Thành nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa - Thông điệp của tiền nhân Thành nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa - Thông điệp của tiền nhân Tôi đến Thành nhà Hồ đã nhiều lần, nhưng cảm giác không bao giờ cũ. Thành đá uy nghi, trầm mặc luôn hút hồn tôi, tâm trí tôi. Có lẽ, cái đầu tiên đoạt chiếm, chế ngự tâm trí du khách vẫn là sự đồ sộ, kỳ vĩ của tòa thành. Đứng trước tòa thành, con người trở nên nhỏ bé... Với cái nhìn của một nhà quân sự, Hồ Quý Ly đã chọn vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Cũng như mọi kinh thành khác, thành Tây Đô cũng chia làm hai khu: Khu thành nội và khu thành ngoại. <span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""="">Khu thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 10 vạn mét khối đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50 mét bao quanh thành.<span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""=""> Đáng chú ý nhất là khu thành nội, nơi thể hiện nghệ thuật kiến trúc xây ghép đá tuyệt diệu của nhân dân ta ở thế kỷ 14. Cửa nam thành nhà Hồ - Vĩnh Lộc Thanh Hóa <span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""=""><span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""="">Thành được xây trên bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 900 mét, chiều rộng hơn 700 mét và chiều cao trung bình 6-8 mét, dày hơn 4 mét. Mặt thành phía ngoài thẳng đứng được ghép bằng những khối đá xanh, vuông thành sắc cạnh, mỗi phiến đá có độ dài trung bình 1,5 mét, rộng 1 mét và dày 0,8 mét, có phiến dài tới 7 mét, rộng gần tới 2 mét và dày hơn 1 mét, nặng hàng chục tấn. Được xếp chồng lên nhau kiểu chữ Công. Bốn mặt thành có bốn cửa: Cửa Tiền (Cửa Nam), Cửa Hậu (Cửa Bắc), Đông Môn và Tây Giai, xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. Ba cửa Đông Môn, Tây Giai và Cửa Bắc mỗi cửa đều chỉ có một vòm cuốn nhô lên cao hơn mặt tường thành, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai mỗi cửa có chiều rộng 5,8 mét và sâu 14 mét. Cửa Bắc to lớn hơn, phía ngoài dài 22 mét và cao 75 mét, mặt trên là nền đá bằng phẳng, xưa kia có Vọng lâu đài được dựng bằng gỗ mái ngói mà dấu tích còn lại là những hố chôn cột đục trên đá sâu 0,45 mét. Đẹp và lớn hơn cả là cổng thành phía nam (Cửa Tiền) có chiều rộng 38 mét, cao 10 mét, với 3 cửa vòm cuốn lớn, mỗi cửa vòm rộng 5,8 mét, cửa giữa cao 8,5 mét. Hai cửa hai bên cao 7,8 mét, cả ba cửa đều dày khoảng 15 mét, phía trên là mặt đá bằng phẳng, có lầu son gác tía, với chức năng cũng như cửa Ngọ Môn của kinh thành Huế, là nơi nhà vua ngự mỗi khi có những nghi lễ trọng đại. Ở trong thành có các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy, các đền đài, cung điện, nơi vua ngự triều, nơi vua ở, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu, v.v… <span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""=""> Điều đáng ngạc nhiên và khâm phục là công trình kỳ vĩ như vậy lại được hoàn thành chỉ sau ba tháng thi công, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397 đời vua Trần Thuận Tông. Một công trình đồ sộ, mà chưa kể phần đào hào đắp lũy, chỉ riêng việc phá đá, đục đẽo thành những khối đá vuông thành sắc cạnh, vận chuyển, đưa những khối đá nặng hàng chục tấn lên cao hàng chục mét, xây lắp rất chính xác, v.v… trong điều kiện lao động thủ công, cũng đã là điều kinh ngạc biết bao. Do có nhiều di chỉ mới được khai quật nên quần thể Thành ngổn ngang như một đại công trường, một sự ngổn ngang vô cùng quý giá, vô cùng thiêng liêng: Tiếng nói của tiền nhân nằm trong lòng đất hơn sáu mươi thập kỷ đang dần phát lộ, đang hồi rung ngân... Bất giác tôi nhớ tới câu thơ của Nguyễn Trãi “Anh hùng di hận kỷ thiên niên”. Hồ Quý Ly là bậc anh hùng cái thế, và là vạn thế anh hùng, cổ kim đều tôn vinh, nhưng những cải cách quá táo bạo của ông đã khiến “Chính sự phiền hà” bởi vậy mà ông và các con ông đã không tránh khỏi thất bại. Ngay việc xây thành chỉ trong ba tháng, mặc dù được ghi trong chính sử nhưng vẫn để lại cho giới nghiên cứu khoa học nhiều hoài nghi, hậu thế thì ngỡ ngàng dệt thành huyền thoại.<span style="font-size:12.0pt;line-height:107%; font-family:" times="" new="" roman","serif";mso-fareast-font-family:" times="" roman";="" mso-ansi-language:en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""="">Nhưng dù huyền thoại gì, dù “anh hùng di hận kỷ thiên niên”, cha con họ Hồ ôm hận chí cả bất thành, hưng quốc bất đạt đã quá nửa nghìn năm, song những chứng tích tuyệt vời của trí thông minh, tài năng sáng tạo của tiền nhân mãi mãi trường tồn cùng hậu thế. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""="">Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Vĩnh Lộc nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích nổi tiếng có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa... Động Hồ Công, núi Tiến Sỹ nao lòng du khách bởi cảnh đẹp kỳ thú. Nghè Vẹt Phủ Trịnh, chùa Tường Vân (chùa Giáng), chùa Hoa Long, chùa Báo Ân, đền Trần Khát Chân..., rồi đền nàng Bình Khương với tảng đá có vết lõm và truyền thuyết đập đầu kêu oan đầy xúc động... là những địa chỉ khiến du khách không thể chối từ khi đến với vùng đất Bồng, Báo đầy lòng mến khách... <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:normal"><span style="font-size:12.0pt;mso-fareast-font-family: " times="" new="" roman";mso-bidi-font-family:" times="" roman""="">Trên bàn làm việc của Trưởng phòng Văn hóa huyện có một chiếc nón trông rất lạ mắt, đan toàn bằng cật tre. Tôi hỏi chủ nhà: <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">- Nón du lịch sao anh ? <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Trưởng phòng trả lời: <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">- Đúng đó anh <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Rồi anh nói tiếp: <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">- Đây là mẫu sản phẩm du lịch bà con đến xin ý kiến. Trên vành nón sẽ cho in biểu tượng Thành nhà Hồ. Sẽ bán cho du khách làm quà lưu niệm khi về thăm Thành. Nón này được đan bằng cật tre, rất cứng và bền, đương nhiên có thể đội đầu, nhưng chủ yếu người ta treo lên tường như một vật kỷ niệm một lần về thăm thành cổ, di sản văn hóa thế giới... Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Phố Giáng còn có một sản phẩm mà người xứ Thanh không ai không biết, đó là chè lam. Chè lam Phủ Quảng đã thành thương hiệu. (Quảng là Quảng Hóa, một phủ được thành lập thời Minh Mạng, năm 1835 gồm bốn huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Quảng Địa, Thạch Thành). Chè lam Phủ Quảng ai đã ăn một lần khó có thể quên. Cái mùi thơm thơm, vị ngầy ngậy, ngòn ngọt, rắn mà ròn tan... rất quyến rũ. Hẳn là khi Thành nhà Hồ trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, Chè lam Phủ Quảng sẽ có dịp theo chân du khách đi tới mọi miền của đất nước, thậm chí sang cả tới trời tây là cái chắc. <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Ông Vương Văn Việt, khi còn là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong lần làm Trưởng đoàn Việt Nam tại kỳ họp thứ 35 Ủy ban Di sản thế giới (ủy hội UNESCO) tại Paris (Cộng hòa Pháp), không nén nổi vui mừng: "Cái thời khắc mười ba giờ (giờ Paris, tức 18 giờ, giờ Hà Nội) ngày 27 tháng 6 năm 2011 trở nên hết sức thiêng liêng đối với chúng ta, đó là thời khắc tiếng búa quyết ấn của Chủ tịch hội đồng vang lên, đồng nghĩa với cái tên Thành nhà Hồ - Thanh Hóa - Việt Nam chính thức được ấn danh trên nền văn hóa vinh quang của nhân loại. Cũng đồng thời kết thúc tròn sáu năm miệt mài, kiên trì đấu tranh, thuyết phục của chúng ta trên trường quốc tế vì một nền văn hóa Việt rực rỡ. <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Cái giờ thứ 13 ở Paris hình như có duyên nợ với Việt Nam. Nếu tôi nhớ không lầm, thì cũng vào giờ đó ngày 27 tháng giêng năm 1973, tại bàn đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bốn vị ngoại trưởng bốn bên Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã đặt bút ký Hiệp định Paris, ghi nhận sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm." Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Trong quần thể di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, còn có Đàn tế Nam Giao ở núi Đún (đàn tế Trời-Đất, dấu tích kiến trúc cổ nhất hiện còn phần mặt bằng tương đối nguyên vẹn trong lịch sử đàn tế Nam Giao ở nước ta), đã được phục dựng. Giếng Vua đã khơi thông. Dấu tích đường Hoa Nhai, hồ Dục Thúy, hồ Dục Tượng, v.v... đã phát lộ. Kinh đô của một triều đại quá vãng, lầm lụi trên hành trình dằng dặc hơn sáu mươi thập kỷ gian lao của xứ sở, nay đang hồi cất lời, rung ngân. Thông điệp của tiền nhân ẩn trong từng thớ đá đã đến độ phát quang, rằng: “Thành là biểu hiện kỳ tích của con người, tài năng lãnh đạo, tổ chức, điều hành của công trình sư và lao động sáng tạo của các tầng lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng và trang trí... Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Cửa Bắc thành nhà Hồ Của Tiền Toàn cảnh Thành nhà Hồ <p class="MsoNormal" style="margin-top:11.25pt;margin-right:0cm;margin-bottom: 11.25pt;margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:normal">Trên lãnh thổ Việt Nam và phương Đông có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ... nhưng Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá lớn rất hiếm trên thế giới” (Tuyên bố của UNESCO về giá trị nổi bật toàn cầu). Tổng hợp từ Internet: Nguyễn Thu Trang Biên tập: Nguyễn Thy Nga Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} <span style="font-size:12.0pt;line-height:107%; font-family:" times="" new="" roman","serif";mso-fareast-font-family:" times="" roman";="" mso-ansi-language:en-us;mso-fareast-language:en-us;mso-bidi-language:ar-sa"=""> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Tôi đến Thành nhà Hồ đã nhiều lần, nhưng cảm giác không bao giờ cũ. Thành đá uy nghi, trầm mặc luôn hút hồn tôi, tâm trí tôi. Có lẽ, cái đầu tiên đoạt chiếm, chế ngự tâm trí du khách vẫn là sự đồ sộ, kỳ vĩ của tòa thành. Đứng trước tòa thành, con người trở nên nhỏ bé... Với cái nhìn của một nhà quân sự, Hồ Quý Ly đã chọn vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Cũng như mọi kinh thành khác, thành Tây Đô cũng chia làm hai khu: Khu thành nội và khu thành ngoại. Khu thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 10 vạn mét khối đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50 mét bao quanh thành. Đáng chú ý nhất là khu thành nội, nơi thể hiện nghệ thuật kiến trúc xây ghép đá tuyệt diệu của nhân dân ta ở thế kỷ 14. Cửa nam thành nhà Hồ - Vĩnh Lộc Thanh Hóa Thành được xây trên bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 900 mét, chiều rộng hơn 700 mét và chiều cao trung bình 6-8 mét, dày hơn 4 mét. Mặt thành phía ngoài thẳng đứng được ghép bằng những khối đá xanh, vuông thành sắc cạnh, mỗi phiến đá có độ dài trung bình 1,5 mét, rộng 1 mét và dày 0,8 mét, có phiến dài tới 7 mét, rộng gần tới 2 mét và dày hơn 1 mét, nặng hàng chục tấn. Được xếp chồng lên nhau kiểu chữ Công. Bốn mặt thành có bốn cửa: Cửa Tiền (Cửa Nam), Cửa Hậu (Cửa Bắc), Đông Môn và Tây Giai, xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. Ba cửa Đông Môn, Tây Giai và Cửa Bắc mỗi cửa đều chỉ có một vòm cuốn nhô lên cao hơn mặt tường thành, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai mỗi cửa có chiều rộng 5,8 mét và sâu 14 mét. Cửa Bắc to lớn hơn, phía ngoài dài 22 mét và cao 75 mét, mặt trên là nền đá bằng phẳng, xưa kia có Vọng lâu đài được dựng bằng gỗ mái ngói mà dấu tích còn lại là những hố chôn cột đục trên đá sâu 0,45 mét. Đẹp và lớn hơn cả là cổng thành phía nam (Cửa Tiền) có chiều rộng 38 mét, cao 10 mét, với 3 cửa vòm cuốn lớn, mỗi cửa vòm rộng 5,8 mét, cửa giữa cao 8,5 mét. Hai cửa hai bên cao 7,8 mét, cả ba cửa đều dày khoảng 15 mét, phía trên là mặt đá bằng phẳng, có lầu son gác tía, với chức năng cũng như cửa Ngọ Môn của kinh thành Huế, là nơi nhà vua ngự mỗi khi có những nghi lễ trọng đại. Ở trong thành có các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy, các đền đài, cung điện, nơi vua ngự triều, nơi vua ở, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu, v.v… Điều đáng ngạc nhiên và khâm phục là công trình kỳ vĩ như vậy lại được hoàn thành chỉ sau ba tháng thi công, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397 đời vua Trần Thuận Tông. Một công trình đồ sộ, mà chưa kể phần đào hào đắp lũy, chỉ riêng việc phá đá, đục đẽo thành những khối đá vuông thành sắc cạnh, vận chuyển, đưa những khối đá nặng hàng chục tấn lên cao hàng chục mét, xây lắp rất chính xác, v.v… trong điều kiện lao động thủ công, cũng đã là điều kinh ngạc biết bao. Do có nhiều di chỉ mới được khai quật nên quần thể Thành ngổn ngang như một đại công trường, một sự ngổn ngang vô cùng quý giá, vô cùng thiêng liêng: Tiếng nói của tiền nhân nằm trong lòng đất hơn sáu mươi thập kỷ đang dần phát lộ, đang hồi rung ngân... Bất giác tôi nhớ tới câu thơ của Nguyễn Trãi “Anh hùng di hận kỷ thiên niên”. Hồ Quý Ly là bậc anh hùng cái thế, và là vạn thế anh hùng, cổ kim đều tôn vinh, nhưng những cải cách quá táo bạo của ông đã khiến “Chính sự phiền hà” bởi vậy mà ông và các con ông đã không tránh khỏi thất bại. Ngay việc xây thành chỉ trong ba tháng, mặc dù được ghi trong chính sử nhưng vẫn để lại cho giới nghiên cứu khoa học nhiều hoài nghi, hậu thế thì ngỡ ngàng dệt thành huyền thoại. Nhưng dù huyền thoại gì, dù “anh hùng di hận kỷ thiên niên”, cha con họ Hồ ôm hận chí cả bất thành, hưng quốc bất đạt đã quá nửa nghìn năm, song những chứng tích tuyệt vời của trí thông minh, tài năng sáng tạo của tiền nhân mãi mãi trường tồn cùng hậu thế. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Vĩnh Lộc nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích nổi tiếng có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa... Động Hồ Công, núi Tiến Sỹ nao lòng du khách bởi cảnh đẹp kỳ thú. Nghè Vẹt Phủ Trịnh, chùa Tường Vân (chùa Giáng), chùa Hoa Long, chùa Báo Ân, đền Trần Khát Chân..., rồi đền nàng Bình Khương với tảng đá có vết lõm và truyền thuyết đập đầu kêu oan đầy xúc động... là những địa chỉ khiến du khách không thể chối từ khi đến với vùng đất Bồng, Báo đầy lòng mến khách... Trên bàn làm việc của Trưởng phòng Văn hóa huyện có một chiếc nón trông rất lạ mắt, đan toàn bằng cật tre. Tôi hỏi chủ nhà: - Nón du lịch sao anh ? Trưởng phòng trả lời: - Đúng đó anh Rồi anh nói tiếp: - Đây là mẫu sản phẩm du lịch bà con đến xin ý kiến. Trên vành nón sẽ cho in biểu tượng Thành nhà Hồ. Sẽ bán cho du khách làm quà lưu niệm khi về thăm Thành. Nón này được đan bằng cật tre, rất cứng và bền, đương nhiên có thể đội đầu, nhưng chủ yếu người ta treo lên tường như một vật kỷ niệm một lần về thăm thành cổ, di sản văn hóa thế giới... Phố Giáng còn có một sản phẩm mà người xứ Thanh không ai không biết, đó là chè lam. Chè lam Phủ Quảng đã thành thương hiệu. (Quảng là Quảng Hóa, một phủ được thành lập thời Minh Mạng, năm 1835 gồm bốn huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Quảng Địa, Thạch Thành). Chè lam Phủ Quảng ai đã ăn một lần khó có thể quên. Cái mùi thơm thơm, vị ngầy ngậy, ngòn ngọt, rắn mà ròn tan... rất quyến rũ. Hẳn là khi Thành nhà Hồ trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, Chè lam Phủ Quảng sẽ có dịp theo chân du khách đi tới mọi miền của đất nước, thậm chí sang cả tới trời tây là cái chắc. Ông Vương Văn Việt, khi còn là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong lần làm Trưởng đoàn Việt Nam tại kỳ họp thứ 35 Ủy ban Di sản thế giới (ủy hội UNESCO) tại Paris (Cộng hòa Pháp), không nén nổi vui mừng: "Cái thời khắc mười ba giờ (giờ Paris, tức 18 giờ, giờ Hà Nội) ngày 27 tháng 6 năm 2011 trở nên hết sức thiêng liêng đối với chúng ta, đó là thời khắc tiếng búa quyết ấn của Chủ tịch hội đồng vang lên, đồng nghĩa với cái tên Thành nhà Hồ - Thanh Hóa - Việt Nam chính thức được ấn danh trên nền văn hóa vinh quang của nhân loại. Cũng đồng thời kết thúc tròn sáu năm miệt mài, kiên trì đấu tranh, thuyết phục của chúng ta trên trường quốc tế vì một nền văn hóa Việt rực rỡ. Cái giờ thứ 13 ở Paris hình như có duyên nợ với Việt Nam. Nếu tôi nhớ không lầm, thì cũng vào giờ đó ngày 27 tháng giêng năm 1973, tại bàn đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bốn vị ngoại trưởng bốn bên Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã đặt bút ký Hiệp định Paris, ghi nhận sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm." Trong quần thể di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, còn có Đàn tế Nam Giao ở núi Đún (đàn tế Trời-Đất, dấu tích kiến trúc cổ nhất hiện còn phần mặt bằng tương đối nguyên vẹn trong lịch sử đàn tế Nam Giao ở nước ta), đã được phục dựng. Giếng Vua đã khơi thông. Dấu tích đường Hoa Nhai, hồ Dục Thúy, hồ Dục Tượng, v.v... đã phát lộ. Kinh đô của một triều đại quá vãng, lầm lụi trên hành trình dằng dặc hơn sáu mươi thập kỷ gian lao của xứ sở, nay đang hồi cất lời, rung ngân. Thông điệp của tiền nhân ẩn trong từng thớ đá đã đến độ phát quang, rằng: “Thành là biểu hiện kỳ tích của con người, tài năng lãnh đạo, tổ chức, điều hành của công trình sư và lao động sáng tạo của các tầng lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng và trang trí... Cửa Bắc thành nhà Hồ Của Tiền Toàn cảnh Thành nhà Hồ Trên lãnh thổ Việt Nam và phương Đông có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ... nhưng Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá lớn rất hiếm trên thế giới” (Tuyên bố của UNESCO về giá trị nổi bật toàn cầu). Tổng hợp từ Internet: Nguyễn Thu Trang Biên tập: Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Vĩnh Lộc Thanh Hóa chè Lam nhà Hồ thành đá tượng rồng cụt đầu 4.75 Tổng số:8 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10