Từ năm 179 TCN đến năm 905, Âu Lạc luôn bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng hơn một ngàn năm đó, cũng đã có không ít lần nhân dân Âu Lạc quả cảm vùng lên đấu tranh và cũng đã từng có không ít lần giành được độc lập, nhưng nhìn chung thì tất cả cũng chỉ là những thời gian ngắn ngủi
Thế thượng thiên tân
hòa nạn khổ
Mạc như thất khước
tự do quyền
Hồ Chí Minh
ÂU LẠC BỊ
TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ
Vào cuối thời Tây Chu (5), một .nhãn vật tên
là Trọng (6) đã lập ra nước Tần. Sự kiện
này xảy rạ vào năm 841 TCN. Sau hơn sáu thế kỉ tồn tại và truyền nối được 34 đời,
từ một nước chư hầu rất bình thường nằm ở phía tây của nhà Tây Chu (sau đó là nhà
Đông Chu) (7), nước Tần đã trở thành một trong số bảy nước chư hầu mạnh nhất, sử
thường gọi đó là Chiến Quốc thất hùng (8). Cuối cùng, chính nước Tần đã lần lượt
tiêu diệt hết các nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc và lập ra một đế chế rất hùng
mạnh, đó là nhà Tần. Người đặt nến móng đầu tiên cho sự ra đời của nhà Tần là Tần
Trang Tương Vương (tức Tử Sở) (9), nhưng, người chính thức khai sinh ra đế chế Tần
lại là Tần Thuỷ Hoàng.
Năm 221 TCN, tức là ngay sau khi vừa lập ra
đế chế Tần và xưng là Tần Thuỷ Hoàng, chính Tần Thuỷ Hoàng đã huy động đông đảo
tướng lĩnh cùng với hàng chục vạn quân, ồ ạt đánh xuống vùng Lĩnh Nam, mở dầu cho
cuộc Nam chinh tàn bạo chưa từng thấy. Nền độc lập còn non trẻ của nhà
nước Văn Lang bé nhỏ bị uy hiếp một cách nghiêm trọng.Trước những diễn biến rất
nguy hiểm của tình hình như vậy, đông đảo binh sĩ Văn Lang đã tình nguyện tiến lên
phía Bắc, sát cánh với nhân dân vùng Lĩnh Nam chiến đấu chống kẻ thù chung.
Cuộc hợp lực để chống trả quyết liệt ngoan cường
và đầy hiệu quả đó đã khiến cho 50 vạn quân Tần bị sa lầy, đúng như nhận xét của
nhà sử học Tư Mã Thiên : “Lúc bấy giờ, nhà Tần ở phía Bắc thì mắc hoạ với người
Hồ, ở phía Nam thì mắc hoạ với người Việt, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được,
thoái cũng không xong, trải hơn mười năm, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải
chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta thắt cổ chết trên cây dọc đường, người
chết trông nhau”...
Để cứu nguy cho Đồ Thư, Tần Thuỷ Hoàng liền
sai Nhâm Ngao và Triệu Đà đem thêm mười vạn quân xuống Lĩnh Nam. Chính hai viên
tướng này là những kẻ đã vạch mưu kế đánh xuống Văn Lang hòng chặn đứng sự chi
viện của Văn Lang đối với vùng Lĩnh Nam.
Năm 214 TCN, từ Tượng Quận, quân Tần đã mở
những cuộc tấn công rất dữ dội vào lãnh thổ của Văn Lang. Lúc bấy giờ, Hùng
Vương đã tỏ ra bất lực trước thử thách cam go này, vì thế nhân dân ta đã phải
tự tổ chức lấy cuộc chiến đấu của mình.
Hoài Nam Vương Lưu An cho biết rằng : “Người
Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” và "họ
cùng nhau cử người tuấn kiệt lên làm tướng, đêm đêm ra đánh phá quân Tần”. Kết
quả là họ đã : "Đại phá quân Tấn, giết chết được Đồ Thư” (13).
Năm 210 TCN, Tần Thuỷ Hoàng qua đời, nhà Tần
đã buộc phải huỷ bỏ cuộc Nam chinh. Trong truyền thuyết dân gian của ta có
chuyện Lý Thân tức Lý Ông Trọng. Có lẽ Lý Thân chính là một trong số những "người
tuấn kiệt” của cuộc chiến đấu gian nguy này (14). Thành quả lớn nhất của cuộc kháng
chiến chống Tần chính là sự thay thế Văn Lang bằng quốc gia Âu Lạc mạnh mẽ hơn
(năm 208 TCN) và sự chuyển giao quyền lực rất tự nhiên từ Hùng Vương sang An
Dương Vương.
Tư Mã Thiên cho hay rằng : “kịp khi Tần
Thủy Hoàng chết thì cả thiên hạ nổi lên chống" (15) và, trong số những
người của "thiên hạ nổi lên chống” ấy, ở vùng trung nguyên của nhà Tần thì
mạnh nhất là thế lực của Lưu Bang (16), còn ở khu vực phía Nam của nhà Tần thì hùng
hậu nhất vẫn là thế lực của Triệu Đà (17).
Cùng trong năm 206 TCN, Lưu Bang đã lập ra nhà
Hán còn Triệu Đà thì lập ra nước Nam Việt. Nhìn từ bất cứ góc độ nào thì thực
lực của Lưu Bang cũng mạnh hơn Triệu Đà. Trong mối tương quan thế và lực rất
không có lợi như vậy, con đường duy nhất của Triệu Đà là phái tìm cách mở rộng
lãnh thổ để từng bước xoá dần khoảng cách thế và lực với Lưu Bang. Nước Âu Lạc
láng giềng trở thành mục tiêu bành trướng của Triệu Đà. Năm 183 TCN, tức là
ngay khi vừa xưng Đế, Triệu Đà đã cho quân tràn xuống Âu Lạc, nhưng tất cả các
cuộc tấn công của Triệu Đà trước sau đều bị chặn đứng.
Quân dân Âu Lạc thì kiên cường, thành Cổ Loa
thì vững chắc. kế sách chống đỡ của An Dương Vương thì rất có hiệu quả, cho nên,
quân Nam Việt xâm lăng buộc phải rút lui. Thấy không thể đè bẹp âu Lạc bằng vũ
lực Triệu Đà bèn tìm mọi biện pháp để sắp đặt cho con trai là Trọng Thuỷ kết
hôn với con gái của An Dương Vương là Mị Châu.
Di tích thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên
Sau đó, Triệu Đà lại khôn khéo thuyết phục để
cho Trọng Thuỷ được đến ở rể ngay trong kinh thành Cổ Loa. Cuộc hôn nhân này đã
khiến cho An Dương Vương và Mị Châu mơ hồ, mất cảnh giác.
Năm 179 TCN, Triệu 'Đà đã bất ngờ cho quân
ào ạt tấn công vào âu Lạc. An Dương Vương bị đại bại và nền đô hộ của chính
quyền phong kiến Trung Quốc đối với nước ta bắt đầu được thiết lập kể từ đó.
Trả giá cho sự mơ hồ và mất cảnh giác của
An Dương Vương là cả một quá trình liên tục chiến đấu và hi sinh tài sản cũng
như xương máu của không biết bao nhiêu thế hệ, kéo dài đằng đẵng đến hơn một
ngàn năm (từ năm 179 TCN đến năm 905). Chuyện nỏ thần được mãi mãi lưu truyền bởi
vì chính đó là một bài học lớn của lịch sử :
Tôi kể ngày xưa, chuyện Mị Châu,
Trái tim lẫm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tố
Hữu)
Từ năm 179 TCN đến năm 905, Âu Lạc liên tiếp
bị 9 triều đại Phong kiến Trung Quốc đô hộ (18). Đành rằng triều đại nào cũng có
những bước thăng trầm và không phải lúc nào chúng cũng kiểm soát được Âu Lạc
một cách chặt chẽ, nhưng trên đại thể, chúng ta cũng có thể liệt kê một danh sách
các triều đại cụ thể như sau :
Nam Việt : do Triệu Đà lập ra vào năm 206
TCN, truyền được tất cả 95 năm (từ năm 206 TCN đến năm 111 TCN) với 5 đời nối
nhau trị vì. Năm 179 TCN, Nam Việt đã đánh tan chính quyền của An Dương Vương
rồi thống trị Âu Lạc liên tục trong 68 năm (từ năm 179 TCN đến năm 111 TCN).
Tiền Hán (cũng tức là Tây Hán) : do Lưu Bang
(tức Hán Cao Tổ) lập ra vào năm 206 TCN, truyền được 214 năm (từ 206 TCN đến
năm 08) với 13 đời nối nhau trị vì. Năm 111 TCN, nhà Tiền Hán đã lật nhào được
cơ đồ của Nam Việt và thay Nam Việt thống trị Âu Lạc liên tục trong 119 năm (từ
năm 111 TCN đến năm 08).
Nhà Tân : do Vương Mãng lập ra năm 08, truyền
được 17 năm với hai đời nối nhau trị vì. Nhà Tân đã thay nhà Tiền Hán thống trị
Âu Lạc trong 17 năm (từ năm 08 đến năm 25).
Hậu Hán (cũng tức là Đông Hán) : do Lưu Tú
(tức Hán Quang Vũ) lập ra năm 25 (sau khi tiêu diệt được nhà Tân), truyền được
195 năm với 13 đời nối nhau trị vì. Nhà Hậu Hán thay nhà Tân thống trị Âu Lạc trong
195 năm (từ năm 25 đến năm 220).
Nhà Ngô : do Tôn Quyền (Ngô Đại Đế) lập ra năm
222, truyền được 58 năm với 4 đời nối nhau trị vì. Ngô là một trong ba nước của
thời hỗn chiến Ngô-Thục-Ngụy (sử thường gọi đó là thời Tam Quốc). Trên danh nghĩa
thì nhà Ngô đã thay Hậu Hán (tức Đông Hán) thống trị Âu Lạc liên tục trong 58 năm
(từ năm 222 đến năm 280).
Nhà Tấn : do Tư Mã Viêm (Tấn Vũ Đế) lập ra năm
265 nhưng phải đến năm 280 mới thực sự nắm được quyền chi phối phần lớn lãnh thổ
Trung Quốc. Tuy không liên tục nhưng nhà Tấn cũng truyền được 155 năm với 15 đời
nối nhau trị vì. Trên danh nghĩa thì nhà Tấn đã thay nhà Ngô thống trị Âu Lạc liên
tục trong 140 năm (từ 280 đến 420). Lịch sử nhà Tấn cũng có hai thời kì khác nhau,
đó là Tây Tấn (265-316) và Đông Tấn (317-420).
Nam triều : là các triều ở vùng phía Nam Trung
Quốc trong cuộc hỗn chiến Nam-Bắc triều (420-581). Nam triều gồm có tất cả 4 triều
: Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557) và Trần (557-589) (19). Trên danh
nghĩa thì Nam triều đã thay nhà Tấn thống trị Âu Lạc liên tục trong 122 năm (từ
năm 420 đến năm 542).
Nhà Tuỳ : do Dương Kiên (Tuỳ Văn Đế) lập ra
năm 581, truyền được 37 năm (581-618) với ba đời nối nhau trị vì. Nhà Tuỳ đã đánh
bại Lý Phật Tử, chiếm nước Vạn Xuân rồi thiết lập chính quyền đô hộ trong 16 năm
(từ năm 602 đến năm 618).
Nhà Đường : do Lý Uyên (Đường Cao Tổ) lập
ra năm 618, truyền được 289 năm (618- 907) với tất cả 21 đời nối nhau trị vì.
Trên danh nghĩa, nhà Đường đã thay nhà Tuỳ thống trị nước ta trong 287 năm (từ năm
618 đến năm 905) (20).
Như vậy là từ năm 179 TCN đến năm 905, Âu
Lạc luôn bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. Trong khoảng thời gian
dài đằng đẵng hơn một ngàn năm đó, cũng đã có không ít lần nhân dân Âu Lạc quả
cảm vùng lên đấu tranh và cũng đã từng có không ít lần giành được độc lập,
nhưng nhìn chung thì tất cả cũng chỉ là những thời gian ngắn ngủi.
Gần đây, trên cơ sở phân tích "lực li
tâm chính trị” của các guồng máy chính quyền đô hộ ở Âu Lạc với chính quyền của
triều đình phong kiến trung ương ở Trung Quốc, một số nhà sử học (cả trong cũng
như ngoài nước) đã nêu ra một kết luận rất mới mẻ và cũng rất đáng lưu ý, rằng
lịch sử Việt Nam không hề có hơn một ngàn năm bị Bắc thuộc, mà thời gian thực
sự là Bắc thuộc theo đúng nghĩa của từ này chỉ kéo dài khoảng hơn năm trăm năm.
Theo chúng tôi thì “lực li lâm chính trị” là
một thực tế lịch sử và chính thực tế đó đã khiến cho khá nhiều guồng máy chính
quyền đô hộ được thiết lập trên đất nước ta không còn phản ánh nguyên vẹn ý chí
của triều đình phong kiến trung ương bên Trung Quốc nữa, nhưng, đó cũng quyết
không phải là chính quyền phản ánh ý chí cũng như tâm nguyện của xã hội Âu Lạc.
Cho nên, vấn đề khung niên đại cụ thể của
thời Bắc thuộc là rất cần được xác định lại cho thật đúng, nhưng nếu nói rằng
gần như toàn bộ thời gian kéo dài hơn một ngàn năm (từ năm 179 TCN đến năm 905)
là thời Âu Lạc mất độc lập và chủ quyền thì lại hoàn toàn chính xác. Nói khác
hơn, cho dẫu có không ít lúc chính quyền đô hộ trên đất Âu Lạc không thật sự là
của Trung Quốc thì cũng chớ vì thế mà vội vã kết luận rằng đó là chính quyền
của người Âu Lạc. Ở đâu và của ai bao giờ cũng là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau.
Nguồn Danh tướng Việt Nam - tác giả Nguyễn Khắc Thuần