Dự kiến cuối năm 2024, Campuchia khởi công về dự án đường sắt bán cao tốc Phnom Penh - Poipet (biên giới Thái Lan) dài 382 km trị giá hơn 4 tỉ USD. Sau đó, sẽ tiếp tục kết nối đường sắt với - Preah Sihanouk (Lào) và TP Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Dự kiến
cuối năm 2024, Campuchia khởi công về dự án đường sắt bán cao tốc Phnom
Penh - Poipet (biên giới Thái Lan) dài 382 km trị giá hơn 4 tỉ USD
Vài năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh
chiến lược trao đổi thương mại với các nước ASEAN bằng đường sắt vừa
giảm chi phí, vừa hạn chế được khủng hoảng vận chuyển bằng đường biển
khi có dịch bệnh. Trung Quốc mong muốn sẽ thiết lập vận chuyển hàng hóa
bằng đường sắt tới Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia và
Singapore.
Tháng 12 năm 2021, tuyến đường sắt từ
Côn Minh (Trung Quốc) đến Thủ đô Vientiane (Lào) đã đi vào hoạt động 13
tháng hoạt động, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã vận chuyển 2 triệu
420 nghìn tấn hàng hóa xuyên biên giới, với giá trị hơn 15 tỷ Nhân dân
tệ (hơn 2 tỷ 221 triệu USD).
Ngày 7.2.2023 vừa qua, chuyến tàu chở
hàng đầu tiên khởi hành từ TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung
Quốc đi qua Lào đến điểm cuối là Thái Lan. Đường sắt Trung Quốc - Lào -
Thái Lan dài 1.830 km là đoạn trung tâm của tuyến đường sắt xuyên Á mà
Trung Quốc đã lên kế hoạch chuẩn bị từ khá lâu.
Cùng thời điểm, CRBC (China Road &
Bridge Corp - Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc) đã trình lên Chính phủ
Campuchia về dự án đường sắt bán cao tốc Phnom Penh - Poipet (biên giới
Thái Lan) dài 382 km trị giá hơn 4 tỉ USD, tương đương khoảng 15% GDP
năm 2021 của nước này.
Phnom
Penh đã lên kế hoạch và lập nghiên cứu cho dự án đường sắt Phnom Penh -
Bavet (kết nối TP Hồ Chí Minh), và Phnom Penh - Preah Sihanouk (biên
giới Lào)
Theo PGS.TS Lê Quân (Đại học GTVT Hà
Nội), tuyến đường sắt do Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đề xuất thực
chất là tiến hành nâng cấp từ đường sắt khổ 1000mm hiện nay lên chuẩn
1435mm, điện khí hóa, tốc độ tối đa thiết kế 160 km/h. Đây là phương án
được các nhà quản lý giao thông Campuchia cho rằng tính khả thi cao,
mang lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia này.
Theo nghiên cứu, Campuchia sẽ xây và cải
tạo mới 19 nhà ga (về sau bổ sung 14 nhà ga nữa). Có hơn 300 cầu vượt ở
các nút giao lớn. Thủ tướng Hunsen bày tỏ tham vọng rằng có thể động
thổ dự án đường sắt Phnom Penh - Poipet và Phnom Penh - Sihanoukville
sớm nhất vào sau cuộc tổng tuyển cử 23/7 năm sau. Ngoài ra, Phnom Penh
cũng đã lên kế hoạch và lập nghiên cứu cho dự án đường sắt Phnom Penh -
Bavet (kết nối TP Hồ Chí Minh), và Phnom Penh - Preah Sihanouk (biên
giới Lào).
Trong tương lai, khi đường sắt Việt Nam
và Campuchia được kết nối; chi phí vận chuyển giữa hai nước sẽ giảm đáng
kể; Tiểu thương hai nước sẽ có thêm một phương thức vận chuyển mới để
cắt giảm chi phí vận chuyển. Các công ty và tiểu thương Việt Nam -
Campuchia sẽ có được bước phát triển khác, thúc đẩy kinh tế tốt hơn so
với hiện nay.
Theo Kinh tế Đô thị