được áp dụng. Tô
là phần sản phẩm nông nghiệp mà những dân đinh cày ruộng công phải đóng góp. Dưng
là số ngày đi làm không công (chủ yếu là tạp dịch) mà tất cả mọi người phải thực
hiện. Điệu là số sản phẩm thủ công mà xã hội ta phải dâng tiến (thường được quy
theo giá tương ứng với tơ hoặc lụa).
Về hình thức, phép Tô - Dung - Điệu tuy chưa rạch ròi như chế
độ thuế khoá nhưng cũng có vẻ như đã có phần tiến bộ hơn việc thu cống phẩm,
tuy nhiên, đó chỉ là về hình thức. Về thực chất thì lúc bấy giờ, phép Tô - Dung
- Điệu dược đồng thời áp dụng chứ không hề thay thế cho chế độ thu cống phẩm. Mức
đóng góp của nhân dân vì thế mà ngày càng trở nên nặng nề. Đây chính là nguyên
nhân trực tiếp và cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt
những cuộc.khởi nghĩa lớn nhỏ.
Về xã hội
Vào thời Bắc thuộc, hàng loạt người Trung Quốc đã tìm đường di
cư đến nước ta. Họ ra đi bởi những lí do rất riêng của mình nhưng điều đáng nói
là chính quyền đô hộ đã tỏ ra rất thống nhất trong chính sách chung là tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho những cuộc di cư đó. Nếu cần phân loại để dễ theo dõi thì chúng
ta có thể chia dân Trung Quốc di cư đến nước ta trong thời Bắc thuộc thành ba nhóm
chính :
Nhóm thứ nhất gồm khá đông dân nghèo của Trung Quốc, do không
chịu nối ách áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến thống trị nên họ đành
phải từ bỏ quê cha đất tổ để đi kiếm sống. Một bộ phận không nhỏ của nhóm thứ nhất
này đã định cư tại Âu Lạc và dần dần bị Việt hoá, họ tự nhận mình là người Việt
và thực tế cũng cho thấy là phần lớn trong số họ đã sống đầy trách nhiệm với xứ
sở mới như tất cả những người Việt khác. Đại diện tiêu biểu cho nhóm thứ nhất này
có lẽ là Lý Bí (hay Lý Bôn).
Nhóm thứ hai gồm đội ngũ những Nho sĩ Trung Quốc do bất đắc
chí nên đã tự tìm đường đến Âu Lạc và coi Âu Lạc chính là đất dung thân. Vào thời
nhà Hán, có lúc :"Danh sĩ nhà Hán tìm đường lánh nạn đến nước la đông ước chừng
cả trăm người" . Nhân vật xứng đáng đại diện cho nhóm thứ hai này có lẽ là
Sĩ Nhiếp (đến lánh nạn vào khoảng cuối thế kỉ II). Sĩ Nhiếp người Thương Ngô, đỗ
Mậu Tài (tức Tú Tài), một thời gian sau khi đến lánh nạn, Sĩ Nhiếp được nhà Hậu
Hán bổ làm Thái Thú quận Giao Chỉ.
Nhóm thứ ba gồm các nhà tu hành Phật giáo và Đạo giáo, họ đã
dừng chân ở Âu Lạc để quảng bá đức tin. Không ít người trong số họ đã gắn bó phần
lớn cuộc đời tu hành của mình với lãnh thổ và với nhân dân Âu Lạc. Về đại diện tiêu
biểu cho các nhà tu hành của Phật giáo, chúng ta có thể kể đến Thiền Sư Vô Ngôn
Thông, người đã đến Âu Lạc vào năm 820 và đã khai sáng ra dòng Thiền Tông Vô Ngôn
Thông (38). Về đại diện tiêu biểu cho các nhà tu hành theo Đạo giáo, chúng ta có
thể kể đến Đổng Phụng và Cát Hồng. Đổng Phụng người Phúc Kiến, đến Âu Lạc vào khoảng
cuối thế kỉ II. Chính Đổng Phụng là người đã cứu Sĩ Nhiếp thoát khỏi cơn bạo bệnh.
Cát Hồng (284-364) (39) là tác giả của BÃO PHÁC TỬ NỘI NGOẠI THIÊN - một tác phẩm
rất có giá trị của Đạo giáo. Cho dẫu những người thuộc nhóm thứ ba đều chỉ biết
trọn đời hi sinh cho lí tưởng tu hành thì trong cuộc sống thực tiễn họ vẫn tham
gia một cách rất tự nhiên vào quá trình từng bước làm thay đổi đần kết cấu xã hội
người Việt.
Về xã hội, điếu quan trọng nhất không phải là quá trình không
ngừng thay đổi về kết cấu mà chính là quá trình liên tục phân hoá và phân cực diễn
ra ngày một sâu sắc. Bấy giờ, hai cực đối kháng đã hình thành và ngày càng không
thể dung hợp với nhau. Cực thứ nhất bao gồm gần như toàn bộ xã hội người Việt bị
mất nước, bị áp bức và bị bóc lột rất nặng nề. Cực thứ hai gồm tất cả quân cướp
nước và bè lũ tay sai tham tàn. Từ hai cực đối kháng rất gay gắt này, hai dòng lịch
sử hoàn toàn khác nhau về chất cũng đã đồng thời xuất hiện và tồn tại. Dòng thứ
nhất là dòng Bắc thuộc, dòng phản ánh bản chất bành trướng và xâm lăng tàn bạo,
dòng bộc lộ rõ ràng tham vọng thiết lập và duy trì cho bằng được nền đô hộ của tất
cả các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với toàn cõi Âu Lạc. Dòng thứ hai là
dòng chống Bắc thuộc, dòng phản ánh tinh thần quật khởi rất ngoan cường của toàn
thể xã hội người Việt yêu nước, dòng bừng bừng khí thế quyết tâm xả thân cứu nước
của hàng loạt những thế hệ khác nhau, dòng kết tinh khí phách hiên ngang thể hiện
trong lời của Hai Bà Trưng :
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
(Thiên Nam ngữ lục)
Đây chính là hai dòng nổi bật nhất, cũng là hai dòng xuyên suốt
nhất. Nắm được diễn tiến chung của cả hai dòng này cũng có nghĩa là đã nắm được
những nội dung mang tính bản chất nhất của lịch sử thời Bắc thuộc. Với ý nghĩa là
một trong những tập của bộ sách mang tên chung là DANH TƯỚNC VIỆT NAM, tập thứ 4
này chỉ xin dừng lại trong phần việc chủ yếu là giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp
của những tướng lĩnh xuất chúng, những đại biểu sáng giá nhất của dòng lịch sử thứ
hai - dòng chống Bắc thuộc. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những thời điểm khác
nhau nhưng điểm chung nhất của tất cả những người con ưu tú ấy là ở chỗ : họ sống
chỉ một đời mà danh thơm thì lưu truyền mãi mãi đến muôn đời.
Nguồn: Danh tướng Việt Nam - tập 4, tác giả Nguyễn Khắc Thuần