Châu Á có rất nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, từ những cánh đồng ruộng bậc thang của Philippines cho đến thành phố Melaka lịch sử ở Malaysia. Những địa điểm này không chỉ thể hiện lịch sử và văn hóa của nền văn minh cổ đại, mà còn là nơi cư trú có lợi cho sự sinh trưởng của những loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu. Với việc công nhận những địa danh và khu vực này, UNESCO muốn hướng đến việc bảo tồn và nâng cao nhận thức về các loài động thực vật trên phạm vi toàn cầu. H
Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc, Hàn Quốc
Năm công nhận: 2019
Nằm ở vùng trung tâm và phía nam đất nước, khu vực được bảo tồn này có 9 seowon – các học viện tân Nho giáo kể từ triều đại Joseon (thế kỷ 15-19). Các học viện nằm giữa khung cảnh thiên nhiên, điển hình như những ngọn núi và vùng nước, nhằm mang lại cho học giả một môi trường thuận lợi để bồi đắp tâm trí và cơ thể họ.
Bagan, Myanmar
Năm công nhận: 2019
Thể hiện phong cách nghệ thuật và kiến trúc nguy nga của Phật Giáo, mảnh đất thần thánh này bao gồm 7 thành phần – đền, bảo tháp, tu viện và các địa điểm hành hương, cũng như các di tích khảo cổ học, tranh bích họa và điêu khắc. Nằm gần sông Irrawaddy, kiệt tác kiến trúc của khu vực này minh chứng cho sự giàu có của nền văn minh Bagan (thế kỷ 11-13).
Jaipur, Ấn Độ
Năm công nhận: 2019
Được Vua Jai Singh II của người Rajput thành lập vào năm 1727, thành phố Jaipur được xây dựng dựa trên một mặt bằng dạng lưới, lấy cảm hứng từ kiến trúc Vedic. Các con đường của thành phố giao nhau ở khu trung tâm, tạo thành những quảng trường công cộng gọi là “chaupar”. Sau khi được phát triển thành một thủ phủ thương mại, cách thiết kế tòa nhà và quy hoạch của thành phố này đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ phong cách kiến trúc của Hindu cổ đại, Đế quốc Mughal thuở sơ khai, cũng như phương Tây.
Phạm Tịnh sơn, Trung Quốc
Năm công nhận: 2018
Nằm trong dãy núi Vũ Lăng, Phạm Tịnh sơn là một điểm nóng đa dạng sinh học, với những loài động thực vật quý hiếm, chẳng hạn như kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, hươu xạ rừng, gà lôi Reeve, voọc mũi hếch Quý Châu và cây linh san núi Phạm Tịnh sơn. Khu vực này còn sở hữu khu rừng gỗ sồi lớn và nổi tiếng nhất từ thời nguyên thủy.
Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk, Campuchia
Năm công nhận: 2017
2017 Có nghĩa đen theo tiếng Khmer là “đền thờ trong bao la rừng già”, di sản khảo cổ học này là thủ phủ của Đế chế Chenla (thế kỷ 6-7) và còn được biến đến với tên gọi Ishanapura. Khu vực này ba gồm hàng trăm đền thờ, trong đó có 10 ngôi đền hình bát giác.
Hy Nhỹ, Thanh Hải, Trung Quốc
Năm công nhận: 2017
Cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới này nằm ở vùng đông bắc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng. Nằm ở độ cao khoảng 4.500 m (14.764 feet) so với mực nước biển, khu vực này quanh năm có nhiệt độ âm. Vị trí địa lý và khí hậu đã khiến khu vực này sở hữu sự đa dạng sinh học độc đáo. Nơi đây còn tạo ra con đường di cư an toàn cho loài linh dương Tây Tạng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Vườn quốc gia Khangchendzonga, Ấn Độ
Năm công nhận: 2016
Đặc trưng bởi sự kết hợp độc đáo giữa đồng bằng, thung lũng, hồ, sông băng, rừng cổ đại và núi phủ tuyết, vườn quốc gia này lấy tên của ngọn núi cao thứ ba thế giới, Khangchendzonga. Nằm ở bang Sikkim, các địa phương trong khu vực này đều liên quan đến những câu truyện thần thoại về ngọn núi cao thượng và thậm chí là thờ phụng ngọn núi đó, cùng với các yếu tố tự nhiên khác như hang động và sông. Những triết lý này, cùng với tín ngưỡng Phật Giáo, đã trở thành nét đặc trưng căn bản của họ qua nhiều thế kỷ.
Thần Nông Giá, Trung Quốc
Năm công nhận: 2016
Với khu dự trữ Shennongding ở phía Tây và dãy núi Laojunshan ở phía Đông, khu vực này là nơi sinh sống của một số loài động vật quý hiếm, bao gồm kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, voọc mũi hếch vàng Tứ Xuyên, báo gấm, báo nói chung và gấu đen châu Á. Với danh sách thực vật ấn tượng không kém, khu vực này là di sản quan trọng cho hoạt động nghiên cứu thực vật. Trong thế kỷ 19 và 20, khu vực này cũng là điểm nóng cho những hành trình khám phá thực vật quốc tế.
Vườn thực vật Singapore
Năm công nhận: 2015
Được thành lập vào năm 1859, di sản này là trái tim của Singapore. Khu vườn này thể hiện sự phát triển của vườn thuộc địa Anh đã biến đổi thành viện khoa học đẳng cấp thế giới có vai trò khuyến khích bảo tồn tự nhiên, giáo dục và giải trí.
Melaka, Malaysia
Năm công nhận: 2008
Sự hình thành và phát triển của thành phố lịch sử này là kết quả của các mối quan hệ giao thương và văn hóa giữa phía Đông và phía Tây của Eo biển Malacca. Di sản này lưu giữ dấu vết của vương quốc hồi giáo Malay từ thế kỷ 15 cũng như tầm ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha và Hà Lan ở đầu thế kỷ 16.
Phố cổ George Town, Malaysia
Năm công nhận: 2008
Giống như Melaka, khu vực thuộc địa lịch sử này đại diện cho cảnh quan thành phố độc đáo thể hiện tầm ảnh hưởng của 2 miền văn hóa Đông- Tây. Các tòa nhà của khu phố này đại diện cho thời kỳ thuộc địa Anh từ cuối thế kỷ 18.
Trung tâm lịch sử Macao, Trung Quốc
Năm công nhận: 2005
Là một cảng có tầm quan trọng chiến lược từng dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha từ giữa thế kỷ 16 tới năm 1999. Chính vì vậy mà trung tâm này phản ánh sự pha trộn ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha về thẩm mỹ, kiến trúc và văn hóa.
Hang đá Long Môn, Trung Quốc
Năm công nhận: 2000
Gồm hơn 110.000 bức tượng Phật bằng đá, 60 tòa bảo tháp và 2.800 câu thơ chạm khắc, hang đá Long Môn là kho báu lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng nhất của Trung Quốc từ triều đại cuối Bắc Ngụy và triều đại nhà Đường.
Thánh địa Mỹ Sơn, Việt Nam
Năm công nhận: 1999
Trước đây là vương quốc tôn giáo và chính trị của Vương triều Champa, di sản này gồm một loạt các đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13. Di sản này là minh chứng về một thời kỳ khi tôn giáo thừa hưởng nguồn gốc tinh thần từ Ấn Độ giáo.
Phố cổ Hội An, Việt Nam
Năm công nhận: 1999
Ví dụ điển hình về một thương cảng được bảo tồn cẩn thận ở Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, di sản độc đáo này có các ngôi nhà và một khu đô thị cổ phản ánh sự ảnh hưởng của cả kiến trúc nước ngoài và bản địa. Một trong những điểm nổi bật của thành phố này là Cầu Nhật Bản (trong ảnh), có từ thế kỷ 18.
Pháo đài Hwaseong, Hàn Quốc
Năm công nhận: 1997
Được xây dựng dưới triều Vua Jeongjo vào cuối thế kỷ 18, pháo đài bằng gạch và đá này tọa lạc ở trung tâm tỉnh Suwon. Công trình này là nguồn cảm hứng cho kiến trúc và quy hoạch đô thị Hàn Quốc, kết hợp các chức năng quân sự, chính trị và thương mại.
Lumbini, Nepal
Năm công nhận: 1997
Nơi Đức Phật Thích Ca ra đời vào năm 623 trước công nguyên này là một trong những đền thờ tôn giáo mộ đạo nhất thế giới. Một trong những điểm nổi bật của di sản này là đền Maya Devi (trong ảnh), gồm các cấu trúc bằng gạch và cột đá do Hoàng đế Ấn Độ Ashoka dựng lên.
Miếu thờ hoàng gia Jongmyo, Hàn Quốc
Năm công nhận: 1995
Miếu thờ Khổng tử lâu đời nhất này là nơi thờ các thần chủ của hoàng gia thuộc Triều đại Joseon. Miếu thờ này được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 14 và được xây dựng lại vào thế kỷ 17 sau khi bị phá hủy trong cuộc xâm chiếm của Nhật Bản ở thế kỷ 16. Các nghi lễ truyền thống cùng với chương trình khiêu vũ và ca nhạc có từ thế kỷ 14 vẫn được trình diễn tại đây.
Ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama, Nhật Bản
Năm công nhận: 1995
Nổi tiếng với những ngôi nhà mái tranh độc đáo, 2 ngôi làng lịch sử này là ví dụ nổi bật về khả năng thích nghi với môi trường và lối sống truyền thống. Trồng dâu nuôi tằm là ngành nghề thủ công chính của vùng này.
Ruộng bậc thang vùng Cordillera, Philippines
Năm công nhận: 1995
Những cánh đồng lúa 2.000 năm tuổi này là minh chứng vô giá cho sự hòa hợp giữa con người và môi trường. Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản này là minh chứng hoàn hảo cho nền văn minh lịch sử đã tồn tại kiên cường trước sự công kích dữ dội của công cuộc hiện đại hóa.
Quần thể lịch sử của Cung điện Potala, Tây Tạng
Năm công nhận: 1994
Là một kỳ quan về kiến trúc và thẩm mỹ, dinh thự này được xem là cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma kể từ thế kỷ thứ 7. Là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới (12.000 feet, tương đương 3.700 m), dinh thự này chia thành Cung điện Trắng và Cung điện Đỏ, mỗi cung điện lại tràn ngập các miếu, thư viện tranh tường và bảo tháp cổ.
Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque của Philippines
Năm công nhận: 1993
4 nhà thờ Công giáo La Mã – San Agustin, Paoay, Intramuros và Miagao (trong hình) – được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Điểm độc đáo của các nhà thờ này chính là việc diễn giải lại phong cách Baroque của châu Âu qua bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công địa phương, thể hiện các yếu tố thiết kế châu Âu bằng mô típ và vật liệu địa phương.
Lâu đài Himeji-jo, Nhật Bản
Năm công nhận: 1993
Bao gồm 83 tòa nhà và các hệ thống phòng thủ từ thời kỳ phong kiến, tòa lâu đài thế kỷ 17 này tồn tại như một minh chứng tiêu biểu cho sự xuất sắc của kiến trúc Nhật Bản.
Lăng mộ Humayun, Ấn Độ
Năm công nhận: 1993
Là lăng mộ đầu tiên trong số nhiều lăng mộ vương triều thuộc kiến trúc Mughal, di sản này được xây dựng vào năm 1570 dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Akbar, con trai của Humayun. Tọa lạc ở Delhi, công trình kiến trúc kết hợp lăng mộ-vườn cảnh này là hiện thân của “Charbagh" – một khu vườn gồm 4 phần được bao quanh bởi 4 kênh nước, đại diện cho 4 dòng sông thiên đàng Quran.
Angkor, Campuchia
Năm công nhận: 1992
Nơi đây được biết đến là địa danh khảo cổ học nổi tiếng ở Đông Nam Á. Địa danh này còn lưu giữ dấu tích của nhiều thủ đô khác nhau thuộc Vương quốc Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể đền Angkor Wat và Bayon là những địa danh nổi tiếng thế giới.
Quần thể đền Prambanan, Indonesia
Năm công nhận: 1991
Quần thể này bao gồm Đền Prambanan, Đền Sewu, Đền Bubrah và Đền Lumbung, thờ các vị thần Hindu nổi tiếng như Shiva, Vishnu và Brahma cùng 3 ngôi đền khác thờ 3 con vật cưỡi của 3 vị thần này. Chúng được xây dựng vào thế kỷ 10.
Thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan
Năm công nhận: 1991
Được thành lập vào năm 1350, giá trị lịch sử của thành phố này được phản ánh ở các tu viện, tòa tháp khổng lồ và công viên có lịch sử hàng thế kỷ gợi nhớ vẻ huy hoàng trước đây của thành phố. Nơi này từng là thủ đô thứ hai của Vương quốc Siam.
Quần thể đền Borobudur, Indonesia
Năm công nhận: 1991
Có từ thế kỷ thứ 8 và thứ 9, ngôi đền Phật giáo này được ghi dấu bởi 72 tòa bảo tháp lộ thiên, mỗi tòa đặt một bức tượng Phật.
Thành phố lịch sử Sukhothai và các thị trấn lịch sử có liên quan, Thái Lan
Năm công nhận: 1991
Là kinh đô của Vương quốc Siam đầu tiên ở thế kỷ 13 và 14, Sukhothai chứa đầy các ví dụ điển hình về kiến trúc Thái. Thành phố này, cùng các thị trấn Si Satchanalai và Kamphaeng Phet, có chung một thực thể chính trị và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển phong cách Sukhothai.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
Năm công nhận: 1987
Bức tường độc nhất vô nhị này được xây dựng làm hệ thống phòng thủ chống xâm lược. Với tổng chiều dài hơn 20.000 km (12.427 dặm), Vạn Lý Trường Thành bắt đầu ở phía đông tại Tần Hoàng Đảo thuộc tỉnh Hà Bắc và kết thúc tại Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc ở phía tây.
Thành phố nhà thờ Hồi giáo lịch sử Bagerhat, Bangladesh
Năm công nhận: 1985
Tọa lạc tại điểm gặp gỡ giữa sông Hằng và sông Brahmaputra, thành phố cổ đại này được vị đại tướng gốc Thổ Ulugh Khan Jahan thành lập trong thế kỷ 15. Cơ sở hạ tầng được xây dựng chủ yếu bằng gạch của thành phố này là ví dụ điển hình của kiến trúc Hồi giáo thời kỳ đầu.
Taj Mahal, Ấn Độ
Năm công nhận: 1983
Tọa lạc ở thành phố Agra bên bờ Sông Yamuna, lăng mộ cẩm thạch này do hoàng đế Mughal Shah Jahan xây dựng để tưởng niệm người vợ quá cố của mình là hoàng hậu Mumtaz Mahal. Công trình này được coi là một trong số những kỳ quan nổi tiếng nhất của kiến trúc Hồi giáo Indo.
Thành phố cổ Sigiriya, Sri Lanka
Năm công nhận: 1982
Được xây dựng dưới triều Vua Kassapa I, tàn tích của cố đô này nằm ở đỉnh cao 180 m (591 feet) của Pháo đàiĐáá Sư Tử. Du khách có thể tiếp cận khu di sản này sau khi đi qua các phòng trưng bày và cầu thang từ miệng của con sư tử xây bằng gạch và vữa.
Di chỉ khảo cổ tại Moenjodaro, Pakistan
Năm công nhận: 1980
Được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, những tàn tích của thành phố này nằm ở thung lũng Indus. Là một trong những khu định cư đô thị lớn nhất ở Đông Nam Á, di sản này được xây dựng hoàn toàn bằng gạch chưa nung và là minh chứng cho hệ thống quy hoạch đô thị cổ đại.
Thung lũng Kathmandu, Nepal
Năm công nhận: 1979
1979 Nằm ngay dưới chân dãy núi Himalaya, di sản văn hóa của thung lũng này được thể hiện qua 7 nhóm kỳ quan kiến trúc: Quảng trường Durbar của Hanuman Dhoka, Patan và Bhaktapur (trong hình), bảo tháp Phật giáo Swayambhu và Boudhanath bên cạnh các ngôi đền Hindu Pashupati và Changu Narayan.