Người dân địa phương và du khách đang đổ đến Hawaii để tận mắt chứng kiến cảnh tượng dung nham phun trào rực rỡ khi núi lửa Mauna Loa thức giấc sau gần 40 năm ngủ yên.
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii phun trào ngày 2/12. (Ảnh: REUTERS)
Mauna
Loa, ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới, bắt đầu phun trào
ngày 27/11 vừa qua. Đây là lần đầu tiên núi lửa này phun trào kể từ năm
1984.
Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Hawaii cho biết, không có dấu hiệu dung nham đe dọa các khu dân cư.
Do
đó, nhiều người dân địa phương và du khách đã đến khu vực an toàn gần
đỉnh núi để được tận mắt ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên này.
Người dân và du khách đến Hawaii để chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng. (Ảnh: REUTERS)
Một
số khách sạn tại Hilo - thành phố lớn nhất trên quần đảo Hawaii - đã
kín phòng vào thời điểm thường ít khách du lịch trong năm.
Các
tour tham quan núi lửa Mauna Loa bằng máy bay trực thăng cũng đắt khách.
Các nghệ sĩ cũng xuất hiện để vẽ lại cảnh tượng này.
Nhà chức
trách cho biết, các dòng dung nham từ Mauna Loa đang bắt đầu chậm lại và
lan rộng ra, và vẫn còn cách đường cao tốc gần đó hơn 5km.
Người dân và du khách đến Hawaii để chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng. (Ảnh: REUTERS)
Đài
quan sát Núi lửa Hawaii của Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ cho biết,
dòng dung nham chính đang di chuyển với tốc độ 40 mét/giờ.
Cơ quan này vẫn đang phát hiện các cơn địa chấn trong khu vực, nghĩa là có thể sẽ tiếp tục diễn ra các đợt phun trào.
Người dân và du khách đến Hawaii để tận mắt chứng kiến núi lửa Mauna Loa thức giấc sau gần 40 năm. (Ảnh: REUTERS)
Núi lửa Mauna Loa cao 4.169m so với mực nước biển và là một phần trong chuỗi núi lửa hình thành các đảo của Hawaii.
Lần
gần đây nhất núi lửa này phun trào là vào tháng 3 và tháng 4/1984, tạo
ra dòng dung nham chảy dài tới 8km tại thành phố Hilo.
Khói bốc lên trong đợt phun trào của núi lửa Mauna Loa. (Ảnh: REUTERS)
Cơ
quan Quản lý khẩn cấp của Hawaii cho biết, đã mở hai nơi trú ẩn trên
đảo để đề phòng nhưng chưa đưa ra bất kỳ lệnh sơ tán nào. Theo cơ quan
này, khoảng một nửa số vụ phun trào được ghi nhận chỉ xảy ra ở đỉnh núi.