Yên Bái tạo nguồn nhân lực cho du lịch canh nông Yên Bái tạo nguồn nhân lực cho du lịch canh nông Yên Bái - cửa ngõ vùng Tây Bắc là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên những tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành du lịch. Đến với thị xã Nghĩa Lộ, du khách luôn thích thú khi được cùng nhau ca hát, múa xòe. Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt. Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái được Unesco ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập... Những yếu tố đó đã và đang đưa du lịch Yên Bái từng bước được khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam và bước đầu tạo điểm nhấn, thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước, quốc tế. Trong năm 2022, tỉnh đã đón gần 1,6 triệu lượt khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước; doanh thu đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ. Hiện nay, ở Yên Bái, đã xuất hiện các điểm đến đặc trưng thuộc loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, hấp dẫn, được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm như: du lịch tham quan vườn bưởi, vườn cây ăn trái; trải nghiệm sống và tham gia các hoạt động lao động sản xuất cùng với người dân; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống; thưởng thức những món ăn đặc trưng gắn liền với cây chè, cây dược liệu; lễ hội hoa tớ dày, hoa sơn tra, trải nghiệm "Một ngày làm nông dân” ở ruộng bậc thang Mù Cang Chải… Tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, việc kết hợp phát triển các hoạt động du lịch gắn kết với nông nghiệp, hiệu quả hoạt động DLCN vẫn còn khiêm tốn, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, nhất là phát huy thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, sản phẩm chủ lực, cây dược liệu, văn hóa ẩm thực...; chưa có mô hình DLCN kiểu mẫu liên kết chuỗi giá trị từ chủ trang trại, ngân hàng, nhà khoa học và các công ty lữ hành để đổi mới sáng tạo sản phẩm. Trước thực trạng trên, bên cạnh các chính sách của trung ương, Yên Bái đã ban hành các cơ chế chính sách linh hoạt và định hướng mang tính dài hơi, chiến lược, kết hợp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phát triển DLCN như: chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy hải sản tỉnh Yên Bái; xây dựng các giải pháp trong các đề án, chính sách, kế hoạch... Đồng thời, ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh; khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân phát triển du lịch. Đồng thời, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh thu hút đầu tư; trong đó, tập trung khai thác lợi thế để phát triển du lịch. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng loại hình du lịch cộng đồng, tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn cho lao động nông thôn; chú trọng, tập trung bồi dưỡng về nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã đào tạo gần 1.200 người, nâng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch lên 7.800 người. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập chung xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các mô hình thí điểm, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu và kết nối DLCN, nông thôn...; mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nhận thức về phát triển du lịch nông thôn cho người dân để người dân nhận thấy được du lịch là một ngành nghề có lợi thế phát triển tại địa phương và đem lại thu nhập ổn định và bền vững. Hùng Cường Nguồn: Báo Yên Bái Yên Bái - cửa ngõ vùng Tây Bắc là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên những tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành du lịch. Đến với thị xã Nghĩa Lộ, du khách luôn thích thú khi được cùng nhau ca hát, múa xòe.Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt. Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái được Unesco ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập...Những yếu tố đó đã và đang đưa du lịch Yên Bái từng bước được khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam và bước đầu tạo điểm nhấn, thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước, quốc tế. Trong năm 2022, tỉnh đã đón gần 1,6 triệu lượt khách, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước; doanh thu đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ.Hiện nay, ở Yên Bái, đã xuất hiện các điểm đến đặc trưng thuộc loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, hấp dẫn, được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm như: du lịch tham quan vườn bưởi, vườn cây ăn trái; trải nghiệm sống và tham gia các hoạt động lao động sản xuất cùng với người dân; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống; thưởng thức những món ăn đặc trưng gắn liền với cây chè, cây dược liệu; lễ hội hoa tớ dày, hoa sơn tra, trải nghiệm "Một ngày làm nông dân” ở ruộng bậc thang Mù Cang Chải…Tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, việc kết hợp phát triển các hoạt động du lịch gắn kết với nông nghiệp, hiệu quả hoạt động DLCN vẫn còn khiêm tốn, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, nhất là phát huy thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, sản phẩm chủ lực, cây dược liệu, văn hóa ẩm thực...; chưa có mô hình DLCN kiểu mẫu liên kết chuỗi giá trị từ chủ trang trại, ngân hàng, nhà khoa học và các công ty lữ hành để đổi mới sáng tạo sản phẩm.Trước thực trạng trên, bên cạnh các chính sách của trung ương, Yên Bái đã ban hành các cơ chế chính sách linh hoạt và định hướng mang tính dài hơi, chiến lược, kết hợp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phát triển DLCN như: chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy hải sản tỉnh Yên Bái; xây dựng các giải pháp trong các đề án, chính sách, kế hoạch...Đồng thời, ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh; khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân phát triển du lịch.Đồng thời, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh thu hút đầu tư; trong đó, tập trung khai thác lợi thế để phát triển du lịch. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng loại hình du lịch cộng đồng, tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn cho lao động nông thôn; chú trọng, tập trung bồi dưỡng về nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã đào tạo gần 1.200 người, nâng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch lên 7.800 người.Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập chung xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các mô hình thí điểm, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu và kết nối DLCN, nông thôn...; mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nhận thức về phát triển du lịch nông thôn cho người dân để người dân nhận thấy được du lịch là một ngành nghề có lợi thế phát triển tại địa phương và đem lại thu nhập ổn định và bền vững.Hùng Cường Nguồn: Báo Yên Bái Trở về đầu trang Yên Bái nguồn nhân lực du lịch canh nông 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10