Thách thức và triển vọng nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Thách thức và triển vọng nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Sáng ngày 25/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng”. Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy phát biểu tại hội thảo Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy, thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam cũng như toàn thế giới phải chứng kiến sự khủng hoảng trầm trọng trước tác động của đại dịch COVID-19. Ở Việt Nam, nhiều đơn vị kinh doanh chỉ hầu như giữ lại lực lượng chủ chốt để duy trì sự vận hành tối thiểu và chuẩn bị cho sự phục hồi trong thời điểm sau đại dịch. Thêm vào đó, từ trước đến nay, nhân lực du lịch của nước ta vẫn luôn được cho là vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ và chất lượng dịch vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự chuyển biến liên tục của ngành. Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy cũng cho rằng, thực tế trên đặt ra nhu cầu phát triển đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao, có khả năng thích ứng dưới tác động đa chiều của các yếu tố kinh tế, an ninh phi truyền thống và xu hướng mới của thời đại công nghệ 4.0 trong quá trình phát triển trong giai đoạn mới. Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch trong việc tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng” nhằm góp phần tìm ra lời giải cho bài toán phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ mới. “Hội thảo sẽ là cơ hội để các vị học giả, chuyên gia, nghiên cứu viên, giảng viên, các nhà quản lý Du lịch cũng như toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý có mặt tại Hội thảo có thể cùng nhau chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và đóng góp của mình để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu và xu hướng mới của thời đại” Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy nhấn mạnh. Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng” Tại Hội thảo các đại biểu đã nghe tham luận “Tổng quan phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam: từ chủ trương chính sách đến thực tiễn”, “Phát triển nguồn du lịch tỉnh Ninh Bình – Những vấn đề đặt ra”, “Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khách du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ mới”, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú du lịch”. Cũng tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng đưa ra ý kiến về thách thức từ nhu cầu đào tạo nhân lực như văn hóa chuyển đổi số trong đào tạo, các trường đại học đang nghề hóa du lịch, thiếu định hướng cho người học, mã ngành đào tạo chưa thật sự xứng đáng trong hệ thống đào tạo; nhân lực ngành Du lịch đang thiếu, cả nhân lực đào tạo, nhân lực quản lý, lao động trực tiếp, cộng đồng dân cư làm du lịch… Đáng chú ý, ThS. Vũ An Dân - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Phát triển du lịch Trường Đại học Mở Hà Nội cho rằng, nhu cầu đào tạo đang gặp phải thách thức từ cách mạng công nghệ 4.0, người máy có thể thay thế lao động, công nghệ hạn chế vai trò của hướng dẫn viên. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. ThS. Vũ An Dân cho rằng người lao động cần học cách sử dụng và làm chủ công nghệ, phải tương tác với cộng nghẹ trí tuệ nhân tạo để thông minh hơn. Các ý kiến khác cũng đề xuất việc thay đổi giải pháp tuyển dụng của doanh nghiệp; chỉ ra cho người lao động thấy được lợi ích từ nghề du lịch; nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhau trong du lịch; định hướng nghề cho sinh viên; xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu… TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch kết luận Hội thảo Kết luận Hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nhận định, tình trạng nhân lực du lịch Việt Nam thiếu và yếu, là thách thức trong giai đoạn hồi phục sau dịch COVID-19. Thông qua chia sẻ của các đại biểu, TS. Nguyễn Anh Tuấn đề xuất một số giải pháp khắc phục như định hướng đào tạo rõ ràng, phân định cơ sở đào tạo đúng đối tượng, đáp ứng yêu cầu. TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng cần có chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cho đào tạo nhân lực, chính sách đãi ngộ cho lao động. “Chương trình đào tạo cần có sự thống nhất về nội dung, cập nhật thường xuyên và phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo phải gắn kết cùng doanh nghiệp; đổi mới yêu cầu tuyển dụng. Cần đánh giá xếp hạng lao động, hướng dẫn viên; nâng cao chất lượng lao động qua đào tại lại và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu” - TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh. Đình Phong Nguồn: Tạp chí Du lịch Sáng ngày 25/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng”. Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy phát biểu tại hội thảoTheo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy, thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam cũng như toàn thế giới phải chứng kiến sự khủng hoảng trầm trọng trước tác động của đại dịch COVID-19. Ở Việt Nam, nhiều đơn vị kinh doanh chỉ hầu như giữ lại lực lượng chủ chốt để duy trì sự vận hành tối thiểu và chuẩn bị cho sự phục hồi trong thời điểm sau đại dịch. Thêm vào đó, từ trước đến nay, nhân lực du lịch của nước ta vẫn luôn được cho là vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ và chất lượng dịch vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự chuyển biến liên tục của ngành. Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy cũng cho rằng, thực tế trên đặt ra nhu cầu phát triển đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao, có khả năng thích ứng dưới tác động đa chiều của các yếu tố kinh tế, an ninh phi truyền thống và xu hướng mới của thời đại công nghệ 4.0 trong quá trình phát triển trong giai đoạn mới.Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch trong việc tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng” nhằm góp phần tìm ra lời giải cho bài toán phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ mới. “Hội thảo sẽ là cơ hội để các vị học giả, chuyên gia, nghiên cứu viên, giảng viên, các nhà quản lý Du lịch cũng như toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý có mặt tại Hội thảo có thể cùng nhau chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và đóng góp của mình để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu và xu hướng mới của thời đại” Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy nhấn mạnh. Hội thảo “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng”Tại Hội thảo các đại biểu đã nghe tham luận “Tổng quan phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam: từ chủ trương chính sách đến thực tiễn”, “Phát triển nguồn du lịch tỉnh Ninh Bình – Những vấn đề đặt ra”, “Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khách du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ mới”, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú du lịch”. Cũng tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng đưa ra ý kiến về thách thức từ nhu cầu đào tạo nhân lực như văn hóa chuyển đổi số trong đào tạo, các trường đại học đang nghề hóa du lịch, thiếu định hướng cho người học, mã ngành đào tạo chưa thật sự xứng đáng trong hệ thống đào tạo; nhân lực ngành Du lịch đang thiếu, cả nhân lực đào tạo, nhân lực quản lý, lao động trực tiếp, cộng đồng dân cư làm du lịch… Đáng chú ý, ThS. Vũ An Dân - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Phát triển du lịch Trường Đại học Mở Hà Nội cho rằng, nhu cầu đào tạo đang gặp phải thách thức từ cách mạng công nghệ 4.0, người máy có thể thay thế lao động, công nghệ hạn chế vai trò của hướng dẫn viên.Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. ThS. Vũ An Dân cho rằng người lao động cần học cách sử dụng và làm chủ công nghệ, phải tương tác với cộng nghẹ trí tuệ nhân tạo để thông minh hơn. Các ý kiến khác cũng đề xuất việc thay đổi giải pháp tuyển dụng của doanh nghiệp; chỉ ra cho người lao động thấy được lợi ích từ nghề du lịch; nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhau trong du lịch; định hướng nghề cho sinh viên; xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu… TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch kết luận Hội thảoKết luận Hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nhận định, tình trạng nhân lực du lịch Việt Nam thiếu và yếu, là thách thức trong giai đoạn hồi phục sau dịch COVID-19. Thông qua chia sẻ của các đại biểu, TS. Nguyễn Anh Tuấn đề xuất một số giải pháp khắc phục như định hướng đào tạo rõ ràng, phân định cơ sở đào tạo đúng đối tượng, đáp ứng yêu cầu. TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng cần có chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cho đào tạo nhân lực, chính sách đãi ngộ cho lao động. “Chương trình đào tạo cần có sự thống nhất về nội dung, cập nhật thường xuyên và phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo phải gắn kết cùng doanh nghiệp; đổi mới yêu cầu tuyển dụng. Cần đánh giá xếp hạng lao động, hướng dẫn viên; nâng cao chất lượng lao động qua đào tại lại và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu” - TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.Đình PhongNguồn: Tạp chí Du lịch Trở về đầu trang nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10