Chúng ta đã quá quen với Đảo Phục Sinh thuộc Chile, một hòn đảo với những đầu người khổng lồ bí ẩn nhô lên khỏi mặt đất. Người ta cho rằng các đầu người được tạc trên các nền đá lớn, nhưng mọi điều không đơn giản như vậy.
Đảo Phục Sinh thuộc lãnh thổ Chile, là một hòn đảo núi lửa thuộc
quần đảo Polynesia. Tên gốc là Rapa Nui. Đảo nổi tiếng là địa điểm khảo cổ do có
877 bức tượng hoành tráng gọi là moai, được cho là tạo ra bởi cư dân thế kỷ 13,
16. Các moai là các bức tượng chạm khắc hình người có đầu quá khổ, đặt trên bệ đá khổng lồ
được gọi là Ahu. Ahu Tongariki có nhóm lớn nhất của moai.
Trong các cuộc khai quật vào năm 2011, nơi có đầu người khổng
lồ đã phát hiện được những thân tượng, trang trí bằng những chữ tượng hình khắc
sâu vào đá.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu khoảng 150 đầu người bằng đá
nằm gần Rano Raraku.
Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật một
vài đầu người, cho thấy thân tượng dài đến bảy mét.
Theo các nhà khảo cổ, những bức tượng ban đầu không bị vùi lấp.
Các bức tượng chìm dần xuống đất dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thực tế là các bức tượng đầu người có phần thân phía dưới lần
đầu tiên được nhà du lịch và thám hiểm nổi tiếng Thor Heyerdahl đề cập đến. Có
lẽ ông đã nghe được điều này từ những
người bản xứ.
Trong các cuộc khai quật còn tìm thấy một số công cụ cho
phép dựng các pho tượng thẳng đứng.
Nhóm nhà khảo cố học do bà Jo Anne Van Tilburg làm giám đốc
đã đưa ra nhận xét: Các bức tượng cổ thể hiện một nghi thức tôn giáo dành cho
người đã chết, xung quanh và dưới bức tượng có thể tìm thấy dấu vết và di cốt của
người ngày xưa.
Nhóm nhà khảo cố học do bà Jo Anne Van Tilburg làm giám đốc
đã đưa ra nhận xét: Các bức tượng cổ thể hiện một nghi thức tôn giáo dành cho
người đã chết, xung quanh và dưới bức tượng có thể tìm thấy dấu vết và di cốt của
người ngày xưa.
Các bức tượng được chế tác tại chỗ, được dựng lên ngay trên
nền đá, nơi chế tác bức tượng.
Người xưa đã dùng nhiều loại màu tự nhiên để tô vẽ cho tượng,
điều đó khẳng định tính nghi lễ tôn giáo của các bức tượng này.
Những đường nét chạm khắc được thực hiện phía trước bức tượng
Người cổ xưa đã dựng bức tượng lên bằng thân cây và dây thừng.
Nền đá được đục lỗ để tượng có thể đứng thẳng, có tồn tại một
số công cụ bằng đá dùng để đục tượng
Các chữ tượng hình đã được khắc chạm vào phía trước trước
khi tượng được dựng thẳng, sau khi bức tượng được dựng, thợ chạm mới khắc ở
phía sau lưng tượng.