Tết Trung thu được xem là ngày lễ lớn của hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á. Do khác biệt về văn hóa nên cách họ đón ngày lễ lớn cũng chẳng giống nhau. Hãy cùng DLVN khám phá xem phong tục đón Tết Trung thu ở các quốc gia Châu Á có gì khác biệt.
Tết Trung thu (còn được gọi là Lễ hội Bánh Trung thu hoặc Lễ hội Đèn lồng) được tổ chức vào ngày 15 của tháng 8 theo âm lịch Trung Quốc hàng năm. Đây là lễ hội quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên Đán, thường được tổ chức ở nhiều quốc gia Đông và Đông Nam Á theo cách riêng. Hãy dạo quanh các nước dưới đây để xem phong tục đón Tết Trung thu ở các nước Châu Á có gì khác biệt?
Do khác biệt căn hóa nên mỗi nơi đều có cách đón ngày ltết Trung Thu ở các nước châu Á cũng có nét khác biệt. Ảnh: Scooter Saigon Tour
Khám phá phong tục đón Tết Trung thu ở các nước Châu Á
Trung Quốc
Nói không quá, Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc. Vào ngày lễ này, các gia đình đều quây quần bên nhau vừa ngắm trăng tròn sáng vằng vặc, thưởng thức bánh trung thu cùng bưởi – loại quả đặc trưng của mùa thu.
Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc. Ảnh: Chinahighlight
Ngoài ra, phong tục đón Tết Trung thu ở nước Châu Á này cũng vô cùng vô cùng phong phú: nào là đoán câu đố trên đèn lồng, thả đèn trời, nhâm nhi một vài ly rượu thơm hoặc ngắm thủy triều ở các vùng ven biển.
Người dân Trung Quốc cũng thích thưởng thức bánh trung thu vào ngày lễ. Ảnh: Etramping
Nhật Bản
Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng người Nhật cũng tổ chức Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ở xứ phù tang, tết Trung Thu được gọi là Lễ hội Tsukimi hoặc Otsukimi.
Người Nhật cũng tổ chức Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ảnh: Asian Inspirations
Trong số các phong tục đón Tết Trung thu ở nước Châu Á này, nổi bật nhất là truyền thống tổ chức Tiệc tri ân Mặt trăng, nơi người dân địa phương cùng khách du lịch Nhật Bản có thể thưởng thức món bánh gạo nếp Tsukimi Dango ngon trứ danh và ngắm vẻ đẹp của Mặt trăng ngày rằm.
Món bánh gạo nếp Tsukimi Dango đặc trưng trong ngày lễ. Ảnh: scootersaigontour
Ngoài ra, vào đêm lễ hội, người dân Nhật Bản còn dâng Tsukimi Dango, trái cây, rượu và khoai môn lên Mặt trăng để cầu mong một mùa màng bội thu.
Đặc biệt, vào ngày tết Trung thu ở Nhật Bản, tất cả các ngôi nhà đều sẽ được trang trí bằng cỏ pampas màu trắng bạc, vốn được cho là biểu tượng của Thần Mặt Trăng, người canh giữ mùa màng bởi người dân xứ sở mặt trời mọc tin rằng cỏ pampas có thể xua đuổi tà ma.
Hàn Quốc
Trong thực tế, Tết Trung thu ở Hàn Quốc là một sự kiện lớn của đất nước hay còn được gọi là Ngày Lễ Tạ ơn hoặc Chuseok. Vào ngày lễ lớn này, người dân địa phương được tận hưởng kỳ nghỉ ba ngày và là dịp để những người xa xứ được trở về quê để thăm gia đình.
Tết Trung thu ở Hàn Quốc là một sự kiện lớn của đất nước hay còn được gọi là Ngày Lễ Tạ ơn. Ảnh: Saed News
Trong dịp sum họp gia đình, mọi người sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh gạo songpyeon, bánh Hangwa, súp khoai môn và rượu gạo. Đây cũng được xem là nét đặc trưng của tết Trung thu ở các nước châu Á.
Trong dịp sum họp gia đình, mọi người sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống. Ảnh: The Sundaily
Đặc biệt, có nhiều chương trình giảm giá cực hấp dẫn trong thời gian diễn ra lễ hội nhằm thu hút khách hàng mua sắm làm quà. Quà cáp thường là những mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, dụng cụ nấu ăn, thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm dinh dưỡng như nhân sâm Hàn Quốc.
Thái Lan
Theo truyền thuyết của xứ chùa Vàng, tám vị thần bất tử đã đến thăm Cung điện Mặt Trăng để gửi những chiếc bánh hình trái đào và lời chúc mừng sinh nhật đến Nữ thần Nhân từ Quan Âm vào đêm Trung thu.
Một trong những món ăn đặc trưng của tết Trung thu ở Thái Lan là bánh hình quả đào. Ảnh: Tienphong
Vì vậy, một trong những món ăn đặc trưng của tết Trung thu ở Thái Lan là bánh hình quả đào. Vào ngày này, các gia đình ở Thái Lan cũng tụ tập để cầu trăng, thưởng thức bữa ăn ngon cùng nhau và trao nhau những lời chúc may mắn. Ngoài ra, người dân địa phương cũng ăn và tặng bánh trung thu hoặc trái cây, đặc biệt là bưởi tròn, cho gia đình và bạn bè.
Vào ngày này, các gia đình ở Thái Lan cũng tụ tập để cầu trăng. Ảnh: Pinterest
Theo Urban Thai, tiệc Trăng tròn cũng rất được du khách nước ngoài yêu thích vào thời điểm này trong năm.
Philippines
Vào dịp Tết Trung thu, các thị trấn và thuộc địa của Trung Quốc trên khắp đất nước Philipines đều được trang trí đèn lồng và biểu ngữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều hương vị bánh trung thu ở hầu hết các cửa hàng tại đây.
Vào dịp Tết Trung thu, các thị trấn và thuộc địa của Trung Quốc trên khắp đất nước Philipines đều được trang trí đèn lồng. Ảnh: Asia trend
Đối với quốc gia này, tết Trung thu cũng là một ngày lễ lớn nên hoạt động đón tết Trung thu cũng diễn ra rầm rộ : nào là diễu hành múa rồng, nào là diễu hành mặc quần áo truyền thống của Trung Quốc, hoặc diễu hành với đèn lồng và xe hơi sang trọng.
Việt Nam
Khác với phong tục đón Tết Trung thu ở các nước Châu Á khác, Tết Trung thu ở Việt Nam thường lấy trẻ nhỏ làm trung tâm. Vào ngày lễ này, các bậc cha mẹ sẽ tặng cho con mình những món đồ chơi, món ăn vặt yêu thích để làm quà.
Tết Trung thu ở Việt Nam thường lấy trẻ nhỏ làm trung tâm. Ảnh: Vnexpress
Trong khi người lớn thưởng thức bánh trung thu thì trẻ em được vui chơi với những chiếc đèn lồng hình cá chép và đồ chơi vừa mởi được tặng. Ngoài ra, ở một số địa phương trên đất nước hình chữ S còn có các buổi biểu diễn múa lân và múa rối nước cho mọi người thưởng thức hoặc tham gia các cuộc thi để xem ai là người làm ra những chiếc đèn lồng đẹp nhất.
Trong khi người lớn thưởng thức bánh trung thu thì trẻ em được vui chơi với những chiếc đèn lồng hình cá chép. Ảnh: Thesundaily
Hong Kong
Có thể bạn chưa biết người dân Hong Kong tổ chức Tết Trung thu sau ngày lễ chính thức một ngày để họ có thể ngủ say sau một đêm vui chơi thú vị. Tương tự như Malaysia và Singapore, người dân ở xứ Cảng Thơm cũng thích ăn và tặng bánh trung thu, chơi với đèn lồng và xem múa lân hoặc múa rồng.
Có thể bạn chưa biết người dân Hong Kong tổ chức Tết Trung thu sau ngày lễ chính thức một ngày. Ảnh: Klook
Tuy nhiên, một số gia đình ở đây cũng tổ chức tiệc nướng trong các buổi đoàn tụ gia đình và mời bạn bè đến dùng bữa. Để chiêm ngưỡng trăng tròn, một số người dân địa phương sẽ đến Bến du thuyền Kai Tak, khu vườn trên cao lớn nhất ở Hồng Kông và đây được xem là phong tục đón Tết Trung thu đặc trưng ở nước châu Á này.
Đài Loan
Cũng giống như người dân Hồng Kông, người Đài Loan không chỉ thích tổ chức tiệc nướng trong lễ Tết Trung thu mà họ còn thích ăn bánh trung thu và bưởi nữa. Chưa hết, họ còn tổ chức trò chơi Cá cược Bánh Trung thu – nét đặc trưng rất riêng chỉ có trong ngày tết Trung thu ở Đài Loan.
Cũng giống như người dân Hồng Kông, người Đài Loan rất thích ăn bánh trung thu trong lễ Tết Trung thu. Ảnh: Thesundaily
Trò chơi này được phát minh bởi Zheng Chenggong, một vị tướng nổi tiếng đã tái chiếm Đài Loan từ tay người Hà Lan. Trò chơi được chơi với sáu viên xúc xắc và ai lấy được con số tốt sẽ giành được một số bánh trung thu. Ngoài ra, một phong tục phổ biến của những người nông dân đó là cầu nguyện Tudigong cho một mùa thu bội thu. Ở miền nam Đài Loan, người dân địa phương còn thờ một vị thần bảo vệ rừng.
Trên đây là phong tục đón Tết Trung thu ở các nước Châu Á. Ảnh: Chinahighlight
Trên đây là phong tục đón Tết Trung thu ở các nước Châu Á. Do khác biệt căn hóa nên mỗi nơi đều có cách đón ngày lễ một cách riêng biệt nhưng đều vô cùng thú vị. Nếu như có cơ hội bạn hãy ghé từng quốc giá để khám phá và tự mình trải nghiệm nhé.
Theo Báo Thể thao Việt Nam
Sưu tầm: Ngô Diệp